Phật học cơ bản
Mê tín - Chánh tín | Cuốn sách bổ ích cho người Phật tử tại gia
20/10/2556 18:52 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

             BÓNG MỜ


Ơn Cha Nghĩa Mẹ thật là sâu,

Khác chi Mẹ - Cha có phép mầu.

Nuôi dưỡng tạo hình Da - Gân - Cốt,

Thịt quyện thành mình nắm đốt xương.

 

Bởi thế Tâm mình có chỗ nương,

Đêm nương ngày tựa gọi là giường.

Theo nghiệp làm Người đương làm Cáo,

Sinh mà chịu báoDương Gian.

 

Nguồn Tâm theo Phật thoát nguy nan,

Nguồn Thân y cứ Thể thanh nhàn.

Giác ngộ Tâm không đan quyện dối

Mở Phủ  quên mình sớm - tối Si.

(Mẹ dụ Phật

Con dụ Thánh)

 

 

Xa Mẹ theo Con cất bước đi,

Tứ chúng ngẩn ngơ bận mối nghi.

Mạt pháp hẳn kỳ sao thoát hiểm,

Rõ ràng Phật Pháp điểm mối nguy.

 

Cơ hội Ma Vương thừa dịp truy,

Hành sai Pháp Phật phải suy vì.

Hiện đang lẫn lộn Chì Đen - Trắng,

Duy Tuệ đâu còn ánh nắng xuân.

Tà kiến phục tàng giữa trung quân,

Giác - Mê hỗn hợp phải quây quần.

Mong sao Thị Nghiệp tuần trăng tỏ,

Tứ Chúng hồi đầu ngộ Bản Tâm.

 

Xưa chưa có Phật ẩn sơn lâm,

Hiện Chân Lý Phật chẳng sai lầm.

Vương Mê Tâm tối âm thầm cách,

Cách Phật Tâm đành chuốc những sai.

 

Đồng bóng - Mã vàng hỏi của ai ?

Sóc thẻ rồi ra Bói - xin Đài ?

Chánh Điện sớm mai con xin hỏi :

Hẳn là năm thứ phải Ngài chăng ?

 

Tượng Phật ngồi im chẳng nói năng,

Nhớ rằng thừa mệnh ở Chân Tăng.

Đến gặp quý Thày con xin hỏi :

Năm thứ trong đời Đạo có không ?

 

(Xuất gia là nói cả tại gia và xuất gia)

 

Nghe có xuất gia vẫn Hầu Đồng,

Lấy ai chỉ rõ lý Chân Không ?

Chúng Sinh quanh quẩn trông sai lối,

Giác ngộ Tâm thường sớm - tối không !!! ?

Thực tại con người có 2 nguồn:

Ÿ Nguồn Thân: Do dòng truyền thừa của Cha - Mẹ nhân bản sinh thành để lại.

Ÿ Nguồn Tâm: Do dòng truyền thừa Phật vì một niệm bất giác theo nghiệp mà đến.

Nên có câu: "Tâm tức Phật"

Vậy thì: Con người có 2 nguồn: Thân - Tâm. Nguồn Thân thuộc về Cha - Mẹ. Nguồn Tâm thuộc về Phật, lấy đâu ra nguồn thứ 3 để cho Thánh gá.

Để gọi là: Tâm tức Thánh đây ?

Kinh Lăng Nghiêm nói:

Có 36 loại quỷ. Trong đó có một loại gọi là "Truyền tống Quỷ".

Đồng Bóng: Thực ra cũng chỉ một loại Quỷ Thần mượn Thân nhập Thần vào Xác.

Bởi một lẽ:

Chúng ta mê mờ Chân Tánh nên mới quên mình theo vật, rồi tự nguyện cho loại Quỷ Thần này mượn Thân mình, nhập Thần vào Thân Xác mình. Rồi chịu cho Quỷ Thần sai sử, làm những việc Hay - Dở, mà trở ngại Đạo Tâm.

Nên Phật dạy:

"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình".

Hoặc tự mình làm việc Dở - Ác, hoặc chịu sự sai sử của ngoại cảnh Nhân - Thần mà làm điều Dở - Ác.

Phật dạy:

"Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình".

Chân Tâm Bổn Thể: Hay còn gọi là Tự Tánh Phật. Vốn thanh tịnh sáng suốt như: "Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh". Nhưng vì một niệm bất giác, sanh tướng Vô Minh, nên trở thành Vọng Tâm mê muội, chạy theo trần cảnh, rồi lao sâu vào Ngũ dục tạo nghiệp sa đọa luân hồi trong 6 nẻo. Đánh mất đi chính mình, cứ thế quanh quẩn sống với hiện tượng giới, chính là cái Tâm Pháp Bảo Đàn Kinh Tổ dạy:

Hữu vật Thiên Tiên Địa     (Tâm)

Vô hình bổn tịch liêu

Năng vi vạn vật chủ

Bất trục tứ thời diêu.

