GIÁC - MÊ
Thâm niên Cửa
Giác khổ hạnh tu,
Những mong
chuyển hóa đám mây mù.
Hành sự Mã - Tiền thường vẫn đốt
Quanh quẩn Hài - Lầu nhốt Mẹ - Cha.
Trông
việc thành Tâm thật xót xa,
Công
phu tưởng tách chuyện Ta - Bà.
Rõ
Tiền Vàng - Mã ra vô dụng,
Đối
cảnh Tâm tùng xúc sự Mê.
Ngộ
không tự Tánh vẫn gần kề,
Tánh Không tỉnh giác
hãy trở về.
Mẹ đợi Cha chờ công đức Thế,
Mã - Tiền sao giúp Thể siêu thăng.
Gương hiếu Mục Liên Phật bảo rằng:
"Phải
toan sắm sửa chớ chầy,
Đồ
ăn trăm món, trái cây năm mầu.
Lại
phải sắm giường nằm, nệm lót,
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang, dầu.
Món
ăn tinh sạch báu mầu
Đựng
trong bình bát vọng cầu kính dâng".
"Mình
còn phải cần chuyên giữ giới,
Pháp
Tam quy, Ngũ giới giữ gìn".
"Đặng
cầu nguyện song Đường trường thọ,
Hoặc sanh về
Tịnh Độ an nhàn".
Những lời Phật dạy chứa chan,
Từ - Bi phổ độ dẫn đàn Chúng Sinh.
Thương Tổ Tiên hãy thương Mình,
Lập công tập
đức dâng trình Mẹ - Cha.
Hiện thời Mạt Pháp ở quanh ta,
Mau xin loại
bỏ Gốc Tâm Tà.
Một nhà
chung họp cùng tuyên chiến,
Chiến đấu Tâm mình dặt những Ma.
Dừng lâu phương tiện khổ Bút Đa,
Đừng mong hết
nghiệp thoát Sa - Bà.
Hãy xin
lĩnh ý, y lời Phật,
Nương Phật độ người, độ lấy ta.
Dứt sạch Mê rồi Ngộ tỉnh ra,
Ngộ Tâm thấy Tánh ở trong nhà.
Vui - Khổ, Di Đà kim nhật - dạ,
Sanh - Tử, Tử - Sanh đã là nhà.
Di Đà nguyện lực
kể thì xa,
Chuyên Tâm tỉnh thức rất gần
mà.
Sen
hồng đua nở đang chờ đón,
Đón
kẻ tu hành niệm Bút Đa.
Hiện thực thì: Trừ hàng tu theo Chánh Đạo, chứng được từ sơ quả Tu Đà Hoàn trở lên, đã làm chủ được Bản Tâm, tự mình giải thoát bằng con đường
thâu Thần tịch diệt theo ý muốn ra.
Còn lại: Khi con người tứ đại được điều
hòa, Nhân Duyên hòa hợp vẫn tồn tại.
Rồi cũng đến lúc chung cuộc chịu cảnh Nhân
- Duyên biệt ly, tứ đại phân tán. Sau khi đã chút ra hơi thở cuối cùng, hầu
hết người bình thường không làm chủ được Bản
Tâm.
Bản Tâm: Các Cụ gọi là "Hồn".
Nhà Phật gọi là Linh Thức hay Thần Thức.
Nó thuộc về Tánh Không, nhưng lại
không hình không tướng.
Sau khi chết,
người không làm chủ được Bản Tâm,
thì Thần Thức sẽ tự nhiên thoát ra
khỏi Xác Thân vật chất, Linh Thức sẽ phiêu diêu trong cõi vô
hình rồi theo gió nghiệp đẩy đưa đi thọ nhận
Quả Báo. Tùy theo Nghiệp Nhân lúc sống tạo tác Lành - Dữ, mà có Nhân - Quả,
Tội - Phước ở những mức độ khác nhau của Nghiệp Nhân đó mà thọ nhận.
