Hoằng Pháp
Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo Trong Công Cuộc Hoằng Pháp
Dương Kinh Thành (Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam)
14/03/2011 05:18 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

  NHẬN  ĐỊNH

     Trong xu thế phát triển của thời đại bùng nổ thông tin ,đa dạng và nhiều sắc thái từng vùng , miền ,lãnh thổ .Công cuộc hoằng pháp của Phật giáo cũng tùy thuận ,nương vào dòng chảy đó để không bị trôi dạt bên lề và đi sau những bước tiến mang tính đột phá của thời đại .

      Kể từ thời kỳ chấn hưng rực rở ,chư tôn đức lãnh đạo tài ba đã mạnh dạng khẳng định sức mạnh của Văn Hóa Nghệ Thuật,và không ngại ngần tôn xưng như là một cửa ngỏ cần thiết trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh trong mọi thời đại . Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa  ( 1918-1973) từng thẳng thắn nhìn nhận : Phần đông các nhà hành đạo trong quá khứ ,vì thiếu phương tiện và khả năng chuyên môn , nên chỉ hoằng pháp lợi sinh bằng phương tiện nội điển,mà không đi sâu vào các ngành sinh hoạt khác của xã hội. Do đó ,đạo Phật bị thu hẹp phạm vi hoạt động và mất rất nhiều ảnh hưởng trong đời sống của đại đa số quần chúng.

         Nhất là trong thế giới phức tạp  ngày nay, khi mà lòng người bị chi phối rất nhiều vì những sinh hoạt kinh tế, chính trị , văn hóa…Nếu người hành đạo cứ giữ những lề lối cũ, không có những phương thức hoằng pháp thích hợp với xã hội mới, không có những kiến thức và khả năng thích hợp với các ngành hoạt động xã hội, thì đạo Phật sẽ mất dần ảnh hưởng và không giử được vai trò lãnh đạo của mình.

                Những ý nghĩ trên đây không phải là những phát minh mới mẻ gì của chúng tôi , mà chính hơn 2.500 năm trước, đức Phật đã có nghĩ đến …”(Trích phần mở đầu của giáo trình dạy Ngũ Minh).

               Như vậy , vấn đề được nêu ra ở đây cũng không xa lạ hay mới mẻ gì và cũng chẵng bao giờ cũ kỷ .Nó luôn luôn mới ,thúc bách tinh thần trách nhiệm của chúng trước ngưỡng cửa thời đại .Nương thừa oai đức và những chỉ dạy của chư tôn đức ,Anh Em hoạt động Văn Hóa Văn Nghệ Phật giáo chúng tôi đã bước đi qua được những bước tiến đáng kể ,nhằm khẳng định và tôn vinh sự hiện hữu của Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo (NTSKPG) trong thế đứng của sứ mệnh hoằng pháp ngày nay .Trong phần đóng góp ý kiến khiên tốn hôm nay ,chúng tôi chỉ xin nói đến khía cạnh NTSKPG ,bởi đây là một mô hình chưa có tiền lệ nhưng mang tinh thần trách nhiệm rất cao độ nếu nhận thấy nó không thể thiếu vắng bên cạnh những hình thức hoằng pháp kinh điển xưa nay .Vì chưa có tiền lệ cho nên tự thân NTSKPG chưa hiện diện trong tất cả các dòng sử phát triển Phật giáo Việt Nam .Và như thế sẽ là một thách thức không nhỏ trong trách nhiệm hoằng pháp của Phật giáo chúng ta hôm nay và cả mai sau . Trên mặt bằng Văn Hóa văn nghệ PGVN chúng hiện nay ,nếu không chú ý kỷ sẽ cho có một nghịch lý đang hiện hữu . Đó là chúng ta đã có Phim truyện Phật giáo ,kể cả phim nhựa ,các vidéo,và rất nhiều những album tân lẩn cổ nhạc Phật giáo .Điều này trước nhất chúng ta cũng không thể không ghi nhận những thiện chí của những vị đã cố gắng làm ra những sản phẫm tinh thần cho Phật giáo .Và nó cũng chỉ dừng lại ở những thiện chí đó mà thôi ,vì lẽ phần lớn đều tự phát ,nghiên lệch hẳn về phía cá nhân ,chứ Ban Hoằng pháp , Ban Văn Hóa PG chưa phải là đơn vị đứng ra thực hiện và chịu trách nhiệm phát hành .Ít nhất cũng đứng ở góc độ cố vấn .Do vậy,sự mất kiểm soát này sẽ đưa ra hệ quả hẳn nhiên là có rất nhiều sai sót thậm chí rất tai hại cho Phật giáo .(Xin xem thêm “NTSKPG Mai sau-Cho Đến Bao Giờ”-Giao Điểm 2001).