- Loại người thứ nhất:

Trong đời sống hiện tại có 2 hạng người xuất gia đánh mất Tâm ban đầu là: Xuất Gia và Tại Gia.

Hàng Tứ chúng của Phật đã quy y Xuất Thế Gian Tam Bảo, vì giác ngộ được Bản Tâm. Theo con đường của Phật Thích Ca đã tìm được cách đây 2557 năm Phật lịch (dương lịch 2013).

Nên Tâm ban đầu phát nguyện nhập Đạo:

¬ Đã quy y Phật. Con nguyện không quy y

Thiên - Thần, Tà - Ma, Quỷ - Vật.

¬ Đã quy y Pháp. Con nguyện không quy y

Ngoại Đạo - Tà -Giáo.

¬ Đã quy y Tăng. Con nguyện không quy y

Tổn Hữu - Ác Đảng.

Chúng ta cũng ví như "Gã cùng tử đói rách khổ sở đi tìm cầu Ăn - Mặc trong Tam Giới" nay đủ nhân duyên trở về với Đạo Lý. Kinh Pháp Hoa nói: "Người Con thấy Cha giàu có lớn sang trọng sinh lòng lo sợ, hối hận tại sao lại đến đây, rồi vội vàng bỏ chạy". Như chúng ta nhập Đạo một thời gian sau, chạy theo Thần Thánh ra Mở Phủ Hầu Đồng, quên đi nhiệm vụ của người con Phật:

"Trụ Pháp Vương Gia - Trì Như Lai Tạng".

Thì làm sao có Tâm chân thật đưa được Chân Lý bỏ pháp giả dối hư ngụy, trở về với Pháp Thân Vô Tướng bất diệt, cho Chúng Sinh tỏ ngộ được.

"Hành Như Lai Xứ - Tác Như Lai Sự".

Nhằm: Thượng cầu thành Phật - Hạ giáo hóa chúng sinh. Ra Hầu Đồng Mở Phủ là dụ cho người con theo Kinh Pháp Hoa: "Người con đánh mất Bản Tâm, cho nên thuốc tốt mà không chịu uống, nên sinh bệnh nặng trầm kha khó trị".

Hòa Thượng Thiện Trí giảng:

Hòa Thượng về thăm vấn an Sư Phụ đã hơn 90 tuổi. Sư Phụ hỏi:

Con đã xuất gia chưa ?

Hòa Thượng bạch:

Bạch Sư Phụ Con đã xuất gia rồi.

Sư Phụ lại hỏi:

Nhưng Con đã thực sự xuất gia chưa ?

Vậy thì câu hỏi lần thứ nhất Sư Phụ của Hòa Thượng Thiện Trí hỏi về: Thân tuy xuất gia. Câu hỏi thứ hai là: Tâm đã thực sự xuất gia chưa ? Như vậy yếu tố của bậc Chân Tu Thạc Đức phải: Cả Thân - Tâm đều phải xuất gia. Để làm Thân Giáo - Khẩu Giáo, hiện tướng thay Phật trước Chúng Sinh.

Người con còn Bổn Tâm:

Là bậc Chân Tu Thạc Đức, thực sự nương vào Giáo Lý của Phật truyền lại, để nghiên cứu cho tỏ rõ Chân Lý sâu mầu. Biết nương tựa vào ngôi Xuất Thế Gian Tam Bảo. Để biết đường về với Đồng Thể Tam Bảo hay Tự Tánh Tam Bảo.

Dụ: "Người con còn bổn Tâm, thấy thuốc tốt thơm đẹp, chịu uống liền, nên bệnh được lành mạnh" (Tức bệnh Tham - Sân - Si).

Đáp ứng bản hoài của Chư Phật:

"Khai thị Chúng Sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến"

Mới đúng nghĩa của bậc xuất gia:

"Thượng Cầu Phật Đạo - Hạ Hóa Quần Sinh".

- Loại Người thứ 2:

Là người chưa quy y Tam Bảo:

Tuy biết rõ Phật PhápLành Thiện lợi ích mà không chịu nhập Đạo, chỉ đến chùa lễ Phật cầu Phước. Kinh Pháp Hoa ví: "Người Con thấy Trưởng giả giàu có lớn, chỉ đứng nhìn Cha mà thôi".