¬ Người có Phước Đức lớn:
Trong cuộc
sống lúc sinh tiền đã có phần tu thân tự lực. Đến lúc lâm chung lại
được Con - Cháu hiếu thảo, hiểu đạo
thực hành các trợ nhân hồi hướng đến
như: Bố thí - Cúng dường, Phóng sinh
Tu Phước, Ấn tống Kinh Sách,
Sám hối tụng Kinh. Nhờ công đức
lành, của người Thân hồi hướng Linh Thức
được phần phước lạc, rồi nhờ công đức đó mà Hương Linh được tiêu trừ Nghiệp Chướng siêu sinh Cực Lạc Quốc.
¬ Người Phước thấp hơn:
Hoặc là
sinh lên cõi Trời - Atula. Hoặc sinh
trở lại làm Người hưởng phước báo Nhân - Thiên.
¬ Người Vô Phước:
Vì nghiệp nhân khi sống quá nặng nề, mà phải
theo nghiệp sa đọa tam đồ: Địa Ngục -
Ngã Quỷ - Súc Sinh mà thọ nhận quả báo khổ.
Như vậy:
Đặc biệt
trong trường hợp phải sa đọa tam đồ thọ khổ, chỉ có một thông điệp duy nhất là trông chờ ? trông chờ Con - Cháu cùng Thân Quyến tạo các Phước
lành, lập thành Công đức hồi hướng
đến, mà vơi bớt phần khổ lụy của quả báo tra tấn, hành hình trong tam đồ khổ,
theo nghiệp nhân chịu quả ở các cảnh giới khác nhau.
Trong quả
báo khổ đau, nếu ở Dương thế mà Con - Cháu cùng Thân Quyến lãng quên người Thân thì thật là khổ hết chỗ tả. (Khổ
- Khổ).
Về việc Thiêu Tiền - Hóa Mã:
Xin thỉnh
các bậc Thiện Tri Thức, suy tư về
các cảnh giới sau khi chết, Thần Thức phải
trải qua. Ở các cảnh giới ấy tùy theo Lành
- Dữ mà thọ nhận quả báo.
Sau khi
tham cứu xong, xét xem Mình hoặc Thân Quyến, trước khi khởi sự vì người
Thân hãy xem kỹ mình có nên đốt Vàng -
Mã hay không?
1. Hoặc đã được sanh về Cực Lạc Thế Giới được tự tại
thọ dụng các món theo ý muốn như:
· Muốn ăn tự nhiên có trăm món thức ăn cho mình
thọ dụng, khi không muốn thọ dụng nữa thì lại tự biến đi.
· Muốn mặc có trăm thứ quần áo cho mình tùy thứ
lựa chọn mặc, nếu không thích lại tự biến mất.
· Muốn ngủ nghỉ có mây ngũ sắc kết thành nhà cho
mình ngủ nghỉ.
Thử hỏi:
Nơi đó có cần dùng đồ mã không ?
Chú ý: Ở Cực Lạc không có sự thọ dụng thật. Mà chỉ là tùy theo nghiệp cảm
còn muốn thì hiện, không muốn cảm thọ thì biến mất.
2. Hoặc sanh lên cõi Trời - cõi Atula, do tạo phước
lành, phước báu sẵn dành, đều sử dụng bảy thứ báu, ăn mặc theo ý muốn, tùy
thích dạo chơi, những thứ của nhân gian đối với cõi Trời coi là đồ bỏ đi.
Thử hỏi: Những thứ giấy đốt ra tro ấy có
giá trị chăng ?
3. Hoặc sanh trở lại cõi Người, chẳng hạn,
khi sinh tiền là Thân hình Nữ (nghiệp nặng so với Nam) nhưng biết tu nhân lành, theo Phước
sinh trở lại làm Người, được chuyển đổi thân Nữ thành Nam có bảy thứ báu, đoạn
bỏ 5 thứ lậu. Do chuyển đổi thân hình thành Nam - Nữ lẫn lộn như thế.