 

              THẾ NÀO LÀ NTSKPG

 

          1)    Một cách tổng quan , NTSKPG ở đây (bao gồm lãnh vực điện ảnh-sân khấu và biểu diễn ).Là một mô hình mang tính tổ chức và quản lý cao cấp theo nghành dọc ,có quy định ,luật định hẳn hoi ,liên quan đến Nghành Văn Hóa PG và Hoằng Pháp .Trên tinh thần đó ,cơ quan chủ quản hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình đưa ra nếu có sai phạm về nội dung tác phẫm (kịch bản ).Vị trí và tư thế của một tổ chức (Cơ cấu Giáo Hội nói riêng và Phật Giáo VN nói chung) buộc chúng ta phải nhanh chóng nghĩ ngay đến điều đó .Chúng ta đã có hẳn danh xưng BAN HOẰNG PHÁP và BAN VĂN HÓA ,thì không có lý do gì phó mặc tình trạng tự phát ,kiểu mạnh ai nấy làm như hiện nay trong một tổ chức có tổ chức .Từ đó mới có sự tập trung đầu tư về mọi mặt , để NTSKPG  có được những tác phẫm tương xứng mang tầm vóc vĩ mô .

                   Đặt ra vấn đề xây dựng một nền NTSKPG vì như chúng ta đã từng ví lãnh vực này tương song với công việc hoằng pháp lợi sinh .Ý nghĩa của tự thân vấn đề vì thế mà trở nên quan trọng ,bởi nó liên quan và tác động đến tư duy quần chúng đang tìm học Phật pháp ,những sai sót không thể để xảy ra .Đội ngũ giảng sư của Phật giáo chúng ta ,tất cả đều phải trãi qua những đợt tập huấn nghiêm nghặt của Ban Hoằng Pháp TW,vì các vị là những Sứ Giả Như Lai ,đem ánh sáng Phật Đà đến với mọi giai tầng xã hội .Thế thì những soạn giả ,nhạc sĩ,ca sĩ ,diễn viên-những người làm nên tác phẫm,cống hiến giá trị ,tinh hoa Phật pháp đến với công chúng , không thể là những người chỉ có dùng tài năng không thôi mà quên đi kỷ năng  thông hiểu Phật pháp ,dù ở dạng tương đối . Như vậy sẽ rất nguy hiểm và tác động tiêu cực đến lâu dài .Điều này đã và đang còn diễn ra trên mặt bằng Văn Hóa Văn Nghệ PG ,vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại .Ngay như các danh xưng đã được Việt hóa , cũng không được thống nhất sử dụng như Tất Đạt Đa –Vua Tịnh Phạn,Hoàng hậu Ma Da…...

Gây lúng túng và thắc mắc cho quần chúng Phật tử không ít .Có vị tác giả kịch bản còn mang nặng thành kiến tông môn ,nên khi viết về một tác phẫm vẫn không thoát ra được tư tưởng bị gò bó ,góp phần làm giảm đi giá trị cho chính tác phẫm của mình ,và tất nhiên không mang lại lợi ích gì cho Phật pháp .

