LENG KENG SẤP - NGỬA
Sinh - Tử rõ ràng lý Âm - Dương,
Tắt hơi tưởng hết lý đâu còn.
Đối diện
Nhãn tiền không hay biết,
Biết tiền
trên đĩa, biết gì hơn ?
Cái lý tưởng còn ấy thật chơn,
Cũng tựa
như, khi ta gảy Đờn.
Dứt gảy, tiếng
Đờn vang vọng mãi
Sống - Chết thường còn tại Âm - Dương.
Trên thực tế
nghĩa Âm - Dương:
Âm: Cõi vô hình còn gọi là Cõi Chết.
Dương: Cõi có hình còn gọi là Cõi Sống.
Vậy: Thân thể máu thịt của con người còn gọi là
thân tứ đại: Đất - Nước - Gió - Lửa.
Sau khi tắt
thở gọi là Chết, như vậy là biết Gió đã ra đi rồi, nhưng Hồn hay Thần Thức chưa lìa khỏi Xác.
Phải chờ đến khi Hỏa đại ra đi thì
toàn Thân lạnh hết.
Nghĩa là:
Không còn
mang Điện Tích Dương, chỉ còn lại Điện Tích Âm, lúc này Thần Thức mới thực sự ra khỏi Thân xác
trở về Tánh không, nhưng không hình không tướng. Phiêu diêu
trong cõi vô hình theo gió nghiệp đưa đẩy lên hoặc xuống.
Tánh không, trong Kinh dạy là:
"Thật
Tướng Vô Tướng"
Nó không có
Thân, nhưng tạm mượn danh từ Thân để
nói về sự hiện hữu như: "Lìa Thân Vật Lý vào Thân Tâm Lý".
Có câu: "Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ".
Nghĩa là:
Thanh Long: Rồng biểu tượng Trời thuộc Dương dụ Tâm.
Bạch Hổ: Hổ biểu tượng Đất thuộc Âm dụ Thân.
Hình ảnh: "Lưỡng Long chầu Nhật - Nguyệt".
Lưỡng Long: 2 Rồng biểu tượng cho Tâm Hồn.
Nhật: ngày. Nguyệt: Đêm. Nghĩa
là: Đêm - Ngày
Nên:
Đêm - Ngày Tâm ta không hề bị mất. Như con người
hiện đang sống thì Tâm Hồn hay Rồng vẫn đang tàng ẩn và còn hiện hữu
mãi mãi cho dù ta có đoạn bỏ Xác Thân.
Đó là lẽ: "Âm - Dương đồng nhất lý".
Nghĩa là: Cái lý tự Tâm cảm thông với nhau, rồi
trên sự tướng mới. Tận Tâm Tận Lực lo
cho người ra đi, bằng các việc làm trợ duyên hữu ích, săn sóc Thần Thức của người quá cố không bị hoảng
sợ, yên chí tận hưởng Phước báo trợ duyên tốt lành tới.
Thiết nghĩ:
Cứ bằng Tâm mình, trải theo Ngày - Đêm qua năm tháng sống trọn
nghĩa vẹn tình là hơn cả. Bởi đã tận lòng nhân nghĩa, thì cần gì phải cầm đĩa
xin Âm - Dương.
Thực ra:
Số phần
đông người sống chỉ mải mê với việc lo sao có miếng ăn - cái mặc hàng ngày, hoặc
lo việc công danh - buôn bán, để có cuộc sống dư thừa về vật chất.
Mấy ai biết
lo sau khi chết, lìa Thân Vật Lý vào Thân Tâm Lý, ở phía bên kia Cửa
Tử, người thân như Ông - Bà, Cha - Mẹ
hoặc Tổ Tiên nhiều đời của chúng ta
đang cần gì ? đang trông chờ gì ở chúng ta ?
Còn chúng ta: thì lại lãng quên, không khi nào
nghĩ tới, hoặc nếu có cũng chỉ thoảng qua, chẳng làm được phần lợi ích cho thân
nhân của mình, ngược lại: Có khi còn gây đau khổ thêm cho Hương Linh đã qua đời, vì những việc làm tội lỗi báo hiếu trong việc
mê lầm của chúng ta. Bất ngờ, thấy trong cuộc sống thăng - trầm, gặp trắc trở,
mới nghĩ đến Cha - Mẹ hoặc Tổ Tiên của mình, hay là trong thời
gian vừa qua mình đã chưa chu đáo ?
Rồi mới hè nhau sửa lễ trước Từ Đường
hoặc nơi Mộ phần mà khấn vái, rồi bằng
lòng tin ở hai đồng chinh trên đĩa cho là các Cụ đã chứng.
Nếu: Đồng Sấp - Đồng Ngửa tin rằng các Cụ đã
chứng cho sự thờ ơ của mình.
Nếu: Ngửa Cả thì tin các Cụ cười vì thiếu
sót nhỏ cũng cho là được.
Nếu: Sấp Cả thì tin là các Cụ không vừa ý
nên không chấp nhận, rồi Tâm thần hoảng sợ sám hối. Nếu là người có lương tri đạo
đức, cũng biết rõ là Con Cháu ấy, có lỗi với Tổ Tiên đã qua đời của việc quên ơn bội nghĩa.
Như vậy:
Họ đã biến hai đồng chinh thành Cụ Tổ của mình rồi ? nên mới chuyển nội
Âm - Dương thành ra ngoại Âm - Dương giả dối.
Nếu muốn được Âm - Dương đồng nhất lý thì chỉ là:
Nhân danh người Thân của mình đã chết, mà bản Thân trực tiếp làm bất cứ
việc Lành Thiện nào hồi hướng tới vì người đó như: Phóng sinh tu Phước. Cúng dường Tam Bảo - Bố thí người bần cùng, Kinh
sách ấn tống cho người tụng đọc. Trực tiếp trì tụng kinh điển đại thừa sám hối
vì người Thân. Còn Bản Thân: phải
sống đúng với luân thường đạo lý, không để đời lên án chê trách là con người bất
nhân.
Thực
tế phải gieo đài Âm - Dương: Thân làm việc
thiện. Miệng tụng niệm nói lành. Ý mong cho người Thân thoát nạn khổ. Đó thực
sự là:"Âm - Dương đồng nhất lý".