Thử hỏi: Dùng lẫn lộn coi có bất tiện chăng
?
4. Hoặc sanh sa đọa Địa ngục: Thì phải mặc áo số tù - phải chịu cực hình tra khảo
đánh đập, hành hình không lúc nào ngớt gọi là "vô gián Địa Ngục".
Thử hỏi: Nếu chịu khổ cực như vậy, lại mất
quyền tự chủ, liệu có thời gian rảnh rỗi để mặc quần áo chăng ?
5. Hoặc sanh vào Ngã Quỷ. Bụng to như trống cổ nhỏ như kim, không ăn uống được.
Thử hỏi: Thân hình như vậy liệu mặc được quần
áo giấy của loài người sắm cho chăng ?
6.
Hoặc sanh vào Súc Sinh: Phải mang
hình tướng như: Trâu - Bò - Hổ - Chó -
Run - Dế - Côn trùng.
Thử hỏi: Đốt quần áo giấy loài Người Thú Vật
mặc được chăng ?
Như vậy: Một số người Mê Tín Dị Đoan nặng nề, in đậm trong tiềm Thức về quan niệm sai lầm rồi cố chấp bảo rằng: "Trần sao Âm vậy".
Vậy xin hỏi:
· Sao không thấy có Ngân hàng Cõi Âm liên kết đăng ký với Ngân hàng cõi Dương Gian để mở
tài khoản.
·
Sao không thấy
Bưu Điện Cõi Âm đặt trụ sở ở Dương gian, nhận Tiền -
Vật dụng rồi cho người chuyển tiếp xuống Cõi Âm cho các Vong linh ?.
· Sao không thấy người thân của mình,
sau khi cúng lễ, xin đài Âm - Dương
được rồi, thì tự mình phải cầm mang đi, lại để con cháu phải mang đi đốt ra tro
? Sinh ra tác hại:
1. Là hơi
khói xông lên cùng bụi làm ô nhiễm môi trường, sớm hủy hoại bầu khí quyển.
2. Là đường
lối bẩn thỉu phố phường bụi bay.
Thực ra: Do những quan niệm sau:
¬ Do quan niệm sai lầm của tiền nhân di truyền, chịu ảnh hưởng
của ngoại bang bao nhiêu năm đô hộ, chúng ta sống gần họ dưới sự thống trị
không được tự do, chịu ảnh hưởng của môi trường xấu do họ tạo nên, đến mức độ
in đậm vào tiềm thức, trải qua nhiều thế hệ, lầm tưởng là của Tổ Tiên ta truyền
lại.
Như vậy: Chúng ta đã lấy Phong tục của Trung quốc hóa thành Phong tục của Việt Nam.
¬ Hoặc Tâm niệm sai lầm cảm nhận của chính mình, do cảnh
sinh hoạt của chúng ta, hiện đang thọ dụng mọi vật như việc: Ăn - mặc ngủ nghỉ,
rồi thành ấn tượng sâu sắc, kết thành thói quen không phai mờ đưa gửi vào trong
tiềm thức. (Kho chứa).
¬ Hoặc luôn nghĩ về người Thân đang thọ dụng, nay đột xuất
ra đi, rồi cứ thỉnh thoảng nghĩ liên tưởng đến người thân không được thọ dụng, sẽ bị đói ăn - rách mặc, những cảm nghĩ
này kết thành ấn tượng về người thân đói ăn - rách mặc, rồi in đậm
trong tiềm thức, "Minh - Ký - Ức - Trì".
Đêm ngủ, những
hình ảnh về người thân đói ăn - rách mặc,
lưu xuất ra thành bóng trần ảnh sự, lầm nhận tưởng là thật, mới hối thúc gia
đình đi mua mã về làm cơm cúng rồi đốt, tạo nên không thành có vậy.
Lại còn lý luận:
"Lúc sống ăn mặn chết phải cúng mặn"
Vậy:
Cho dù là
ăn mặn được như chỗ chấp trên, nhưng thử hỏi: Sau khi chúng ta cúng xong thì mọi thứ trên đĩa bày cúng có khuyết chút xíu nào
không ? Nếu ăn thì đương nhiên phải khuyết ? Mà đã không khuyết thì các Cụ không ăn ?. Vậy các Cụ ăn gì ở con cháu đây
? Còn mâm cơm cúng chắc chắn là con cháu sẽ ăn rồi. Như thế thì cúng để cho ai
ăn ?
"Sống ăn mặn chết cúng mặn"
Thì sao lúc sống tiêu dùng Vàng và Tiền thật, nay
chết thì con cháu lại mua Vàng -Tiền giả
dâng biếu tiến Tổ Tiên - Cha Mẹ. Như vậy, đã thực sự sống giả dối với Tổ
Tiên chưa ? Đúng nghĩa lập luận thì
phải thiêu đốt vàng và tiền ngân hàng thật mới đúng nghĩa. Vậy
có ai dám hủy đốt tiền ngân hàng thật không ?
- Nếu hủy đốt
sẽ phạm vào Luật Nước và phí của ?
Thực tế:
Chúng ta đã
đốt và thiêu hủy tiền thật dưới một dạng khác là: Đem tiền thật mua giấy tiền
giả đốt ra tro.
Một Nhân - Duyên Hy Hữu:
Tôi
được xem đĩa VCD đại Trai Đàn Chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM. Nhìn thấy khiêng rước Ảnh
Phật và Linh Vị Chư Linh. Tôi khởi nghĩ:
"Giá
mà mình cũng được khiêng kiệu như thế kia để tỏ chút lòng thành báo hiếu Cha
Mẹ, Tổ Tiên".
Khởi
nghĩ như vậy xong, tôi lại xoá đi ý tưởng đó, vì nghĩ:
Cả
Miền Bắc mới có 1 Đại Trai Đàn, về việc tổ chức, Chư Quý Thày phải sắp xếp chu
đáo lắm rồi, mình làm gì có Duyên, ai biết mình có Lòng như vậy mà cho mình vào
khiêng Kiệu.
Nhưng
tối 19/4/2007 Đạo Tràng chúng tôi 13 người, 7 Nam 6 Nữ lên Chùa Non Học Viện
Phật Giáo để chuẩn bị cho ngày hôm sau dự Lễ
Khai Đàn. Chúng tôi đến nơi thấy việc thì làm, chúng tôi bắt tay vào làm
công quả, coi như việc của mình vậy. Xong việc
đi ngủ tại sân Chùa, tiện đâu ngủ đấy. Sáng ra chúng tôi đánh răng rửa mặt, rồi
ăn bữa sáng mà chúng tôi đã chuẩn bị mang đi từ chiều hôm trước. 7h sáng ngày
20/4/2007, bắt đầu Khai Đàn, chúng
tôi theo thứ tự vào ngồi để dự lễ, thì thấy một Thầy Tăng lại gần chúng tôi
bảo:
-
Mời các Phật Tử
ra đây!
-
Chúng tôi hỏi: Bạch Thầy bảo chúng con đi đâu ạ?
-
Thầy bảo: Các Phật Tử cứ ra đây, tất cả các Phật Tử Nam chỗ này ra cả.
Chúng
tôi 6 người: Lịch - Bình - Năm - Tuấn - Lâm - Dũng đi ra, riêng Khanh vì yếu ở
lại. Tất cả ra đến chỗ Tổ Đường. Thầy cầm đưa cho chúng tôi mỗi người một túi
trong có vải mầu vàng, đỏ, xanh, trắng và bảo chúng tôi:
-
Các Phật Tử mặc vào.
Tất
cả chúng tôi Tâm đã ngờ ngợ nhưng vẫn hỏi:
-
Bạch Thầy mặc
để làm gì ạ ?
-
Thầy bảo: Mặc
vào để khiêng Kiệu.
Nghe
Thầy nói vậy, trong tôi như có Luồng Sinh Khí Lan Toả Khắp Cả Châu Thân. Thấy Tâm Hồn mình lâng lâng khác lạ. Miệng
cất lên: Ôi! Hạnh Phúc quá !
Mọi
người ai nấy mặc vào, tôi mặc rất nhanh, xong trước mọi người. Thầy ngắm tôi
bảo: "Phật Tử mặc trông đẹp lắm".
Chúng
tôi được phân công khiêng rước Kiệu có chân dung Đức Phật Di Đà Tiếp Dẫn. Trong
lúc hành lễ, chúng tôi rước từ trên đỉnh núi xuống chân núi làm Lễ Tiếp Linh. Sau
đó lại rước lên Chùa. Đoạn đường xa, mọi người thay đổi nhau luôn. Riêng tôi
không thấy mệt mỏi, Anh Em xin khiêng đỡ, tôi cũng thấy vẫn chưa cần phải thay,
đến gần chân Núi, Anh Em năn nỉ quá tôi mới để cho thay.
Đạo
Tràng chúng tôi bảo nhau:
Thật là: "Phật
- Chúng Sanh Tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông
không thể nghĩ bàn."
Dự lễ xong buổi đầu, theo lời Chư Quý Thày dạy,
chúng tôi về Đạo Tràng, lập đàn vọng bái tới Đại Trai Đàn.
Chỉ sửa biện lễ:
Hương, Hoa, Trái, Cơm, Canh chay tịnh cúng dàng.
Không dùng Vàng Tiền Âm Phủ hay Quần Áo, Ngựa Mũ Đốt.... mà chỉ đốt
Tâm Mình rực sáng lên làm theo Chánh Pháp. Khác trước kia còn Mê cố chấp
giết Gà, Vịt cỗ mặn cúng Giỗ Cha mình.
Nào Tiền Vàng Âm Phủ, Quần Áo Mã Giấy đốt rợp Trời,
trong lúc còn ngủ Mê cho đó là đúng và cảm thấy Hạnh Phúc.
Khi tỉnh ngủ, biết mình làm sai vì Cha - Mẹ đâu còn Hình Tướng mà mặc Quần Áo Giấy đốt ra tro, chẳng qua chúng ta lấy Tâm niệm sai lầm của Tổ Tiên truyền lại
qua nhiều đời, Vì Vô Minh che lấp Tâm Thức, chưa được Chân Lý soi sáng hóa giải, nên cứ lấy Thân Mình ra mà suy: Nếu không mặc Quần Áo
che kín Thân Thể thì trông thấy trơ,
và cảm nhận rét buốt, rồi đem Tâm Niệm
này, áp dụng cho Người Quá Cố không còn Hình Tướng kia. Thành ra cố
chấp nên làm sai như vậy.
Tiền Âm Phủ đem đốt cho Cha
- Mẹ, mong Cha Mẹ cứ ở Âm Phủ mà
tiêu Tiền, không được Vãng Sanh. Ấy vậy mà vẫn lên Chùa đăng ký Cầu Siêu, lại còn Chắp Tay Niệm Phật cầu
tiếp độ Mẹ - Cha Vãng Sinh Tịnh Độ.Mong các bạn có Thiện Tâm lưu Tâm điều này?
Thực ra: Người chết chỉ có một sự thọ dụng, thọ dụng
gì ? Thọ dụng Tội - Phước. Mà hành vi lúc sống đã làm của việc Thiện - Ác
mà thôi. Thì chỉ làm việc Phước Thiện hồi hướng công đức đến cho người chết mà
thôi.