Phật học cơ bản
Mê tín - Chánh tín | Cuốn sách bổ ích cho người Phật tử tại gia
20/10/2556 18:52 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bói quẻ Càn - Khôn


                                   image005.jpg


Càn - Khôn hai quẻ ở trong nhà, (Cha - Mẹ)

Hun đúc lên hình chẳng nhận ra. (Thân mình)

 Rong ruổi Thiên Trời hay Địa Đất,

Tốn tiền quên mất Mẹ cùng Cha.

 

Sướng - Khổ, Rủi - May tại lòng ta,

Hưởng Quả - Nhân gieo kiếp trước mà.

Đâu phải Thiên cao hay Địa khuyết,

Ngọt - Đắng Nhân Lòng quyết bày ra.

(Nhân - Quả 3 đời)

 

Trong hiện tại cuộc sống, con người chỉ chú trọng hơn về tìm tòi vật chất, đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ để mong mỏi sự tồn tại, đã bằng mọi khả năng hiểu biết của mình và bằng mọi cách mưu tính hành động để mang lại lợi ích cho Mình và Nhân Loại.

Tạm lấy 2 loại người điển hình:

¬ Ngườikiến thức khoa học văn minh hiểu biết sâu sắc lại mang Tâm niệm Lành. Với khả năng tự lực của mình, phát huy nội lực: Phát minh - Sáng chế mới, tạo dựng lên những cơ sở vật chất lớn, đem hết Tinh thần Nghị lực của mình ra để phục vụ Nhân quần Xã hội.

Loại người này dụ cho: "Quả bóng lớn đã bơm ôxi và buộc dây nổi trên mạn thuyền ở mặt nước".

¬ Ngườichút ít kiến thức hoặc người không có kiến thức lại mang Tâm niệm Dữ. Cũng có nhu cầu đòi hỏi sự hưởng thụ vật chất để tồn tại, nhưng với lòng vị kỷ cá nhân của khát khao dục vọng, đã bằng mọi thủ đoạn bất chấp cả luân thường đạo lý để mưu lợi cho riêng mình.

Loại người này dụ cho: "Hòn đá lớn đã được buộc dây định sẵn bên cạnh thuyền trên mặt biển".

Nói chung:

Hai loại người đều có một mục đích chung Tìm Cầu Sự hưởng vui ngũ dục: (Tài - Sắc - Danh - Thực - Thùy).

Song: Tuy mưu lợi thì đồng, nhưng kết quả là dị.

¬ Loại người thứ nhất cũng tìm cầu được vui hưởng ngũ dục nhưng đã tự mình đi lên.

¬ Loại người thứ hai cũng tìm cầu được vui hưởng ngũ dục nhưng đã tự mình đi xuống.

Ví như:

Quả Bóng lớn và Hòn Đá lớn, đã được buộc dây trên thuyền ở mặt nước, sau khi hết Duyên, người ta đem kéo - dao cắt đứt dây buộc.

Kết quả là:

¬ Hòn Đá mang nghiệp nặng đã chìm sâu xuống đáy biển.

¬Quả Bóng lớn mang nghiệp nhẹ đã lập tức bay lên trời cao.

Như vậy thì:

Lên hay xuống là do đâu ?

Do mình đã tạo nhân Lành hoặc Dữ, nhưng phải chờ đủ Nhânđủ Duyên mới kết thành Quả Báo được hưởng Phước hay chịu Họa.

Chẳng hạn như:

Một cháu học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường với Tấm bằng Đại học loại Giỏi, phải có đầy đủ các Nhân như:

¬ Bản thân phải tự cố gắng rèn luyện trong học tập tự mình vượt khó vươn lên.

¬ Cha Mẹ phải lo chăm sóc đầy đủ về cơ sở vật chất - phương tiện để con có một tinh thần bình an.

¬ Thầy - Cô và Nhà Trường phải theo dõi chăm lo học sinh bằng cách hết lòng dạy dỗ chu đáo nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh.

¬ Nhà Nước phải quan tâm và chú trọng các điều kiện và phương tiện khác nhau về Giáo Dục.

Do tất cả Các Nhân trên, Duyên theo nhau mà có được kết quả Đăng Khoa được tôn vinh.

Nhưng có Nhân, mà các Duyên không đủ hòa hợp thì kết quả là phiền não, buồn rầu và đau khổ. Đâu có được mảnh bằng đại học trên tay.

Như vậy thì:

Giàu - Nghèo, Sướng - Khổ, Tốt - Xấu, Dở - Hay.

Không phải do Trời - Đất, hay một Lá Số nào ở bên ngoài định đoạt được vận mạng hay cuộc sống của mình. Mà đều do kết quả trong hành động tạo tác Thiện hay Ác của chính mình mà thành.

¬ Còn ngoại duyên chỉ chi phối mình chút ít không đáng kể.

Ví như:

"Người cầm tiền đi mua rau, nhưng vì mất tiền thì cả nhà tạm thời ngày hôm đó không có rau ăn mà thôi".

Còn chính Duyên:

Là ở tại chúng ta, chính Tâm chúng ta định đoạt cho sự sống còn Tốt - Xấu của chính mình.

Một bài học thực tiễn:

Nếu không được Tam Bảo soi sáng và chuyển hướng Tâm Hồn Tôi thì không biết cuộc đời tôi sẽ lang thang đi đến đâu? Và về đâu? Bởi trong cuộc sống hiện hữu, những danh từ sau cứ quay cuồng lên trong Tâm Thức, để định hướng cho sự sống như:

1.                                 Số phận Trời cho cố lần mò cũng chẳng được.

2.                                 Căn - Quả Mẫu nuôi, nhớ thời phải Thờ Phụng.

3.                                 Mình cao - Số nặng phải đặng Mở Phủ Hầu.

Những danh từ trên cùng với bao nhiêu câu phương ngôn khác, đã chi phối tôi đi vào cuộc sống, trong suốt thời gian còn Vô Minh, dẫn đến Thân làm Sai, Miệng nói Trái. Nghe câu:

"Số phận Trời cho cố lần mò cũng chẳng được"

Vì thế, tôi đã dành thời gian nghiên cứu Tử Vi, Tướng Pháp, Phong Thủy Địa Lý, phụ thêm: Chỉ Tay, Bài Tây, Chân Gà, Chữ Ký. Để xem vận mạng.

Trải nghiệm qua thời gian, trên thực tế cuộc sống tôi thấy rằng: "Trồng cây Hoa ra Quả cỏ".

- Như trường hợp sau đây:

Một Cháu trong khu tôi ở, sinh năm Bính Thìn tháng 10, Bản Mệnh thuộc Thổ. Xét về đường học hành, thì không có số thi đỗ kỳ nhất, cũng không có số thi đỗ kỳ nhì.

Nghĩa là: Thi Đại học năm đầu không đỗ, năm thứ 2 cũng không.

Ấy vậy mà, năm đầu, trường đầu Cháu thi đỗ luôn tại Trường Đại Học Kiến Trúc. Sau này thi luôn lên Cao Học cũng đỗ.

- Trường hợp thứ hai:

Bố Mẹ nuôi tôi cùng tuổi, sinh năm Canh Thân Bản Mệnh thuộc Mộc. Theo số Diêm Vương định tuổi thọ tiểu số ở năm 35 tuổi, nếu vượt qua khỏi được, thì đại số ở năm 75 tuổi là hết. Vậy mà, năm 2011 Hai Cụ đã ở tuổi thọ 92 vẫn bình an.

Vậy phải định nghĩa sao đây? Đành phải dùng câu sau đây vậy "Đức năng Thắng Số mà".

Qua quá trình nghiên cứu phát minh của vua Phục Hy về Bát Quái Vận Mạng. Không tìm ra được cuộc đời thăng hoa, mà chỉ thấy Thân khổ - Tâm buồn, gia nghiệp suy.

Hạnh phúc thay:

Năm 1988, một ngày đẹp trời, hoa tươi đua nở, tôi có duyên gặp được Chân Lý của Phật Đà. Qua lý giải 12 Nhân - Duyên, tôi hiểu rõ được “Nhân - Quả", đã phá tan màn Vô Minh trong tôi, đeo đuổi theo Tâm Hồn qua bao năm tháng.

Chân lý là gì?

Chân: Chân Chánh không Tà ngụy.

Lý: Lẽ thực không thể thay đổi.

Chân lý: Một sự thật chân chánh không thể thay đổi khác đi được.

Qua nghiên cứu vòng 12 Nhân Duyên, biểu hiện của Nhân - Quả 3 đời.

Do có tạo nghiệp lành - dữ: (Vô Minh - Hành - Thức)

Để có thân sau: (Danh - Sắc, Lục - Nhập, Xúc, Thọ)

Nên kết quả có: (Ái, Thủ, Hữu)

Để rồi: (Sinh, Lão, Tử).

Và lại tiếp tục: (Vô Minh, Hành, Thức).

Đó là lý (Nhân - Duyên - Quả) Đẹp hay Xấu, Sang hay Hèn, Khổ hay Sướng.

Cũng đều do Nhân đã tạo từ kiếp trước, sang kiếp này sẽ hưởng Quả Báo tương ứng với Nghiệp đã tạo ra, gọi là: "Dị thời nhi thục".

(Nhân Quá Khứ Quả Hiện Tại).

Hoặc trong kiếp này tạo Nghiệp Thân - Khẩu - Ý - Tốt hay Xấu sẽ gặt hái lấy Quả Báo tương tự.

(Nhân Hiện Tại Quả Hiện Tại)

Nhân đã tạo gây Thành Nghiệp trong kiếp này, nó vẫn như bóng với hình chờ Tương Lai mà kết quả.

(Nhân Hiện Tại Quả Vị Lai)

Phật dạy:

Thiện - Ác đáo đầu chung hữu báo

Chỉ  chưng  lai  tảo  dữ  lai  trì.

Nghĩa là:

Quả Báo Thiện - Ác chắc chắc sẽ đến, chỉ có chăng đến sớm hay muộn mà thôi. Quả Báo có 3 dạng:

Hoặc là: Đến sớm Hiện Báo. Đến muộn hơn Sinh Báo. Đến muộn mãi mãi về sau Hậu Báo.

Phật dạy:

Này ai muốn biết Nhân Xưa,

Xét về Hậu Quả bây giờ chịu đây.

Muốn biết Cuộc Sống Sau này

Xét xem những Việc Ta Nay Đang Làm.

Như vậy:

Khổ hay Sướng đều do nơi Tâm Mình gây tạo. Đâu phải Sướng do Trời Ban. Khổ do Trời Trừng Phạt.

Kinh dạy:

Nhân tu Thập Thiện Nghiệp thì lên Thiên Đường.

Nhân làm 10 Điều Ác Nghiệp thì đọa Địa Ngục.

Thiên Đường hay Địa Ngục cũng đều do nơi Tâm ta sở tạo, chính nơi Tâm ta, là cái cán cân rập rình lên xuống. Tâm ta tuy tạo nghiệp, nhưng Nghiệp Không Cố Định, Nghiệp có thể chuyển.

Phật dạy:

Hữu Tâm - Vô Tướng, tướng tại Tâm sanh

Hữu Tướng - Vô Tâm, tướng tùng Tâm diệt

Vậy:

Tâm ta làm Điều Lành, thì Dữ tiêu Lành đến.

Tâm ta làm Điều Dữ, thì Lành tiêu Dữ lại.

Chính vì:

Những sai lầm về Nhận Thức, trong thời kỳ còn Vô Minh. Đi đến việc làm vô bổ ích. Tiền mất, tật mang, gia đình bất ổn.

Khi tôi đủ duyên lãnh hội được Chân Lý của Phật Đà, qua lời dạy của Phật đưa tôi đến Giác Ngộ. Trong mỗi sự mỗi việc, tôi đều được Trí Tuệ của Phật Soi Sáng chỉ đạo. Nên dẫn đến ít chi, ít tiêu mà mọi việc làm dù nhỏ dù lớn, đều lợi ích thành tựu rõ ràng ai ai cũng thấy rõ được.