Nếu: Mọi người đều thực sự xuất gia, đi sâu vào Giáo Lý, tìm hiểu rõ được Chân Lý, biết rõ phương pháp chuyển Tâm (Lý), rồi chuyển Thân (Sự), trong việc tạo Phước - Trí đi đến sự thanh tịnh.

Như phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm Vương Bồ Tát Bổn Sự của Kinh Pháp Hoa:

Tịnh Tạng - Tịnh Nhãn thưa Mẹ:

"Mong Mẹ đến nơi chỗ Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí, chúng con cũng sẽ theo hầu gần gũi cúng dàng lễ lạy".

Mẹ bảo:

"Cha Con tin theo Ngoại Đạo, rất ham Pháp Bà La Môn, các Con nên qua thưa với Cha để cùng nhau đồng đi".

Tịnh Tạng - Tịnh Nhãn nói:

"Chúng con là Pháp Vương Tử mà lại sanh vào nhà Tà Kiến này".

Mẹ bảo:

"Các Con nên thương tưởng Cha các con, mà vì đó hiển phép thần thông biến hóa, nếu Cha con đặng thấy, Lòng ắt thanh tịnh, hoặc là chịu cho chúng ta qua đến chỗ Phật".

Tịnh Tạng - Tinh Nhãn:

"Dùng các món thần biến, hiện tướng bảy đại ứng dụng Phật Pháp chuyển hóa vô ngại, làm cho Vua Cha đặng thấy, sanh Lòng thanh tịnh tin hiểu".

Thất đại:

Địa - Thủy - Hỏa - Phong - Không:     thuộc: Thân

Kiến - Thức:                                           thuộc: Tâm

Vua Cha Diệu Trang Nghiêm: Chắp tay hướng về phía con nói rằng:

"Thày của các con là ai ? Con là đệ tử của ai ?"

Tịnh Tạng - Tịnh Nhãn:

"Đại Vương ! Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật kia nay đương ngồi trên pháp tòa dưới cây Bồ Đề bằng bảy báu, ở trong tất cả chúng Trời - Người thế gian, rộng nói Kinh Pháp Hoa, đó là Thày chúng con, con là đệ tử".

Vua Diệu Trang Nghiêm nói:

"Ta cũng muốn ra mắt Thày các con, nên cùng nhau đồng đi".

Như vậy: Tịnh Tạng - Tịnh Nhãn đã thực sự Cả Thân - Tâm đều xuất gia, vì đã ra khỏi nhà Vật chất, nhà Tình cảm tầm thường, nhà Tư tưởng vướng víu bám trụ trong thế gian.

Thân: Không còn tham đắm của cải vật chất vô thường và tình cảm ân ái trói buộc. Mà chỉ trói buộc mình vào những gì là di sản của Phật đã truyền trao.

Tâm: Không còn mong mỏi ở trong nhà lửa Tam Giới. Mà chỉ để Tâm vào ngọn lửa Trí Tuệ của Phật đã soi rọi ở trong Trời - Người thế gian. Đã thể hiện được Thân Giáo - Khẩu Giáo, làm cho hiện tướng Chân Tăng thanh tịnh giải thoát, chứng tỏ Phật Pháp nhiệm mầu, làm cho Chúng Sinh nhìn thấy bậc chân tu đạo hạnh, mà sinh Tâm hoan hỷ, Phát Bồ Đề Tâm, nương theo vào con đường Phật Pháp để giải quyết việc giải thoát khỏi Sanh - Tử.

Vì Tịnh Tạng - Tịnh Nhãn đã thực sự chuyển hóa được Bản Thân, làm cho Cha - Mẹ tin theo. Trong tứ chúng, thì Tịnh Tạng - Tịnh Nhãn là: Đương cơ chúng. Khơi dậy Tâm tỉnh thức ở Cha - Mẹ, vậy thì Cha - Mẹ là: Ảnh hưởng chúng, đã xé tan màn Vô Minh, xoay lại Vọng Kiến nhìn thấy Tự Tâm vốn sẵn có. Sau đó là cả Cha - Mẹ cùng đến diện kiến Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí. Có nghĩa là nhập Phật Tri Kiến. Vì đã tu chuyển Thức thành Trí.

Tịnh Nhãn: Dụ Tiền Ngũ Thức   chuyển thành Thành Sở Tác Trí.

Tịnh Tạng: Dụ Đệ Lục Thức         chuyển thành Diệu Quan Sát Trí.

Mẹ:             Dụ Đệ Thất Thức    chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí.

Vua Cha:       Dụ Đệ Bát Thức       chuyển thành Đại Viên Kính Trí.