 

2)                  Bước đệm thứ hai này được đưa ra  nếu như chúng ta chưa hoặc không thực hiện được bước thứ nhất mang tính chất quyết định trên .Đó là BAN HOẰNG PHÁP và BAN VĂN HÓA nên đóng vai trò Tham Vấn hoặc Cố Vấn các công trình NTSKPG,xem như đó là một nhiệm vụ đặc biệt phải có và cần thiết phải có .Điều này cũng đồng nghĩa là một sự hợp tác có điều kiện  về nội dung kịch bản và những vấn đề liên quan .Đây cũng là mô hình mà Phật giáo các nước bạn như Hồng Kông , Đài Loan và Trung Hoa đã và đang làm và rất có hiệu quả .Chúng ta đã được xem-nghe các bộ phim và các album nhạc Phật giáo của các nước này thực hiện ,vai trò tăng sĩ rất quan trọng cho các ê-kíp  thực hiện  như Giám Chế hoặc Cố Vấn .Vì thế có rất ít sai phạm trong nội dung Phật pháp đượcc chuyển tải . Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước ,hình thức này cũng đã được thực hiện ở Phật giáo TP.Hồ Chí Minh .Các cơ sở in ấn băng đĩa ngoài xã hội  mỗi khi có một tác phẫm liên quan đến Phật giáo đều được Sở Văn Hóa Thông Tin khuyến cáo phải có ý kiến của Phật giáo mới cho thực hiện .Do vậy mà trong giai đoạn này không hề có một sự sai phạm nào xảy ra .Rất tiếc ,diễn trình tốt đẹp ,rất có lợi cho Phật giáo ấy không được tồn tại lâu bền ,đã bỏ ngỏ tất cả và cho đến hôm nay chúng ta đã thấy ,một trận địa quan trọng này của Hoằng Pháp ,của Văn Hóa Phật giáo hoàn toàn không còn cơ hội kiểm soát được nữa .Gần đây sự kiện vở cải lương “ Chuyện Tình Lan và Điệp” của nhóm ca sỉ trẻ TP.Hồ Chí minh được công diễn hoành tráng ,được nhận kỷ lục VN ,bất chấp sự lên tiếng gay gắt từ phía Phật giáo,là một thí dụ điển hình sinh động nhất cho những cảnh báo trên .

 

                 TẠM  THAY  LỜI KẾT

 

                Bên cạnh đó ,những mô hình hoằng pháp gắn kết với nghệ thuật rất đáng lưu ý như của Chùa Phật Quang (Bà Rịa Vũng Tàu), Chùa Hoằng Pháp (Hốc Môn).Riêng Chùa Hoằng Pháp phải nói đến tính nhạy bén thời sự và đặc biệt giới tính từng lứa tuổi mà mình muốn truyền đạt tinh hoa Phật Pháp .Do đó đã kết hợp với đội ngũ giảng sư Trẻ và năng động giúp cho mô hình nơi đây trụ bền lâu dài cũng như thu hút được sự chú ý đặc biệt  từ mọi giới .Tuy nhiên ,đây cũng chỉ là nổ lực của chư tôn đức trú xứ,có nhiệt tâm với nhiệm vụ hoằng pháp và cũng chỉ dừng lại ở ngưỡng là Hoằng Pháp,còn vấn đề NTSKPG hảy vẫn là một khoảng cách xa mà bài viết này đang đề cập đến.

 

                Từ những nhận định trên ,chúng ta thấy ,phấn đấu cho một mô hình NTSKPG nghe tuy đơn giản nhưng nó đòi hỏi tính đột phá cao  và phải trãi qua một quá trình tiêu tốn thời gian rất dài .Nhưng nhất định chúng ta phải thực hiện cho bằng được để khẳng định giá trị PGVN chúng ta trong dòng chảy dân tộc  .Giá trị đó là một tổ chức Giáo Hội trong lòng dân tộc ,có bản lỉnh và quy cũ nhất quán .Một tổ chức Giáo Hội trong thời đại biết nhìn xa trông rộng .

 

                 Để tạm khép lại mơ ước cháy bỏng về một nền NTSKPG ,người viết bài này xin được trích tặng  Hội Thảo Hoằng Pháp Toàn Quốc-Kiên Giang một câu trong bài hát “25 Thế Kỷ”rằng :

 

               “25 Thế kỷ qua rồi

                Mà những bước chân Phú Lâu Na chưa hề biết mõi

               Không dùng thần thông,tiền tài khoe chân lý

              Nên PG vẫn hiền lương rực rở con đường …”

 

                Xin chúc Hội thảo thành công tốt đẹp .

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch