PG & Hôn nhân gia đình
Đạo Đức Tình Dục Phật Giáo: Chuyện Ấy Ngoài Hôn Nhân
30/09/2010 21:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PHẬT GIÁO: 

CHUYỆN ẤY NGOÀI HÔN NHÂN?

Introduction to Buddhist Sexual Ethics: Having Sex with Someone Else's Partner

Tác giả: Alexander Berzin 
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển -
18-02-2010

-o0o-

http://www.womeninthebible.net/images/woman_7.gif

http://www.womeninthebible.net/images/woman_7.gif

MỤC LỤC

1-      Di sản đạo đức của phương Tây

2-      Đạo đức Phật giáo và sự viễn ly sinh tử

3-      Hãy chân thành với những khuynh hướng của chúng ta

4-      Thái độ tàn phá và những ảnh hưởng của nó

5-      Động cơ của thái độ tình dục

6-      Có hành vi tình dục với người nào đấy mà không phải là người phối ngẫu

7-      Không thõa  mãn

8-      “Thân thể xinh đẹp” và tự do yêu đương

9-      Biểu lộ cảm xúc

10-  Tình dục, vui thú và sự đa dạng

11-  Không thõa mãn và buồn chán

12-  Làm cho hoàn cảnh ngôi nhà của chúng ta nhẹ nhàng hơn

13-  Những quan hệ không hài lòng

14-  Biểu lộ một ý nghĩa thân thuộc với mọi người

15-  Sự cần thiết của thiền quán đề đối phó với tham dục thình lình sinh khởi

16-  “Triệu chứng chó đói” và cho quỷ ăn

17-  Tác động của việc cho quỷ ăn

18-  Đối phó với sự lôi cuốn của thân thể xinh đẹp

19-  Sự thúc ép đề xúc chạm ai đấy

20-  Sự thúc ép cho kinh nghiệm kích thích cực điểm

21-  Đối phó với căng thẳng dục tình

--***--

Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn.  Nếu không chúng ta phải cào đến xước da.

Long Thọ Tổ Sư

--***--

Chúng tôi đã được yêu cầu để nói về đạo đức tình dục Phật giáo hôm nay.  Tình dục rõ ràng là một đề tài có một sức hấp dẫn lớn lao đối với nhiều người.  Đặc biệt khi sống trong một cộng đồng gần gũi ở thôn quê, khi quý vị ở đấy, có thể có nhiều rối rắm hay mờ mịt về tình dục và quan hệ tình dục.  Nhiều đau khổ có thể sinh khởi từ chính chúng ta hay những người phối ngẫu của chúng ta về thái độ tình dục không sáng suốt.  Có thể hữu ích để nhìn vào những hướng dẫn của Đạo Phật đã cống hiến đến lĩnh vực này.

Chúng tôi muốn cho cuộc thảo luận hôm nay tốt hơn là bình thường.  Vì thế, chúng tôi sẽ nói trong một chốc lát, và khi chúng ta theo dõi, nếu quý vi có câu hỏi, xin vui lòng nêu lên.  Vào buổi chiều, chúng tôi nghĩ, sẽ có một buổi thảo luận với những câu hỏi và trao đổi những ý kiến, như thế sẽ tốt hơn.

1-     DI SẢN ĐẠO ĐỨC CỦA PHƯƠNG TÂY

Trong tổng quát, sự tiếp cận đạo đức trong Phật giáo rất là khác biệt với sự tiếp cận của Tây phương.  Trong văn hóa phương Tây, một cách căn bản chúng ta trộn lẫn hai hệ thống đạo đức.  Một là từ Thánh kinh và thứ kia là từ Hy Lạp cổ đại.

Từ Thánh kinh, có một chuỗi những luật lệ quan tâm về đạo đức mà đã được ban bố từ một thẩm quyền cao cấp.  Đạo đức có nghĩa là tuân thủ luật lệ.  Nếu chúng ta tuân theo luật lệ, chúng ta “tốt” - chúng ta là “người tốt”.  Chúng ta sẽ được tưởng thưởng ở thiên đàng.  Nếu chúng ta không tuân theo luật lệ, chúng ta là “xấu” và sẽ bị trừng phạt sau đời sống của chúng ta.  Và vì thế, đạo đức thật sự là một vấn đề của sự tuân theo quyền năng cao cả này.  Chúng ta luôn luôn tìm kiếm “tôi nên làm điều gì?”  Luôn luôn có ý kiến về chữ “nên” này – “Tôi nên làm điều này, nhưng tôi không làm, vì thế tôi là xấu xa, tôi là tội lỗi.”  Chúng ta trở nên không chắc chắn về chính mình và không bảo đảm, không an toàn, bởi vì chúng ta luôn luôn muốn biết “tôi nên làm gì?”

Vào thời Hy Lạp cổ đại, chúng ta cũng có một hệ thống luật lệ, nhưng không phải mệnh lệnh ban bố bởi thẩm quyền thần thánh.  Những người công dân đã làm nên chúng.  Những đại biểu của công dân hội họp với nhau trong một cơ quan lập pháp và tạo nên luật lệ vì sự tốt đẹp và lợi ích của xã hội.  Rồi thì vấn đề một lần nữa là, tuân thủ.  Chúng ta cần vâng lời luật lệ.  Và không chỉ thế, bằng việc làm như thế, chúng ta đơn giản là những cá nhân đạo đức lương thiện; bây giờ chúng ta cũng là “những công dân tốt.”  Nếu chúng ta không tuân thủ luật lệ, chúng ta là những người “xấu” và chúng ta cần phải đóng tiền phạt hay đi tù.

Thế thì đạo đức phương Tây của chúng ta là một sự phối hợp của hai hệ thống này.  Cả hai căn cứ trên sự tuân thủ luật lệ.  Đạo đức Phật giáo hoàn toàn không giống như thế.  Chúng ta bối rối khi Tây phương tiếp cận với Đạo Phật, bởi vì chúng ta muốn Phật giáo nói với chúng ta điều gì chúng ta “nên” làm và điều gì chúng ta “không nên” làm.  Do bởi thế, khi chúng ta nhìn vào những giáo  huấn của Phật giáo về đạo đức, chúng ta có xu hướng hiểu chúng trong những dạng thức của điều gì ấy tương tự như những điều răn của Thánh kinh hay luật pháp.

2-      ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ VIỄN LY SINH TỬ

Bây giờ, căn bản đạo đức Phật giáo là hoàn toàn khác biệt.  Đạo đức Phật giáo căn cứ trên giáo huấn chính của Đức Phật – Bốn chân lý cao quý hay bốn nhân tố của đời sống.  Một cách căn bản, đời sống là chật vật; đời sống là khó khăn.  Nhưng có một nguyên nhân cho điều đó, và nếu chúng ta muốn xa lánh những khó khăn trong đời sống, thì chúng ta cần phải loại bỏ nguyên nhân đó.  Thế nên những gì Đức Phật dạy trong phạm vi này là có những loại thái độ nào đấy đang làm nguyên nhân cho những rắc rối và bất hạnh của chúng ta.  Nếu chúng ta muốn xa lánh khổ đau cho chính mình, chúng ta cần phải kiềm chế khỏi những thái độ đó.  Nếu chúng ta không quan tâm đến hàng khối rắc rối mà chúng ta tạo nên cho chính mình, thì tốt thôi.  Cứ  xông tới và tiếp tục mà hành động trong cách đó. Đấy là sự chọn lựa của mỗi người.

Đức Phật không ban bố một mệnh lệnh đạo đức như Thánh kinh.  Đức Phật chưa bao giờ nói, “quý vị nên làm điều này và nếu không , quý vị là những người xấu,”  Nhưng đúng hơn, Đức Phật nói, “Nếu quý vị không làm điều này, quý vị sẽ tự làm nên những vấn nạn rắc rối quý vị.  Nếu quý vị không muốn những vấn nạn đó, thì hãy dừng những việc làm ấy.”  Nếu chúng ta tiếp tục hành động điều ấy sẽ mang rắc rối đến chúng ta, nhưng điều ấy không làm chúng ta trở thành một “người xấu.”  Nếu chúng ta không làm điều đó, nếu chúng ta kiềm chế, nó cũng không làm chúng ta trở thành một “người tốt.”  Nếu chúng ta tiếp tục hành động trong một cách mà nó sẽ tạo nên những rắc rối cho chính chúng ta, thì chúng ta là khờ dại và điều ấy là đáng buồn.  Nếu chúng ta dừng lại trong cách ấy, chúng ta thông tuệ.  Đấy là tất cả

Thế thì đạo đức Phật giáo là một vấn đề quan tâm rất nhiều đến sự chọn lựa những gì chúng ta hành động.  Với sự rèn luyện của Phật giáo, chúng ta đang hướng tới để phát triển những thái độ xây dựng, chẳng hạn như sự viễn ly hay từ bỏ.  Chúng ta nhìn vào những vấn nạn của chúng ta và quyết định,  “Điếu đó không có gì vui, tôi không muốn làm điều đó nữa.”  Rồi thì, với sự viễn ly, chúng ta quyết định, với sự quyết tâm, rằng chúng ta phải được tự do với những vấn nạn đó.  Không ai sẽ cho chúng ta tự do hay giải thoát mà đấy là chính tự chúng ta.  Do vậy, chúng ta phải tiến xa hơn nữa trong sự viễn ly tức là từ bỏ những nguyên nhân của những vấn nạn trong chính chúng ta.  Chúng ta sẽ dừng lại sự tạo tác những nguyên nhân, vì thể những vấn nạn đến từ chúng sẽ không còn sinh khởi nữa.

Thí dụ, nếu vấn nạn của chúng ta đến từ sự sân hận kinh khiếp của chúng ta  hay sự dính mắc ám ảnh, thế thì vì chúng ta muốn chấm dứt sự chịu đựng với những vấn nạn này, chúng ta viễn ly chúng và những nguyên nhân của chúng.  Chúng ta phát triển sự quyết tâm và nghĩ rằng, “Tôi sẽ cố gắng đề thay đổi.  Tôi đang quyết chí để từ bỏ tính khí thịnh nộ và sự sân hận của tôi.  Tôi đang quyết chí để từ bỏ sự dính mắc.  Tôi đang cố gắng để làm việc ấy.”  Không thể hiện sự quyết chí để từ bỏ hay xa lánh những nét tiêu cực cá nhân, thì không cách gì mà chúng ta sẽ làm nên bất cứ một tiến trình nào trong sự thực hành Phật Pháp.

Chỉ đơn thuần trì tụng chân ngôn và tiến hành những nghi thức cúng lễ, mà không thể hiện một ý chí để từ bỏ sự dính mắc hay sân hận, thì rõ ràng khó khăn để có một tác động trên những tính khí tiêu cực cá nhân của chúng ta chẳng hạn như sân hận.  Điều này là bởi vì chúng ta đang áp dụng vào đời sống hằng ngày của chúng ta bất cứ một thái độ tích cực nào mà chúng ta đang  phát triển trong sự cúng lễ.  Nghi thức sẽ chỉ là những khía cạnh gì đấy mà chúng ta làm cho vui, giống như xem một chương trình truyền hình mỗi buổi tối.  Do thế, nếu chúng ta thật sự quan tâm trong vấn đề giải thoát chúng ta khỏi những vấn nạn của chúng ta, thì vấn đề đạo đức Phật giáo trở thành trung tâm điểm.

3-     HÃY CHÂN THÀNH VỚI NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CỦA CHÚNG TA

Điều quan trọng là tránh trở thành một người đạo đức giả trong sự thực hành Phật Pháp.  Hầu hết những ai đến tiếp xúc với Đạo Phật, nếu họ thẩm tra chính họ một cách chân thật, thì họ đang thật sự nhắm đến điều gì?  Hầu hết mọi người không thật sự đang hướng đến cho sự giác ngộ.  Họ ngay cả không đang hướng đến cho sự giải thoát.  Hầu hết mọi người chỉ muốn làm cho hoàn cảnh luân hồi – đời sống thường lệ mỗi ngày của họ - khá hơn [không nhiều thì ít].

Bây giờ, điều ấy tốt thôi, okay thôi.  Đức Phật đã dạy những phương pháp cho việc cải thiện sự luân hồi: còn gọi là, làm thế nào để có một sự tái sinh khá hơn, tốt đẹp hơn.  Đấy là một bộ phận trong sự giáo huấn của Đạo Phật.  Tuy nhiên, hầu hết mọi người ngay cả không tin tưởng những đời sống tương lai, để riêng họ ra, hãy kể đến những ai quan tâm đến việc cải thiện những kiếp luân hồi.  [Nhưng có người sẽ nói] chúng tôi chỉ muốn cải thiện sự luân hồi ngay trong đời sống này, ngay bây giờ.  Điều ấy cũng tốt thôi, okay thôi.  Nhưng chúng ta đừng nên giả vờ và không thành thật mà nói rằng, “tôi đang hành động để trở thành một vị Phật vì lợi ích của tất cả chúng sinh,”  khi mà nó không thật sự là tất cả những gì mà chúng ta nhắm tới.  Dĩ nhiên, đạo đức mà chúng ta cần tuân theo [nhằm để giải thoát], nhằm để đạt đến giác ngộ, và nhằm để cải thiện sự luân hồi của chúng ta là giống nhau.  Nhưng nếu chúng ta thật sự và trung thực về những gì chúng ta đang hướng tới, chúng ta sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong sự tuân theo đạo đức Phật giáo.

Một trong những vấn đề mà chúng ta cần đối diện ở đây, một lần nữa là, hầu hết những người trong chúng ta đang tiếp cận với Đạo Phật là vốn từ truyền thống Do Thái – Ki Tô giáo.  Thế là chúng ta có khuynh hướng nghĩ là, “Tôi nên hành động để giác ngộ, bởi vì sau đó tôi sẽ là một người tốt, một đệ tử tốt, một Phật tử tốt.  Nếu tôi không hành động để trở thành một vị Phật, và giúp đở mọi người, mà chỉ nghĩ đến việc cải thiện đời sống trong cõi luân hồi của tôi, tôi là một người xấu; tôi là một đệ tử xấu, một Phật tử xấu.”  Một lần nữa sự nhấn mạnh là trên chữ “nên”.  Chúng ta đang tìm kiếm điều gì chúng ta “nên” làm.

Đạo Phật không giống như thế.  Chúng ta tiến hành theo những gì thích hợp với chúng ta, tại trình độ, tầng lớp mà chúng ta đang hiện hữu.  Không có chữ “nên.”  Không có “nếu quý vị làm điều này, quý vị tốt, và nếu quý vị ở trình độ trước kia thì là xấu,”  Chúng ta không thể nói, “Nếu bạn là một người trưỡng thành thì tốt và nếu bạn là một đứa con nít thì xấu.  Do thế, ngay cả nếu chúng ta tuy là một thiếu niên tâm linh, chúng ta nên là nên là một người lớn và hành động như một người lớn.”

Vấn đề chính, thế thì, trong việc cố gắng tuân theo đạo đức Phật giáo là cố gắng đề thấu hiểu mối quan hệ giữa nhân quả hành vi, nguyên tắc vận hành của nghiệp báo: liên hệ giữa thái độ chúng ta và cấp độ của hạnh phúc hay khổ đau mà chúng ta sẽ trãi qua như một hậu quả.  Điều ấy là thiết yếu.  Không có sự tin chắc trong mối quan hệ ấy, thì không có lý do nào để đi theo hệ thống đạo đức của Phật giáo.

4-      THÁI ĐỘ TÀN PHÁ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

Nếu chúng ta nhìn vào điều mà Phật giáo gọi là “thái độ tàn phá,” nó là thái độ bị thúc đẩy bởi sân hận, dính mắc  hay tham đắm, hay ngu si.  Đây là những cảm xúc phiền não chính – những cảm xúc hay những trạng thái tinh thần mà chúng quấy nhiễu sự an bình tâm thức của chúng ta và làm cho chúng ta mất đi sự tự kiểm soát.  Một số giải thích thêm rằng nếu không có cảm giác về tự tính phẩm hạnh đạo đức và thái độ của chúng ta phản chiếu trên những người khác , như trên cha mẹ và những vị thầy tâm linh,  thì hành động của chúng ta[luôn luôn bị tham đắm, sân hận, và si mê dẫn dắt và] cũng luôn luôn đồng hành với thái độ tàn phá hay phi đạo đức.  Điều rõ ràng từ quan điểm của nghiệp báo là thái độ bị thúc đẩy bởi những cảm xúc phiền não này và những trạng thái như thế của tâm thức sẽ sản sinh khổ đau.  Nó sẽ chín muồi thành khổ đau.

Bây giờ, chúng ta phải thấu hiểu lời tuyên bố này.  Nó không đơn giản.  Chúng ta đang nói về ảnh hưởng của những hành động trên ai đấy khác, bởi vì điều ấy không chắc chắn.  Với một tình yêu nồng nàn, chúng ta có thể tặng hoa cho ai đấy, và rồi những bông hoa ấy làm cho họ bị một cơn tấn công của dị ứng và họ bị bệnh.  Chúng ta có thể lấy trộm một chiếc xe của ai đấy và điều ấy làm cho họ mừng rở vô cùng bởi vì người ta muốn từ bỏ nó và bây giờ họ có thể nhận tiền bảo hiểm và mua một chiếc xe mới.  Vì thế, không chắc chắn tác động gì sẽ có trong việc quan tâm đến sự sản sinh hạnh phúc hay bất hạnh ở ai khác đấy.  Mặc dù rõ ràng  chúng ta cố gắng đề không làm tổn hại người khác, tuy thế, chúng ta có thể chẳng bao giờ nói được điều gì mà họ sẽ trãi qua.  Chúng ta nấu cho ai đấy một món ăn tuyệt vời và người khách của chúng ta bị bị ngẻn tới chết vì nó.  Làm thế nào chúng ta biết điều gì sẽ xãy ra?

Nhưng, điều chắc chắn từ những hành động của chúng ta, theo giáo huấn của Đạo Phật, là kết quả mà chúng ta sẽ thọ lãnh từ đấy.  Chúng ta không nói về tác động lập tức.  Chúng ta hãm hiếp ai đấy, lập tức trên hành động ấy chúng ta có thể trãi qua một cảm giác khoái lạc cực điểm.  Chúng ta không nói về mức độ kết quả hạnh phúc từ hành vi.  Chúng ta đang nói về điều gì ấy mà chúng ta sẽ trãi qua trong trường kỳ về sau - ảnh hưởng tác động lâu dài trên tâm thức chúng ta và trên những gì chúng ta sẽ gánh lấy một cách phổ quát trong tương lai như kết quả của những khuynh hướng và thói quen mà chúng ta đang bồi đắp.

Thí dụ, chúng ta có thể có một vấn đề yêu đương ngoại tình, tại thời điểm ấy, chúng ta có thể thụ hưởng những cảm giác sung sướng của điều ấy với đối tác yêu đương ấy.  Tuy thế, hãy bỏ qua một bên những vấn đề trong những quan hệ đôi lứa của những kiếp sống sau, trong đời sống này không nghi ngờ gì nữa  chúng ta sẽ có hàng khối rắc rối với chính gia đình chúng ta.  Thế nên chúng ta không đang nói về những niềm sung sướng tức thời mà chúng ta có thể có trong một mối quan hệ tình dục; chúng ta đang nói về những ảnh hưởng lâu dài.

5-      ĐỘNG CƠ CỦA THÁI ĐỘ TÌNH DỤC

Điểm chính để nhìn vào  đạo đức Phật giáo trong sự quan tâm về tình dục, thế thì, đấy là động cơ cho thái độ tình dục của chúng ta.  Hành vi tình dục khác biệt vô cùng, như một hành động, với việc ăn uống, trong ý nghĩa mà đấy là chức năng sinh lý và nó đến từ việc chúng ta sở hữu loại thân thể này.  Nếu chúng ta có loại thân thể này, nó sẽ có đói khát.  Chúng ta phải nuôi dưỡng nó.  Giống như thế, khi chúng ta có loại thân thể này, là sẽ có kích thích tố tình dục (sexual hormone).  Sẽ có một chức năng sinh lý quan hệ đến tình dục mà bằng cách nào đấy chúng ta phải đối phó với chúng.  Tuy thế, có một sự khác nhau lớn lao giữa việc thõa mãn sự khát khao tình dục và việc thõa mãn đói khát vì thức ăn.  Chúng ta có thể sống mà không cần đến dục tình, nhưng chúng ta không thể sống mà không có thực phẩm.

Hành vi tình dục, giống như ăn uống, có thể bị thúc đẩy bởi một cảm xúc hay thái độ phiền não hay quấy nhiễu, một thái độ xây dựng, hay một thái độ trung tính.  Căn cứ trên động cơ, hành vi tình dục hay ăn uống tương tự thế trở nên là tàn phá, xây dựng, hay trung tính.  Thí dụ, nếu chúng ta ăn uống do bởi tham lam và dính mắc tột đô – chỉ nuôi dưỡng chúng ta như một con lợn – tự nó là tàn phá.  Nếu chúng ta ăn do vì chúng ta cần phải mạnh mẽ nhằm để săn sóc gia đình chúng ta – nhằm để có sức mạnh và năng lượng đề hoạt động, và v.v…- đấy là một động cơ tích cực; ăn uống là xây dựng.  Nếu chúng ta ăn uống vì đấy là thời biểu để ăn và mọi người khác đang ăn, nó là trung tính một cách đạo lý.

Với tình dục nó cũng đúng đắn tương tự như thế.  Nếu chúng ta có hành vi tình dục do bởi dính mắc và khát dục tột cùng, hay bởi vì sân hận như những binh lính hãm hiếp vợ hay con gái của kẻ thù, nó là tàn phá.  Nếu chúng ta có hành vi tình dục nhằm để biểu lộ sự ảnh hưởng và hổ trợ ai đấy – một người thích đáng – với hy vọng rằng điều ấy sẽ làm cho người kia cảm thấy khá hơn một ít, đấy là xây dựng.  Nếu chúng ta có hành vi tình dục do vì chúng ta không thể ngủ và nó sẽ làm cho chúng ta nhừ người ra thế nên chúng ta có thể rơi vào giấc ngủ nhanh hơn, thế thì nó là trung tính.

Kết quả của những gì chúng ta kinh nghiệm từ cùng một hành vi là khác nhau tùy theo động cơ.  “Tàn phá” có nghĩa là nó sẽ sản sinh những vấn nạn rắc rối cho chúng ta trong tương lai.  Đối với hầu hết mọi người, hành vi tiêu cực vì tình dục sẽ làm cho nó tàn phá và làm nguyên nhân cho những rắc rối với họ trong tương lai thường là  dính mắc và mong ước của khát dục.  Những gì chúng ta cần hành động trên ấy, trong phạm vi của viễn ly sinh tử, không phải là tự hành vi tình dục, mà đúng hơn là sự dính mắc và mong ước dục vọng đó.

Hãy cho một thí dụ.  Giả sử chúng ta đang tìm kiếm cho một cảm giác kích thích cực điểm trọn vẹn.  Một đòi hỏi như thế làm cho chúng ta luôn luôn không thõa mãn với kinh nghiệm tình dục mà chúng ta có.  Chúng ta luôn luôn mong ngóng cho một lần khá hơn.  Chúng ta luôn luôn ao ước cho điều gì ấy hơn thêm, và chúng ta chẳng bao giờ  thật sự hưởng thụ những gì chúng ta có.  Những thái độ như vậy làm cho chúng ta chán nản và tội nghiệp.  Nó đưa đến việc chẳng bao giờ có một kinh nghiệm thõa mãn về tình dục.

Điều ấy cũng giống trường hợp nếu chúng ta luôn luôn tìm kiếm một đối tác tình dục hoàn toàn như ý.  Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy một người phối ngẫu tuyệt diệu như thế.  Chúng ta sẽ luôn luôn bất toại nguyện; thái độ của chúng ta sẽ luôn luôn làm cho chúng ta không vui ý.  Hành động tình dục bị lèo lái bởi những loại thái độ như thế là tàn phá – tự nó là tàn phá.  Khi chúng ta nói về tàn phá, nó luôn luôn là tự tàn phá.

Vì thế, đó là tại sao chúng ta phải viễn ly hay từ bỏ - sự huyền bí của một người đối tác tuyệt diệu và một sự kích thích tuyệt hảo, và sự ao ước khát dục là do sự huyền bí này phát sinh.  Sự mong ước dục vọng căn cứ trên sự ngu ngơ mê mờ của điều rằng “một nơi nào ở đó sẽ có một người phối ngẫu tuyệt vời và với người ấy tôi sẽ có một sự kích thích cực điểm tuyệt diệu.”  Đấy là sự huyền bí.  Nó là một câu chuyện thần tiên của con nít.  Nó sẽ chẳng bao giờ xãy ra.  Xin lỗi, rất tiếc.

6-     CÓ HÀNH VI TÌNH DỤC VỚI KẺ NÀO ĐẤY KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI PHỐI NGẪU

Chúng ta cần tiếp cận với tình dục với một thái độ thực tiển hơn.  Khi chúng ta nhìn vào những giáo huấn đối với những loại thái độ tình dục tàn phá là điều nào, chúng ta sẽ thấy tất cả các loại ấy trên những danh sách.  Tuy nhiên, điều gì xuất hiện trên tất cả các danh sách, đấy là việc có hành vi tình dục với kẻ nào đấy không phải là người phối ngẫu.  Khi chúng ta thẩm tra, chúng ta cần cố gắng để thấu hiểu tại sao nó là tàn phá; tại sao điều đó là nguyên nhân làm nên những rắc rối cho chúng ta?  Có hai loại hoàn cảnh mà trong đấy hành vi tàn phá có thể xãy ra – hoặc là chúng ta đã có ngưởi phối ngẫu tình dục rồi, hay là chúng ta chưa có ai cả.  Hãy nhìn vào điều thứ nhất trong hai điều này.

Nếu chúng ta nói rằng nó tàn phá do vì chúng ta sẽ lâm vào sự rắc rối với chính người phối ngẫu của chúng ta – chính người phối ngẫu của chúng ta sẽ bị tổn thương vì điều đó – hay nếu chúng ta nói rằng người phối ngẫu của người khác có thể bị tổn thương bởi điếu đó, đấy là một mức độ của ưu phiền sẽ sinh khởi.  Nhưng điều đó không chắc chắn.  Có thể chúng ta ở trong một mối liên hệ mà người phối ngẫu chúng ta nói là tốt thôi, okay thôi.  Có thể người kia cũng trong một mối quan hệ mà người phối ngẫu của họ cũng nói tốt thôi, okay thôi.  Điều ấy có thể lắm chứ.

Nhưng chúng ta phải rất nhạy cảm về điểm này, do bởi người phối ngẫu của chúng ta có thể nói, “Ô, chuyện ấy cũng tốt thôi, okay thôi khi bà/ông có hành vi ấy với người nào đấy.  Tôi không lo gì,”nhưng thực sự người đàn ông hay người đàn bà nói điều ấy có thể đang nói nó một cách đơn giản bởi vì họ không muốn mất chúng ta.  Nếu họ chống lại, họ có thể đánh mất chúng ta và thế là họ cảm thấy tốt hơn là im mồm và nói okay.  Nhưng trong lòng họ rất đau đớn.  Thật cần thiết vô cùng để nhạy cảm với người phối ngẫu của chúng ta để thấy để cảm nhận rằng họ thật sự chân thành hay không trong lời nói, điều đó okay thôi.

Và nếu nó okay chỉ một chiều: okay với người phối ngẫu của chúng ta nếu chúng ta có chuyện tình dục với người nào khác, nhưng không okay với chúng ta nếu người phối ngẫu của chúng ta có chuyện ấy với ai khác, thế thì rõ ràng có điều gì đấy không ổn ở đây. Và để nghĩ về người mà chúng ta có quan hệ tình dục, “Tốt, cho đến khi nào người phối ngẫu của họ không biết được – và họ sẽ không thấy biết được – thì điều ấy okay,” là thiển cận.   Không thể tránh được, người phối ngẫu của người kia sẽ thấy biết được là vẫn thường thấy.

Theo luận điển của Đạo Phật, kết quả chính đến từ việc có quan hệ với ai đấy không phải là người phối ngẫu là những mối quan hệ của chính người phối ngẫu của chúng ta sẽ trở nên không ổn.  Những người phối ngẫu của chính chúng ta sẽ không trung thành.  Ngay cả nếu chúng ta không có người phối ngẫu bây giờ, điều này có thể xãy ra trong những mối quan hệ trong tương lai.  Cũng thế, mặc dù người phối ngẫu của chúng ta thể hiện không trung thành có thể không cần thiết xãy ra trong kiếp sống này, nhưng những hậu quả về sự tà dục ngoại tình của chúng ta có thể biến thành hình thức, trong kiếp sống này, là sự ly dị và tất cả những rắc rối đi với nó.

Theo luận điển Phật giáo, một vấn đề xa hơn xãy ra khi chúng ta có chuyện tình dục với ai đấy không phải là người phối ngẫu của chúng ta là hành động ấy sẽ trở thành một nguyên nhân hứa hẹn cho rất nhiều những hành vi tàn phá khác.  Thí dụ, chúng ta lừa dối về quan hệ tình cảm của chúng ta.  Chúng ta ngay cả có thể có sự giết hại hay khéo léo chiếm đoạt, hay hành động vụng trộm nếu ai đấy bắt đầu hăm dọa tống tiền về điều ấy, để họ không nói với người phối ngẫu của chúng ta hay làm cho chúng ta mất việc.  Chúng ta phải làm thế nào để loại bỏ kẻ hăm dọa tống tiền để họ không vạch trần chúng ta.  Một bào thai ngoài ý muốn với đối tác ngoại tình có thể làm cho chúng ta phá thai. Những thứ như vậy có thể xãy ra, mặc dù dĩ nhiên rằng không chắc rằng chúng sẽ xãy ra.

Trong sự bàn luận về những người đối tác tình dục không thích đáng, những tài liệu Phật giáo cổ điển dường như không phân biệt giữa sự chúng ta đã có một người đối tác tình dục và việc chúng ta không có một đối tác tình dục.  Tuy thế, Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải nói, đặc biệt trong phạm vi phương Tây, mà những hậu quả tiêu cực,  như điều mà tôi vừa đề cập, sẽ theo cả hai trường hợp.  Tương tự thế, những tài liệu cổ điển không đề cập những hậu quả tiêu cực xãy ra khi chúng ta đã có một người phối ngẫu và chúng ta có hành vi tình dục với ai đấy khác, kẻ không có một người phối ngẫu hay kẻ không bị kềm chế bởi cha mẹ hay những thệ nguyện đối với hành vi tình dục.  Nhưng, chúng tôi cũng nghĩ ở đây, chúng ta phải nói rằng những loại hậu quả khổ đau tương tự cũng sẽ xãy ra.

7-      KHÔNG THÕA MÃN

Nếu chúng ta thẩm tra một cách sâu sắc, chúng ta khám phá rằng điều làm cho chúng ta có hành vi tình dục với người phối ngẫu của ai là sự không thõa mãn.  Nếu chúng ta đã có một người phối ngẫu, nó là sự không thõa mãn với người phối ngẫu của chúng ta làm cho chúng ta phải đi tìm một người khác.  Thậm chí nếu chúng ta không có một người phối ngẫu, chúng ta bị dẫn dắt để có hành vi tình dục với người phối ngẫu của ai đấy  bởi vì chúng ta không thõa mãn với việc tìm kiếm một người đối tác trong số những người mà với họ chúng ta sẽ có một mối quan hệ thích đáng.  Có lẽ chúng ta thậm chí không cố gắng.

Không thõa mãn là thủ phạm chính phía sau hầu hết các hình thức của thái độ tình dục không thích đáng được đề cập trong những tài liệu cổ điển – hành vi tình dục ở những nơi không thích đáng trên thân thể, tại những thời điểm không thích đáng, tại những địa điểm không thích đáng, và v.v… Điểm chính yếu phía sau của chúng là sự không thõa mãn.  Thí dụ, hãy nói rằng chúng ta có thể có hành vi tình dục trong sự riêng tư của phòng ngũ chúng ta vào lúc ban đêm khi không có ai đến và gỏ cửa.    Nhưng chúng ta không thõa mãn với điều ấy – nó không đủ thích thú.  Thế là chúng ta quyết định làm chuyện ấy ngoài sân sau vào giữa ban ngày, khi bất cứ người nào có thể đi vào, thấy chúng ta, và làm nguyên nhân cho đủ loại bở ngở hay tai tiếng.  Hay chúng ta có thể có chuyện ấy giữa sàn nhà trong phòng khách giữa ban ngày, khi những đứa con nít có thể đi vào bất cứ lúc nào và thấy chúng ta.  Điều này có thể là nguyên nhân cho một chấn thương tâm lý nghiêm trọng đối với đứa bé.

Không thõa mãn có thể biểu hiện qua nhiều hình thức.  Một cách căn bản, chúng ta không thõa mãn những gì chúng ta có và chúng ta muốn thêm nữa.  Thí dụ, chúng ta có thể thức tình dục thiết lập như thế nào đấy với người phối ngẫu của chúng ta trong những hình thức tình dục trên những tư thế và cung cách trong một sự đồng ý qua lại nào đấy.  Không cần nghiêm ngặt một cách đạo đức: chỉ có một tư thế và thế thôi.  Nhưng hãy nói rằng chúng ta có một vốn tiết mục hình thành những hình thức.

Đầu tiên, cho một tiết mục như thế là một thứ thích đáng, nó không thể bao gồm những hình thức tình dục tàn phá theo quy ước hay theo thói thường cho người phối ngẫu của chúng ta hay cho chúng ta.  Nếu tiết mục dàn dựng của chúng ta là còng trói người kia trong xích và rồi hành hạ hay tra tấn họ trước khi hay trong khi tiến hành chuyện tình dục, thái độ tình dục bạo hành như thế là không thể chấp nhận.  Hay nếu chúng ta có hành vi tình dục mà không có bao bảo hộ với ai đấy mà từ người ấy chúng ta có thể vướng chứng bệnh tật qua tình dục, hay đến người nào đấy mà chúng ta có thể truyền bệnh tật như vậy nếu chúng ta bị tiêm nhiễm, điều đó cũng là tàn phá và không thể chấp nhận được.  Những hình thức của những hành vi tình dục của chúng ta cần, trên cấp độ quy ước theo thói thường, là những người vừa phải và mạnh khỏe.

Dĩ nhiên có thể có nhiều ý kiến, cả cá nhân và văn hóa, như hình thức nào của tình dục là phải chăng và lành mạnh, và những hình thức nào là tàn phá, nhưng hãy để sự bàn luận đó qua một bên.  Điều làm cho hành vi tình dục tàn phá ở đây là chúng ta không thõa mãn với kiễu mẫu đồng ý với nhau là không tàn phá và, thí dụ, chúng ta cần nhìn vào sổ tay về những hình thức tình dục kỳ lạ bí hiểm và cố gắng hàng trăm tư thế khác nhau để làm cho tình dục thú vị hơn.  Chúng ta thậm chí nghĩ rằng, “Hãy có chuyện ấy trong khi đứng trên đầu chúng ta,” bởi vì chúng ta đang tìm kiếm cho một ý tưởng khoái lạc nào đấy mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra – không bao giờ.  Chúng ta đang tìm kiếm cho một loại kinh nghiệm tình dục lý tưởng nào đấy, và điều đó đơn giản là huyền bí, giống như sự huyền bí của một người phối ngẫu lý tưởng và một sự kích thích cực điểm tuyệt diệu.  Nó sẽ chẳng bao giờ xãy ra.

Đó thật sự là thủ phạm phiền hà, không thõa mãn, đấy là sự mong ước cho điều gì đấy nữa, thêm nữa; điều gì đấy khá hơn,tuyệt hơn.  Điều trông đợi ấy là căn cứ trên sự chấp trước cho “TÔI, TÔI, tôi muốn có thêm nữa.”  Đặc biệt trong những chốn như thế này, nơi mà một cộng đồng với tác động ấm áp đến mỗi người khác sống gần gũi với nhau, xa cách thành thị, và nơi mà đôi khi những con người đã sẳn trong một mối quan hệ phối ngẫu có liên hệ tình dục với những người phối ngẫu của những  kẻ khác, điều quan trọng là để thẩm tra động cơ cho thái độ như thế.  Đấy là điều quan trọng để nhìn nếu nó căn cứ trên sự không thõa mãn với chính ngưởi phối ngẫu của mình và tìm kiếm cho điều gì đấy khá hơn, tốt hơn, thích hơn.

Nếu nó căn cứ trên một thái độ như thế, nó sẽ là tự tàn phá.  Nó sẽ không tránh khỏi làm nguyên nhân cho những vấn nạn và buồn phiền của chúng ta.  Cho dù nó sinh sản hạnh phúc an lạc hay bất hạnh ưu phiền cho người đối tác mới của chúng ta hay cho người phối ngẫu cũ của chúng ta lại là một vấn đề khác.  Nó sẽ không tránh khỏi phát sinh những vấn đề rắc rối cho chúng ta.  Nó là sự lựa chọn của chúng ta.  Nếu chúng ta tiếp tục không vui và chán nãn – bởi vì loại tìm kiếm này là số phận đến tình trạng vở mộng – thế thì cứ tiếp tục.  Tốt thôi, đấy là sự lựa chọn của chúng ta.  Nhưng nếu chúng ta muốn chấm dứt sự buồn phiền này, sự băn khoăn này của một sự thất vọng triền miên và luôn luôn tìm kiếm cho điều gì ấy khá hơn,  chúng ta cần hạn chế khỏi loại hành động này.

8-      “THÂN THỂ XINH ĐẸP” VÀ TỰ DO YÊU ĐƯƠNG

Một điểm khác là chúng ta có thể đang lừa dối chính mình về điều cấu thành thái độ tình dục vô tội.  Ở phương Tây, chúng ta có khái niệm về “thân thể xinh đẹp.”  Tôn thờ thân thể có lẻ là di sản của chúng ta từ Hy Lạp cổ đại và sau đó là thời kỳ phục  hưng.  Quý vị biết thái độ, “Thân thể trẻ trung là vô cùng xinh đẹp và toàn hảo” và chúng ta hầu như thờ phượng nó.  Với loại thái độ ấy đối với thân thể, rồi thì sau đấy chúng ta có hành vi tình dục, chúng ta thấy như là một điều kỳ diệu và đẹp đẻ.  Chúng ta tin rằng nó thật sự sẽ mang đến cho người kia và chúng ta một niềm hạnh phúc vô biên.  Chúng ta đang nói về khái niệm tiêu biểu của Tây phương về “tự do yêu đương,” mà một số người có nó.

Thí dụ, chúng ta có thể đã có một mối quan hệ tình dục với một người đối tác và chúng ta gặp ai đấy tại một buổi tiệc là người mà chúng ta cảm thấy hấp dẫn và gợi cảm.  Chúng ta có thể nghĩ, “Tôi không thật sự không thõa mãn với người phối ngẫu của tôi.  Nhưng thân thể người này quá xinh đẹp; tôi phải âu yếm nó.  Chúng tôi phải làm chuyện ấy và làm lễ tuyên dương sự xinh đẹp của thân thể chúng tôi.  Làm chuyện ấy sẽ vô cùng tuyệt diệu.”  Chúng ta thậm chí có thể nghĩ, “Hành vi tình dục sẽ thật là thiêng liêng.”  Những cảm nghĩ ngu ngơ như vậy thật là một trường hợp tự lừa dối.  Bên dưới sự tin tưởng của chúng ta rằng tình dục là “tự do” và hoàn toàn vô tội, tuyệt đẹp, và ngay cả thiêng liêng, có thể là một thông đồng to lớn của dục vọng, tham đắm, và dính mắc, được hổ trợ bởi sự tôn thờ khờ khạo của chúng ta về sự xinh đẹp của thân thể.

Như một người Tây phương, hầu hết chúng ta không thích những giáo huấn của Đạo Phật quan tâm đến tỉnh thức, một vấn đề nằm bên dưới làn da, điều gì bên trong bao tử, và ruột, và v.v…  Nhưng, khi chúng ta u mê về thực tại của những gì bên trong thân thể, chúng ta bị đặt vào trong sự huyền bí của thân thể xinh đẹp, và thân thể sau đó trở thành một đối tượng của dục vọng ám ảnh (kích thích tham dục).

Phật giáo giải thích sự mong ước tham dục như một cảm xúc phiền não mà nó căn cứ trên một nhận thức sai lầm về đối tượng của nó.  Một cách đặc biệt hơn, nó căn cứ trên sự thổi phồng những phẩm chất tốt đẹp hay sự hấp dẫn đối với đối tượng của nó.  Trong trường hợp đối tượng là thân thể, sự mong ước dục vọng xem điều gì đấy căn bản là không sạch sẽ lại cho là thanh bạch và diệu kỳ.  Hãy sống trong tình trạng của mùa hè khoảng một tuần mà không tắm rửa hay không xúc miệng để thấy thân thể sạch sẽ như thế nào. Hãy mong ước tham dục lưu tâm gì ấy về cơ bản là sẽ sản sinh rắc rối thành cội nguồn của căn bản hạnh phúc.  Hay điều gì ấy là biến đổi vô thường thành thường còn mãi mãi.  Hay điều gì đấy không có bản chất vững chắc lại cho là có bản chất vững chắc.  Khi chúng ta đang hành động dưới sự ảnh hưởng của sự nhận thức sai lầm u mê như thế, là chúng ta sản sinh những vấn đề rắc rối cho chính chúng ta.

Thế nên, một lần nữa nếu chúng ta muốn tránh điều buồn phiền như một kết quả cho thái độ tình dục của chúng ta, điều chúng ta cần phải là tránh lý tưởng hóa tình dục.  Điều ấy không có nghĩa là chúng ta phải chấm dứt hành vi tình dục.  Nhưng đừng lý tưởng hóa nó.  Nói một cách khác, hãy thực tế về thân thể của người khác và của chính chúng ta.  Bàn chân thì thường ẩm ướt và mùi khó chịu. Đấy là điều gì [chân thật của nó] ở đó, thế nên đừng giả vờ rằng nó không ở đấy và rằng thân thể luôn luôn xinh xắn và kỳ diệu vô cùng như sự biểu hiện của phim ảnh Hồ Ly Vọng (Hoollywood) – nó không thế đâu!

Và tình dục sẽ không mang đến hạnh phúc chân thật cho con người này hay cho chúng ta.  Vì thế nếu chúng ta nghĩ, “Ồ, tôi sẽ làm chuyện ấy với một người khác và nó sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề  và làm cho họ vui vẻ,”  hay “Nó sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề rắc rối của tôi và làm cho tôi hạnh phúc,”  đó là sự huyền bí [mà chúng ta ngu ngơ khờ dại đặt để cho mục đích dục tình].  Rõ ràng, vấn đề sẽ không diễn ra như thế đó.  Có thể nó sẽ ban cho chúng ta hay cho họ một vài sự khuây khõa tạm bợ cho đở căng thẳng, nhưng hãy thực tế về điều đó.  Sự khuây khõa chỉ là tạm bợ.  Không có gì vững chắc, hay sâu sắc.  Không có gì to tát. Nó sẽ không tồn tại lâu, rõ ràng như thế.  Do vậy, chúng ta không nên tự lừa dối chính mình về điều đó.

Hãy nhớ rằng, không có điều nàotrong đạo đức Phật giáo nói rằng, “Quý vị nên làm điều này và quý vị không nên làm điều kia.”  Tất cả là vấn đề chúng ta  muốn chấm dứt nguyên nhân tạo nên những vấn nạn rắc rối cho chúng ta và của vấn đề có một sự thông hiểu thực tiển về nhân quả hành vi (nhân như thế sẽ tạo ra quả như thế.) 

9-     BIỂU LỘ CẢM XÚC

Một điểm cuối cùng trước khi chúng ta bắt đẩu tiết mục thảo luận là vấn đề làm thế nào biểu lộ sự tác động đến người khác.  Cho dù có hay không chúng ta ở trong một mối quan hệ và có một người phối ngẫu, nếu chúng ta cảm thấy sự tác động rất  mạnh mẽ đến ai đấy, thì cung cách nào thích hợp để biểu lộ sự cảm xúc ấy?  Một số người có thể nghĩ rằng cách thật sự duy nhất để biểu lộ tình cảmlà trong một loại hình thức tình dục nào đấy.  Nó có thể không bằng sự tiến hành một hành vi tình dục thật sự với người ấy đến cực điểm kích thích, nhưng nó có thể là bằng khuynh hướng hành động hổ tương trong một hình thức kích thích tình dục – kích thích đến chúng ta, kích thích đến họ, hay cả hai.  Nhưng rõ ràng chúng ta sẽ không nghĩ áp dụng những phương pháp như thế đến mọi người chúng ta có sự cảm xúc đến.  Tôi có sự cảm xúc lớn lao đến con  chó của tôi, thí dụ thế, và thường biểu lộ tình cảm ấy bằng sự nâng niu nó.  Nhưng tôi sẽ không nghĩ rằng tôi sẽ có hành vi tình dục với con chó của tôi và tôi sẽ không nghĩ đến việc kích thích tình dục với nó.

 

Điều này trở thành một câu hỏi hấp dẫn khi chúng ta bắt đầu nhìn vào vấn đề biểu lộ tình cảm như thế nào có thể bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa.  Thí dụ, khi những người Tây phương đi đến Ấn Độ hay Trung Đông, đôi khi họ cảm thấy bối rối về những biểu lộ tình cảm của những người địa phương.  Đây là bởi vì ở Ấn Độ và hầu hết ở Trung Đông hai người bạn cùng giới tính nắm tay nhau trong khi đi bộ hay nắm tay nhau rất lâu.  Biểu hiện như thế ở phương Tây sẽ bị nghĩ trong một cung cách khác.  Ở Ấn Độ và Trung Đông không có tính mãnh liệt về tình dục.  Trong những nền văn hóa ấy, nắm tay nhau là một dấu hiệu thích hợp của sự biểu hiện tình cảm và tình bạn đến ai  đấy cùng giới tính; trái lại trong nền văn hóa Anh quốc và Hoa Kỳ được xem như có tính tình dục cao độ và do vậy biểu hiện như thế xem như thái độ không thích hợp cho những người khác giới tính luyến ái.

Một thí dụ khác trong những nền văn hóa Tây phương, khi một người đàn ông chào hỏi một người đàn bà, ông ta hôn trên má bà ấy hai, ba, hay thậm chí bốn lần, tùy theo nền văn hóa, và điều này cách nào đi nữa cũng không có tính tình dục mãnh liệt.  Thật sự, ông ta chỉ ấn má ông ta vào má bà ấy và không thật sự chạm môi ông ta trên mặt bà ấy.  Nhưng ở Ấn Độ, thí dụ, những người đàn ông sẽ không bao giờ làm điều ấy.  Thực tế, trong văn hóa Hồi giáo Trung Đông, những người đàn ông chào hỏi nhau trong hình thức này (chạm má vào nhau hay hôn trên má), chắc chắn cũng không có tính tình dục cao độ.

Một điểm thú vị khác là người Tây phương dường như có sự ám ảnh hay bị bức bách này để nói,  “Tôi yêu mình”  hoặc “Anh yêu em” hay “Em yêu anh” (I love you).  Giống như là sự biểu lộ tình yêu của chúng ta bằng lời nói có thể làm nó thành sự thật.  Giống như là những lời nói ấy có thể  làm cho tình yêu của chúng ta thật sự hiện hữu.  Và nếu quý vị nói lên câu ấy với tôi rằng quý vị  yêu tôi, thì cũng thế nó có thể làm cho tình yêu thật sự [hiện hữu].  Trái lại, nếu quý vị không nói “tôi yêu mình” (I love you), hay quý vị không nói nó thường thường, điều ấy bao hàm rằng quý vị không thật sự  yêu tôi.  Thật là thú vị, từ quan điểm của tính không, để thấy chúng ta tưởng tượng  một cách ‘giả dối’[hay ảo tưởng của chúng ta] rằng ngôn ngữ có thể tạo nên hay chứng tỏ sự hiện hữu thật sự tình cảm của chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta nhìn vảo truyền thống của xã hội Ấn Độ, người ta không nói “tôi yêu mình” (I love you) với nhau, ngay cả đối với người phối ngẫu hay con cái của họ.  Trong tiếng Tây Tạng, thậm chí không có thành ngữ “tôi yêu mình” (I love you).  Một người biểu lộ tình yêu của mình và cảm xúc của mình bằng hành động của mình, chứ không phải bằng lời nói của mình.

Sự xác đáng của điều này là nhằm để bày tỏ tình cảm mạnh mẽ của chúng ta đến ai đấy, chúng ta cần có một tiếp xúc tình dục với người ấy không?  Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần, chúng ta có thể đang lừa dối chính mình.  Động cơ của chúng ta có thể đúng ra không chỉ là ngây thơ, mà cũng là ao ước tình dục.  Ở đây, sự ngờ nghệch sẽ là, “tôi phải làm chuyện ấy với anh/em nhằm để chứng tỏ và biểu lộ tình cảm của tôi.  Đây là cách duy nhất để biểu lộ tình yêu thật sự của tôi.”  Ngay cả nếu chúng ta không nghĩ trong một cung cách cực độ như vậy, chúng ta có thể cảm thấy sự bức bách để biểu lộ tình yêu của chúng ta bằng hôn người ấy một cách say đắm trên môi.  Đây là một đầu đề quan trọng để suy nghĩ.  Có phải hôn trên môi ai đấy một cách nồng nàn  thật sự bày tỏ và chứng minh tình yêu của chúng ta không, và có phải đây là cách duy nhất để truyền đạt không?  Đây là một điểm rất hấp dẫn, thật sự, đặc biệt khi chúng ta đi sâu hơn và sâu hơn nữa trong sự thẩm tra những động cơ cho hành vi tình dục của chúng ta.

Nhưng, có lẽ như thế cũng đủ cho phần trình bày mở đầu.  Hãy thảo luận một số vấn đề.

 

10- TÌNH DỤC,  VUI THÚ, VÀ SỰ ĐA DẠNG

HỎI:  Vui thú là thế nào?  Tình dục cũng là vui thú và là điều gì ấy đẹp đẻ cho cả hai người.  Cũng thế, tương tự với thực phẩm và đói khát, tôi không muốn sống đơn thuần với bánh mì và nước mỗi ngày.  Vì thế, tôi cố gắng nấu nướng một bửa ăn hay thỉnh thoảng đi ăn ở tiệm, đúng là làm cho thú vị bằng việc thêm một số thay đổi  nào đấy.  Có phải đấy là một thái độ hợp lý phải có nhằm để duy trì sự khỏe mạnh và  toại nguyện?

BERZIN:  Có hai điểm từ câu hỏi của bạn.  Đầu tiên, tình dục là vui thú. Vâng, tình dục là thú vị.  Vấn đề rắc rối là khi chúng ta lý tưởng hóa tình dục và tưởng rằng đấy là phương pháp toàn hảo để làm cho chúng ta hạnh phúc.   Điều sẽ sản sinh ít nhất rắc rối ở đây là hưởng thụ tình dục như nó là thế, và không làm cho nó thành điều gì đấy lớn hơn thế ấy.  Chắc chắn, nó vui thú.  Nhưng nó không phải là hạnh phúc lý tưởng mãi mãi.  Ăn uống là thú vị và thậm chí là vui thích; nhưng khi chúng ta ăn xong, sau một vài giờ chúng ta đói bụng trở lại.  Điều này cũng giống như hành vi tình dục.

Điểm thứ hai lưu tâm đến sự tương tự đấy là chúng ta sẽ cảm thấy ngán ngẫm nếu chỉ ăn bánh mì và uống nước mãi, thế nên đôi khi chúng ta muốn điều gì đấy lạ thích hơn là tự nhiên thôi.  Nghĩ như thế về tình dục nó nói nhiều hoàn toàn về quan hệ chăn gối mà chúng ta có với người phối ngẫu của chúng ta.  Nếu quan hệ gối chăn dường giống như bánh mì và nước với chúng ta, thế thì có điều gì đấy sai sót với mối quan hệ ấy.  Có những hình thức lạ mắt về tình dục – giống như nấu một bửa ăn cầu kỳ - hay tình dục với một người lạ nào đấy như một sự thay đổi – giống như đi ăn tiệm – sẽ không giải quyết được vấn đề.  Chắc chắn nó sẽ làm cho tệ hại hơn.

ĐÁP:  Tôi đề cập đến thí dụ này chỉ bởi vì giáo sư ví sự khao khát tình dục tương tự như sự đói khát về thức ăn.  Ăn bánh mì và uống nước thì tốt cho bao tử và đẹp cho cõi lòng, nhưng không phải mỗi ngày nếu chúng ta muốn giữ cho sự vui thích sống động.

BERZIN:  Điều này gợi lên một điểm rất thú vị.  Vui thú là gì?  Vui thú là điều rất khó để định rõ.  Có ai muốn cho một định nghĩa về vui thú không?  Chỉ đưa một thí dụ, tôi nhớ, một lần với vị thầy của tôi là Serkong Rinpoche ở Hòa Lan.  Chúng tôi đang ngồi với một số người rất giàu sang, họ có những chiếc thuyền bơi rộng (yacht).  Họ để nó trong một cái hồ Hòa Lan nhỏ xíu, và một ngày nọ, họ đưa chúng tôi du thuyền.  Nó làm cho chúng tôi có cảm giác như đang ở trong một cái bồn tắm.  Tất cả chúng tôi có thể làm là dạo một vòng quanh cái hồ bé bỏng ấy, giữ hàng lối với khoảng năm mươi chiếc thuyền rộng cùng làm như thế.  Serkong Rinpoche bình luận với tôi bằng tiếng Tây Tạng về cả sự kiện này là, “Đây là điều mà họ gọi là vui thú à?”

Thế thì “vui thú” là gì?  Có phải vui thú là bước lên một chiếc xe lửa chạy vòng vo, lên đèo, xuống dốc, lộn ngược trong một khu vui chơi làm cho chúng ta choáng váng và hoàn toàn kinh khiếp?  Có phải điều đó thật sự là hạnh phúc?

11- KHÔNG THÕA MÃN VÀ BUỒN CHÁN

Trong bất cứ trường hợp nào, hãy trở lại vấn đề tình dục và làm cho nó thích thú.  Điều này đưa chúng ta vào trong toàn bộ sự bàn luận về buồn chán là gì và tại sao buồn chán phát sinh?  Chúng tôi nghĩ rằng buồn chán đến từ việc có quá nhiều chọn lựa thuận tiện và vì thế cũng là sự trông mong muôn màu muôn vẻ.  Chúng ta được dạy để mong đợi như một đứa bé trong xã hội Tây phương hiện đại.  Một đứa bé phương Tây luôn luôn được hỏi, “Con muốn gì?  Con muốn mặc gì hôm nay?    Con muốn ăn gì hôm nay?”  Từ độ tuổi rất sớm, một đứa bé Tây phương được dạy để chọn lựa trong một tình trạng khả dĩ rất rộng rãi.  Một cách tự nhiên, đứa bé đến với sự dự tính hay trông đợi mà sự đa dạng và những chọn lựa sẽ luôn luôn sẳn sàng.

Thí dụ, hãy xem những siêu thị và số lượng các băng tần trên đài truyền hình ở phương Tây.  Có hàng trăm sự lựa chọn.  Căn cứ trên sự trông đợi tìm cầu những gì đấy hấp dẫn trong những sự lựa chọn đa dạng sẳn sàng, chán nãn sẽ phát sinh mau chóng, vì chúng ta chẳng bao giờ thõa mãn với những gì chúng ta có.  Chúng ta luôn luôn hy vọng cho một điều ấy mới mẽ hay khác lạ mà nó sẽ hấp dẫn hơn và ngon miệng hơn.

Sự trông đợi cho sự đa dạng, và sự buồn chán thường đồng hành với nó, dường như được mang vào trong những thái đội của phương Tây hiện đại đối với dục tình.  Như những người Tây phương hiện đại, chúng ta dường như thích sự đa dạng trong chuyện chăn gối của chúng ta, vì chúng ta có khuynh hướng cảm thấy ngán ngẫm với cùng một món ăn mỗi lần.  Sự đa dạng ấy có thể là trong hình những hình thức của những tư thế khác nhau với người phối ngẫu của chúng ta, nó có thể trong hình thức của sự giao tiếp với những người đối tác khác nhau.  Thế nên, chúng ta cần nghĩ về vai trò của sự buồn chán trong sự đòi hỏi của chúng ta đối với việc có thêm thú vị trong dục tình.  Chúng ta cần nghĩ về những gì hấp dẫn và những gì không hấp dẫn nữa, và những giới hạn gì cho mỗi thứ và tại sao?

Như đối với việc làm thế nào chúng ta ở phương Tây hiện đại có thể đối phó tốt nhất với sự mong đợi giành được và cần thiết  của chúng ta cho sự đa dạng.  Chúng tôi nghĩ rằng, như chúng tôi đã đề cập phía trước, một vốn liếng với người phối ngẫu gối chăn chính thức của chúng ta có thể là giải pháp, tốt hơn có quan hệ tình dục với những người bên ngoài quan hệ của chúng ta.  Nếu người phối ngẫu của chúng ta và chúng ta có một sự thỏa thuận qua lại nào đấy trên chế độ tình dục, mà nó không chỉ một tư thế, mà hãy nói là nó chứa đựng một mục lục của vài hạng mục, thế thì điều ấy sẽ cho chúng ta một ít sự đa dạng.  Sự kiện mà làm nguyên nhân tạo nên rắc rối ngay cả khi có sự đa dạng này với người phối ngẫu của chúng ta là nếu chúng ta tiếp tục tìm kiếm cho một phương cách mới để làm tình.  Một sự tìm kiếm như thế căn cứ trên sự không thõa mãn và tiếp tục chán nãn, thất vọng, vì thế chúng ta không thích thú  với những gì chúng ta có.  Thái độ đó là thủ phạm tạo nên rắc rối.

Chúng tôi không nghĩ là chúng ta có thể nói rằng dĩ nhiên nó là tàn phá một cách cố hữu trong việc có chuyện gối chăn trong một vài tư thế khác nhau với người phối ngẫu của chúng ta và điều đó sẽ chín muồi thành bất hạnh và khổ đau.  Vấn đề là thái độ buồn chán, không thõa mãn, và sự tìm kiếm không thôi cho điều gì đấy hấp dẫn hơn, thú vị hơn.  Điều này cũng đúng nếu chúng ta nếu chúng ta nghĩ về việc nếm mùi điều ấy khác biệt và hy vọng thú vị hơn với một đối tác khác, ngay cả chỉ một lần trong đời, và rồi thì trở lại sự tiết chế dục tình thông thường của chúng ta.

HỎI:  Giáo sư có thể nói thêm về sự không thõa mãn không?

BERZIN:  Không thõa mãn và sự trông đợi liên kết một cách gần gũi với nhau.  Chúng đến từ sự so đo tính toán kế hoạch và chấp trước cho những gì không hiện hữu.  Ở đây, những gì chúng ta đề ra là một người phối ngẫu lý tưởng, toàn hảo.  Sẽ có một hoàng tử hay công chúa đẹp như mơ trên lưng một con bạch mã, người sẽ là toàn bích.  Chúng sẽ làm chuyện ấy và sẽ có kèn Tây và pháo bông phía đàng sau và chúng ta sẽ trúng số độc đắc.  Điều này là hoàn toàn tưởng tượng.  Nó sẽ chẳng bao giờ xãy ra.  Thế nên không thõa mãn đến từ sự tin tưởng trong huyền thoại, trong câu chuyện thần thoại mà những hoàng tử hay công chúa mộng mơ đang chờ đợi chúng ta ở đâu đấy, và rằng một kích thích cực điềm độc đắc hiện hữu.

12- LÀM CHO HOÀN CẢNH NGÔI NHÀ KHÓ KHĂN

NHẸ NHÀNG HƠN

LƯU Ý:  Khi chúng ta có chuyện ấy với một người khác, người không chia sẻ cuộc sống hàng ngày với chúng ta với tất cả những rắc rối hàng ngày của nó, và người không mệt mõi vào cuối một ngày làm việc vất vả hay với những đứa trẻ, điều ấy dễ dàng hơn nhiều.  Điều ấy sẽ nhẹ nhàng hơn nếu chúng ta vượt ra ngoài mối quan hệ với người phối ngẫu thông thường của chúng ta.  Có một sự khác biệt lớn lao trong phẩm chất của kinh nghiệm dục tình này với ai đấy khác.

BERZIN:  À, vậy động cơ là gì?

ĐÁP:  Thư giản và làm cho hoàn cảnh chúng ta nhẹ nhàng hơn.

BERZIN:  À, một lần nữa chúng tôi nghĩ rằng có nhiều phương cách khác nhau để làm giảm bớt hoàn cảnh. Chúng ta cần đưa vào sự cân nhắc của nhân quả.  Chúng ta có thể chạy bộ nhẹ, chơi một môn thể thao nào đấy, đi xem phim, thủ dâm trong bồn tắm, hay làm chuyện ấy với một người hành nghề tình dục chuyên nghiệp, một người độc thân, hay với người tình của ai đấy.  Trong đòi hỏi của chúng ta để làm nhẹ bớt ưu phiền, điều nào trong những sự chọn lựa này sẽ ít tàn phá hơn, điều nào sẽ nặng nề hơn?  Chúng có bình đẳng như nhau hay không?

Một hình thức của bất giác [1] hay si mê liên quan tới nhân quả nghiệp báo.  Chúng ta có thể nghĩ rằng sẽ không có hậu quả nào từ những hành vi của chúng ta, hay chỉ vì chúng ta không muốn nghĩ về chúng mà thôi.  Nhưng, chúng ta cần nghĩ về những ảnh hưởng thái độ của chúng ta trong hoàn cảnh này sẽ có như thế nào, không chỉ mình chúng ta, mà cũng là đối với người phối ngẫu của chúng ta, người bạn tình của người khác nếu họ có, và đối với bất trẻ con nào liên hệ.  Thậm chí chúng ta phải nghĩ về những hậu quả đối với cộng đồng như một tổng thể, vì chúng ta sống trong một cộng đồng nhỏ bé như thế.  Trong  một vài trường hợp, nếu chúng ta nếm thử một trái cây lạ và rồi thì trở lại với bánh mì và nước lọc, chúng ta thậm chí buồn chán hơn, bức rức hơn.

Dĩ nhiên, nhiều thứ tùy thuộc trên từng trường hợp cá biệt.  Nhưng chúng ta cần thẩm tra thật sự động cơ của chúng ta, đến tất cả những ngưởi liên hệ và cảm giác của họ, và, trên một trình độ căn bản hơn, mối quan hệ với người phối ngẫu của chúng ta.  Chúng ta cần thẩm xét những hậu quả của mỗi lựa chọn thuận tiện.  Nó không quá dễ dàng.  Có phải có thể có một sự khuây khỏa nổi buồn chán, làm nhẹ căng thẳng của hoàn cảnh, trong những cách khác hơn là tìm kiếm và có một quan hệ tình dục với ai khác đấy hay sao?  Hay có phải đó là phương sách duy nhất?  Và nếu chúng ta nghĩ rằng đó là cách duy nhất, thế thì nó trở thành một câu hỏi quan trọng, tại sao đó là cách duy nhất?  Có phải có một quan hệ tình dục là một cách biểu lộ tình cảm đến con người này, bởi vì chúng ta phải có những cảm giác yêu thương sâu xa cho người ấy; hay có phải chúng ta làm chuyện ấy với bất cứ người nào muốn và sẳn sàng?  Đó cũng là một câu hỏi lý thú.

Cũng thế, chúng ta cần nhìn vào trình độ mà chúng ta đang hướng tới cho sự thực hành tâm linh của chúng ta.  Chúng ta có đang hướng tới hoàn toàn cho sự giải thoát hay giác ngộ không?  Trong trường hợp đó, chúng ta muốn tránh bất cứ điều gì làm nguyên nhân cho khổ đau hay hạn chế khả năng của chúng ta để giúp đở người khác.  Thế nên, chúng ta sẽ kềm chế mình khỏi bất cứ quan hệ ngoại tình nào, vì nó chắc chắn sẽ đem tới nhiều rắc rối hơn, điều mà, vào lúc cuối, sẽ làm cho những người khác mất tin tưởng vào chúng ta.  Hay có phải chúng ta đang có khuynh hướng cải thiện vòng sinh tử luân hồi?  Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ cố gắng lựa chọn những hành vi tàn phá nhẹ nhàng nhất, và, thậm chí tốt hơn, hãy cố gắng để tìm một giải pháp đạo đức trung tính.  Điều này cũng đúng ngay cả chúng ta không đang theo đuổi một con đường tâm linh.

13- NHỮNG QUAN HỆ KHÔNG HÀI LÒNG

HỎI:  Nếu chúng ta đang hướng tới giải thoát, thí dụ thế, có phải nó có nghĩa là chúng ta phải trụ trong một hoàn cảnh mà chúng ta cảm thấy không toại ý và thật sự buồn phiền hay không?  Làm thế nào chúng ta biết khi nào là thời điểm để chấm dứt mối quan  hệ?

BERZIN:  Khi một mối quan hệ tàn phá lẫn nhau và chúng ta không thể chửa trị nó, đấy chắc chắn đúng là thời điểm để chấm dứt mối quan hệ ấy.  Giáo huấn nhà Phật không bao giờ nói rằng chúng ta phải ở lại trong một hoàn cảnh tồi tệ hay tiêu cực.  Nhưng điều quan trọng là phải chân thật với người kia.  Nếu chúng ta đang cố gắng để lìa khỏi mối quan hệ, hãy lìa khỏi mối quan hệ.  Đừng giữ mối quan hệ ấy và liên hệ với ai đấy khác cùng một lúc, bởi vì điều ấy rõ ràng chỉ làm cho tình trạng tệ hại hơn.

ĐÁP:  Tôi nghĩ rằng một trong những lý do cho những mối quan  hệ không hài lòng và những rắc rối lớn lao trong họ là vì họ tiến vào mối quan hệ với dự kiến rằng nó sẽ là mãi mãi.  Giáo sư biết, ý tưởng “cho đến chết chúng ta mới chia lìa.”

BERZIN:  Theo quan điểm Đạo Phật, chúng ta nghĩ trong những hình thức của những vô lượng kiếp sống của quá khứ và tương lai.  Một mối quan hệ gần gũi với ai đấy không là điều gì đấy giới hạn chỉ trong những ràng buộc của một kiếp sống.  Nếu chúng ta có một mối quan hệ mạnh mẽ với ai đấy, đấy là do bởi nghiệp quả kết hợp từ những kiếp sống trước.  Giống như thế, khi chúng ta chấm dứt một mối quan hệ bằng sự chia tay với nhau, nghiệp quả liên hệ không kết thúc đúng bằng số không và chúng ta sẽ không bao giờ gặp gở hay có bất cứ mối liên hệ với người ấy trong những kiếp sống tương lai.  Chúng ta không thể quẳng ai đó đi trong một thùng rác giống như vứt đi một bắp cải cũ  đã thối rữa.

Vì thế, nếu người phối ngẫu của chúng ta và chúng ta quyết định tốt nhất là chấm dứt mối quan hệ, hãy nói có một vụ ly dị hay chấm dứt sống chung với nhau hay chấm dứt chuyện tình dục với nhau.  Nếu có thể, chúng ta cố gắng để duy trì một loại quan hệ thân hữu nào đấy sau đó, thậm chí nếu chỉ với thái độ của chúng ta đối với người kia.  Điều này đặc biệt nếu có con cái liên hệ đến.  Nếu cả hai chúng ta đang sống trong một cộng đồng nhỏ, thế thì khi chúng ta gặp gở, chúng ta cần cố gắng thân thiện.  Nếu chúng ta thù địch với nhau, không tránh khỏi có một ảnh hưởng tiêu cực đối với những người khác chung quanh chúng ta.

ĐÁP:  Tôi hiểu có đúng không, rằng sự liên kết một cách nghiệp báo với ai đấy không chấm hết bằng sự chấm dứt một mối quan hệ riêng tư với người ấy?  Mối quan hệ chỉ đơn thuần thay đổi sự biểu hiện của nó?  Mối quan hệ thay đổi hình thức, vì thế ngay cả khi tôi ác ý và thù hận đối với người tình cũ của tôi, tôi vẫn đang liên hệ với người ấy?  Vì thế nếu giáo sư đang nói rằng  đúng hơn là liên hệ với người kia trong sự tích cực nào đấy, nhưng kém nồng nhiệt và thân mật hơn.  Điều đó cho phép hình thức thay đổi bằng sự duy trì trong tâm ý tưởng có một mối liên kết của đời sống và sự liên tục của nghiệp báo (cho đến khi hoàn toàn giải thoát).  Tôi có hiểu một cách đúng đắn không?

BERZIN:  Vâng, mặc dù có thể không dễ dàng, đặc biệt nếu người phối ngẫu của chúng ta là kẻ khởi đầu sự đổ vở và chúng ta vẫn còn cảm thấy tổn thương hay buồn đau. Nhưng, nếu bằng cách nào đấy, chúng ta cần vượt thắng sự buồn đau ấy  và cố gắng để phát triển một trạng thái tích cực của tâm thức.  Việc chính là tiếp tục với cuộc sống của chúng ta, mà không bị vướng mắc trong tư tưởng những chuyện trong quá khứ.  Chúng ta không có lựa chọn nào.  Cuộc sống tiếp diễn.

Nếu chúng ta vẫn xác nhận mình như một thành phần của một mối quan hệ xấu hay không toại ý, chúng ta sẽ tiếp tục cảm thấy tổn thương và có những cảm giác tiêu cực đối với người phối ngẫu cũ.  Nhưng nếu chúng ta bắt đầu một chương mới trong đời sống của chúng ta và xác nhận rõ với điều ấy – cho dù nó là một chương mới như một người độc thân hay như ai đấy trong một mối quan hệ khác – chúng ta sẽ ở trong một trạng thái cảm xúc vững vàng hơn nhiều.  Với sự vững vàng hơn và tự tin hơn trong khả năng của chúng ta để tiếp tục với đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ có thể có một loại thái độ tích cực nào đấy đối với người phối ngẫu cũ.  Chúng ta sẽ có thể tập trung hơn trên những phẩm chất tốt của người ấy, hơn  là trên những khuyết điểm và những khó khăn của họ mà chúng ta đã có với nhau.

14- BIỂU LỘ MỘT Ý NGHĨA THÂN THUỘC VỚI MỌI NGƯỜI

HỎI:  Có phải là chúng ta liên hệ và nối kết với mọi người và mọi thứ trong một cách nào đấy?   Chúng ta chỉ biểu hiện hơn sự nối kết ấy khi chúng ta ở trong mối quan hệ phối ngẫu với người kia.

BERZIN:   Điều ấy trở lại câu hỏi giống như mà chúng tôi đã nêu lên phía trước về việc làm thế nào chúng ta biểu lộ sự thân thuộc ấy và có cần thiết để biểu lộ nó qua hành vi tình dục với ai đấy, cầm tay nhau, ăn uống chung với nhau, đi chơi với nhau, hay vì nữa?

Câu hỏi này về việc làm thế nào biểu lộ cảm xúc thật là nồng nhiệt.  Đấy là bởi vì, nếu chúng ta nhìn vào câu trả lời thích đáng của Giáo Pháp, nó sẽ là chúng ta cần biểu lộ cảm xúc trong một cách mà người kia có thể tiếp nhận tốt nhất và thông hiểu nó mà không suy diễn sai lầm.  Sự biểu hiện cảm xúc của chúng ta cần truyền đạt một cách đúng đắn đến người kia, đúng không?

Bây giờ, với một số chúng sinh nào đấy, điều ấy dễ dàng.  Tôi có thể biểu lộ tình cảm đối với con chó của tôi bằng cách vỗ vỗ lên đầu nó hay cho nó một cục xương.  Đây là những cách thích hợp để biểu lộ tình cảm đến một con chó, điều mà con chó có thể thấu hiểu và cảm kích.  Tôi không nghĩ đến sự biểu lộ cảm xúc cho con chó của tôi trong cùng một cách mà tôi sẽ làm đến một con người, mặc dù đôi khi chúng tôi có muốn ôm con chó tôi.  Nhưng con chó của tôi không thật sự thích được ôm.  Đó là một cách không thích hợp để biểu lộ tình cảm đến một con chó.  Trái lại, những con chó biểu lộ cảm xúc đến một con khác, đặc biệt nếu chúng sắp làm tình với nhau, con đực sẽ cắn trên cổ con cái.  Tuy nhiên, đó sẽ không là một cách thích hợp đối với con người để biểu lộ tình cảm trên con chó của mình, hay đến một con người khác.

Giống như thế, trong những con người, những cách thích hợp và không thích hợp để biểu lộ tình cảm đến đàn bà, đàn ông, thiếu nhi và người lớn, Ý, Ấn, Đức, Anh, Mỹ, Nhật, và v.v… tất cả hoàn toàn khác nhau.  Những sự khác biệt tùy thuộc không chỉ trên người mà chúng ta biểu lộ tình cảm.  Chúng cũng tùy thuộc trên vấn đề đấy là một người đàn bà, đàn ông, con nít hay người lớn, và trên vị trí vai vế trong đời sống của mỗi chúng ta, trên những hoàn cảnh mà chúng ta gặp gở, trong những người chung quanh chúng ta, và v.v… Tuy thế, thông thường chúng ta có một sự tin tưởng vô ý thức rằng “cảm xúc của tôi là đúng đắn và hiện diện vững vàng, và tôi phải biểu lộ chúng trong cách của tôi.”  Có một cái TÔI, TÔI, TÔI to lớn ở đấy, mà nó sẽ làm cho chúng ta hành động một cách ép buộc.

Sự chấp trước này cho một cái “tôi” kiên cố là cực kỳ khó khăn để vượt qua.  Nó cũng rất khó khăn bởi vì chúng ta bị lừa phĩnh trong sự suy nghĩ rằng bằng sự biểu lộ tình cảm của chúng ta, chúng ta đang là một người đáng yêu.  Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng nó có thể làm cho người kia cảm thấy không thoãi mái, hay rằng nó có thể là tàn phá.  Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang là một người đáng yêu, và nếu người kia không chấp nhận sự biểu lộ tình yêu và cảm xúc chủa chúng ta, tức là họ đang từ chối chúng ta.

Trái lại, nếu chúng ta biểu lộ tình cảm trong cách mà người kia có thể chấp nhận và thấu hiểu nó, nhưng đấy không là cách CỦA TÔI, chúng ta cảm thấy không hài lòng.  Sự biểu lộ tình cảm dường như không thật sự đối với chúng ta.  Thí dụ, hãy nói là cách CỦA TÔI biểu lộ tình cảm là có một sự tiếp xúc thân thể với ai đấy, như ôm họ một cái, và đấy là cách duy nhất mà tôi cảm thấy thật là tôi.  Đó sẽ là một rắc rối lớn nếu tôi là một người đàn ông và cảm thấy thiện ý đối với một người đàn bà Hồi giáo truyền thống mà không phải là vợ tôi.

15- SỰ CẦN THIẾT CỦA THIỀN QUÁN ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI THAM DỤC THÌNH LÌNH SINH KHỞI

HỎI:  Về tình trạng đối phó với dục tình trong khoảnh khắc nó vừa sinh khởi là thế nào, sự tham đắm này cho cảm giác lạc thú phát sinh bất thình lình?  Thí dụ, chúng ta gặp gở ai đấy; cảm thấy gần gũi với người ấy; và có một cung cách nhã nhặn hiểu biết với nhau.  Sau đó điều xãy ra rằng chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn và muốn có chuyện ấy với nhau.  Đấy là tình trạng rất thường mà chúng tôi nghĩ là mọi người đều biết.  Dễ dàng để hiểu, để chia sẻ, và để đi theo tất cả những ý kiến mà giáo sư đã giải thích.  Nhưng trong giây phút ấy, chúng ta không muốn thấy những lời khuyên ấy.  Chúng ta tin tưởng cảm xúc ấy vừa sinh khởi và chúng ta nghĩ là cũng được thôi, okay để cho điều ấy xãy ra.  Làm thế nào để chúng ta đối phó với nó lúc đó, trong khoảnh khắc?  Như giáo sư nói trước đấy, tự tình dục không là một vấn đề rắc rối; mà chính là cảm xúc phía sau nó mới là điều mà chúng ta cần làm việc với nó.

BERZIN:   À, bạn biết, vấn đề này không hạn chế với tình dục.  Thí dụ, những đứa thiếu nhi không đàng hoàng, trong thời khắc ấy, chúng ta giận dữ và la mắng chúng.  Chúng ta biết một cách tri thức rằng điều đó sẽ không giúp đở gì; đấy không phải là cách tốt nhất để đối phó với tình thế.  Nhưng tình cảnh tức thời rất mạnh,  chúng ta chỉ giận dữ và la mắng theo bản năng.  Điều này cũng giống với việc tình dục đối với ai đấy.  Không có sự khác biệt lớn lao trong những hình thức để đối phó với cảm xúc ngay thời khắc ấy.

Trong cả hai trường hợp, điều duy nhất có thể hổ trợ là đã từng thiển quan rất nhiều trước đấy.  Với thiền quán, chúng ta xây dựng một thói quen hữu ích để hiện diện sự chú tâm, tỉnh thức , chính niệm với điều gì đang diễn ra, và áp dụng những sự đối trị, và v.v… Với đầy đủ sự quen thuộc và nhuần nhuyển, những thói quen  mới cũng phát sinh trong thời khắc ấy khi dục tình trổi dậy và chúng ta sẽ có thể ứng dụng chúng.

16-  “TRIỆU CHỨNG CHÓ ĐÓI” VÀ CHO QUỶ ĂN

Có một nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự khó khăn của chúng ta trong việc kiểm soát tham khát dục tình mà nó trổi dậy bất thình lình trong một khoảnh khắc khi chúng ta bên cạnh ai đấy.  Điều này có thể không liên quan đến tất cả mọi người, nhưng một số người nào đấy có cảm giác rằng “đây là một cơ hội để có chuyện ấy với ai đấy” và họ cảm thấy chính họ giống như một con chó đói một cách vô ý thức.  Cho dù họ đã có hay chưa có người phối ngẫu, họ nghĩ, “Nếu tôi không nhân cơ hội này, tôi sẽ không thể có một lần khác.”  Vì thế ngay cả nếu người kia không phải là một trong những sự lựa chọn lý tưởng của những người phối ngẫu, họ liền vồ lấy những gì họ có.  Sự biến thể trên triệu chứng này thường xãy ra với những người trãi qua những khủng hoảng của lứa tuổi trung niên, với cảm giác rằng đây là cơ hội cuối cùng trước khi họ trở nên quá già và không hấp dẫn nữa.

Nếu chúng ta trãi qua loại triệu chứng này, nó có thể được phát giác để thẩm tra tại sao chúng ta cảm giác như chó đói.  Chúng ta cần khám phá sự chấp thủ tham đắm cho một “cái tôi” kiên cố ở bên dưới  cảm giác thèm khát cho tình cảm – những thái độ của “tôi xứng đáng để có tình cảm,” “Tại sao mọi người khác có tình cảm mà TÔI thì không,” “Không có ai yêu mến tôi cả,” và v.v…

Một cách hữu hiệu để vượt thắng triệu chứng này là phương pháp được phát triển bởi Tsultrim Allione, gọi là “cho quỷ ăn” [2].  Đấy là một sự cải biên mà bà phát triển từ ‘sự thực tập chod của Phật giáo’ [3] để cắt đứt sự dính mắc của tự ngã  bằng sự cung cấp thân thể một người cho những con quỷ.

Phương pháp là đặt một cái gối ở trước mặt chúng ta và rồi ngồi đối diện với nó, để nhận diện rõ một  vấn đề cảm xúc khó khăn nào đấy mà chúng ta có, hãy là sự đói khát cho tình cảm.  Cảm giác đói khát này đang làm chúng ta vẩn vơ quanh quất  một cách bắt buộc cố gắng để tìm những người đối tác hay phối ngẫu khác.  Chúng ta tưởng tượng và cố gắng để cảm nhận rằng vấn đề rắc rối đang ẩn náo bên trong chúng ta, giống như một loại quỷ nào đó đang ám ảnh chúng ta.  Rồi thì chúng ta cố gắng tưởng tượng con quỷ đó giống như điều gì.  Hình dạng và màu sắc nó ra sao?  Nó có nhớt bẩn không?  Có phải nó nghìn cánh tay, nghìn bản tay, tất cả chìa ra nắm chặc ai đấy không?  Có phải nó có những chĩa nhọn trên tay chúng và những cái răng nạnh bén nhọn?  Có phải nó to và mập, hay gầy ốm và hốc hác?

Rồi thì chúng ta tưởng tượng rằng con quỷ từ trong chúng ta đi ra ngoài và ngồi trên chiếc gối.  Và rồi chúng ta hỏi, “Ngươi muốn gì?”  Sau đó, hoặc là chúng ta tưởng tượng con quỷ trả lời, hay chúng ta thật sự đến và ngồi trên chiếc gối và nhìn lại chúng ta ở đâu và trả lời, “Tôi muốn tình cảm.  Tôi muốn có thể có tình cảm mà không người nào làm khó dễ hay lấy nó đi khỏi tôi,” hay bất cứ điều gì mà con quỷ muốn.

Rồi thì chúng ta trở lại nơi chúng ta đang ngồi, nếu chúng ta đã di chuyển tới chỗ chiếc gối, và trong sự tưởng tượng của chúng ta, chúng ta cho quỷ dữ ăn.  Chúng ta cho quỷ dữ những gì nó muốn – trong trường hợp này, cảm xúc thân thể vật lý – và chúng ta cho nó từ chính chúng ta.  Chúng ta có thể cho nó ăn một khối lượng vô giới hạn, cho đến khi nào quỷ dữ ăn no đủ.  Điều này có thể rất tác dụng.  Tsultrim Allione đã thấy những lợi ích lớn lao từ phương pháp này, đặc biệt với  những bệnh nhân của AIDS và ung thư.  Dường như nó hổ trợ làm mạnh mẽ hệ thống miễn nhiễm.  Xin hãy cố gắng ngay bây giờ với bất cứ những vấn đề mà quý vị có thể có.

[Meditation]

17- TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHO QUỶ ĂN

Qúy vị có bất cứ bình luận hay câu hỏi nào về sự thực hành này không?

BÌNH LUẬN:  Tôi thấy một sự phong phú vô cùng khi thực hành điều này.  Tôi thật sự cảm thấy có thể cho đi mọi thứ, bởi vì thông thường tôi không thấy thích điều đó.  Nhưng khi tôi làm điều này, tôi thật sự cảm thấy có rất nhiều điều đề cho.  Tôi nghĩ rằng đây là một ảnh hường phụ nổi bật.  Bên cạnh cho quỷ ăn và đối phó với vấn đề này, nó cũng đem đến một cảm giác rằng quá giàu có để ban cho.

BERZIN:  Cảm giác về giàu có tương tự như những gì đến từ sự thực hành mật tông tantra khi chúng ta hiến dâng sự cúng dường phẩm vật.   Đầu tiên chúng ta tịnh hóa những đối tượng mà chúng ta đang hiến cúng, chẳng hạn như hoa, hương, đèn nến, hay thực phẩm, với sự thông hiểu của chúng ta về tình không.  Sau đó, chúng ta biến chúng thành cam lồ hay những hình thức tinh khiết.  Cuối cùng, chúng ta quán tưởng trở thành vô lượng, vì thế sau đó chúng ta có thể cúng dường trong những kiểu cách không giới hạn.  Chúng không bao giờ cạn dứt.  Nếu chúng ta thật sự tiếp thu tiến trình này khi chúng ta cúng dường, thế thì trong sự thực hành cho quỷ ăn, chúng ta cảm thấy có vô lượng tình cảm để ban cho, hay sự chú ý, hay bất cứ điều gì mà con quỷ đặc thù của  chính chúng ta muốn.

BÌNH LUẬN:  Tôi cũng thấy rằng cho quỷ ăn đến một cách vô cùng tự nhiên điều gì nó muốn.  Một khi nó nhận ra nó, rồi thì nó sẽ đi mất.  Nhưng làm thế nào chúng ta đạt đến điều ấy?  Trước kia, chúng ta chúng ta quá đồng nhất với con quỷ bên trong chúng ta, chúng ta không muốn cho bất cứ điều gì cho bất cứ ai.  Điều ấy thật lạ.

BERZIN:   Đúng là lạ.  Nó thành công, bởi vì chúng ta đang cho con quỷ dữ những gì chính chúng ta muốn và cần, và điều ấy trị liệu rất hiệu nghiệm.  Cho những người khác những gì chính chúng ta cần là giải pháp ở đây.  Nếu chúng ta có một quan hệ xấu với một người hay cả cha mẹ chúng ta, thí dụ thế, phương pháp thật sự duy nhất để vượt thắng đấy là hãy làm những ông cha bà mẹ tốt đến con cái chúng ta và con cái của người khác.  Chúng ta cần cho chúng những gì chúng ta muốn được ban cho, nhưng hy vọng không phải trong một phương sách rối loạn, mà trong một cung cách tích cực.  Điều này có thể rất hiệu nghiệm.  Nhiều người theo thủ tục này trong những hình thức như ban cho con cái họ những vật dụng thuận tiện những cơ hội mà họ không có lúc thiếu thời.  Nhưng, quan trọng một cách tâm lý hơn là ban cho chúng sự chú ý và tình cảm mà chúng ta có thể thiếu thốn.

BÌNH LUẬN:   Ban cho quỷ đã cho tôi một cảm giác toại nguyện to lớn.

BERZIN:  Tôi nghĩ rằng đây là bởi vì chúng ta thu đạt từ sự thực tập tự tin tưởng mà chúng ta có thể ban cho.  Chúng ta thật sự có điều gì đấy để cung hiến, và có thể ban nó cho ai đấy, người sẽ đón nhận nó, gọi là quỷ, ban cho chúng ta một ý nghĩa lớn hơn của giá trị tự thân. 

Một lý do sâu xa hơn tại sao sự thực tập thành công là bởi vì, trong một ý nghĩa, như trong sự thực tập ‘chod’, chúng ta cắt đứt “cái tôi” kiên cố.  Thí dụ, nếu con quỷ muốn được yêu mến chúng ta cho nó lòng yêu thương  và hiểu biết vô hạn vì thế con quỷ hài lòng và bỏ đi, “cái tôi” kiên cố đồng nhất với con quỷ không còn ở đó nữa.  Điều này cung ứng một cơ hội để củng cố một ý nghĩa lành mạnh cho một “cái tôi.”  Hãy chứng minh với chúng ta rằng chúng ta có thể ban cho, một ý nghĩa của giá trị tự thân căn cứ trên ý nghĩa của lành mạnh của một ‘cái tôi’ vươn lên mạnh mẽ hơn.  Điều này cho phép chúng ta ban cho một cách tự do đến những người khác những gì chúng ta cần đến một cách quá tuyệt vọng cho chính mình.  Đấy là toàn bộ ý nghĩa và thực tế của sự thực  hành ‘chod’, để cắt đứt “cái tôi” kiên cố.

BÌNH LUẬN:  Khi đang tập thể dục,  con quỷ của tôi là cảm giác băn khoăn mà tôi kinh nghiệm trong chính tôi và làm cho tôi bị bức bách cố gắng suy đoán những gì người khác dự tính về tôi.  Những gì tôi cho con quỷ là không gian của chính nó, mà không luôn luôn làm vui lòng những người khác.  Điều ấy cảm thấy rất giải thoát.

BERZIN:  Đây là một thí dụ tốt về việc làm thế nào để đối phó với những vấn đề nền tảng bên dưới mà chúng có thể đưa đẩy chúng ta có những quan hệ tình dục bên ngoài quan hệ hôn nhân.  Chúng ta có thể cảm thấy rằng trong quan hệ phối ngẫu, chúng ta luôn luôn phải làm những gì người phỗi ngẫu của chúng ta mong đợi về chúng ta.  Vì thế, cảm giác bị giam kín, chúng ta phải tìm một đối tác bên ngoài một cách bắt buộc mà với người ấy chúng ta có thể thư giản.  Như ai đấy đã nói trước đây, chúng ta có thể vui thú với họ và không có tất cả những căng thẳng cùng những rắc rối mà chúng ta cảm thấy ở nhà.  Nhưng nếu chúng ta ban tặng cho quỷ, và vì thế là ban cho chính chúng ta, không gian là chính chúng ta, cảm giác bị giam hảm bắt đầu bỏ đi.  Chúng ta rồi thì có thể thoãi mái hơn ngay cả trong một tình cảnh khó khăn ở nhà.  Nó cũng cho phép chúng ta ban cho người phối ngẫu chúng ta không gian như thế.

Thế nên, những loại thực tập thiền quán giống như thế là rất hữu ích đề đối phó với sự không thõa mãn trong những quan hệ tình dục mà chúng sẽ đưa đẩy chúng ta một cách bắt buộc luôn luôn tìm kiếm nữa, nữa, và nữa.  Sự bức bách này là một con quỷ, vì thể hãy cho quỷ ăn.

18- ĐỐI PHÓ VỚI SỰ LÔI CUỐN THÂN THỂ XINH ĐẸP

HỎI:  Giáo sư có nghĩ rằng bị lôi cuốn bởi những người khác là gần như luôn luôn là do sự không thõa mãn ở phía sau những mối quan hệ của chúng ta?

BERZIN:   Không, không nhất thiết như thế.  Có thể đạt đến những niềm vui thích từ sự xinh đẹp của những người khác mà chẳng bao giờ làm cho chúng ta băn khoăn, cho đến khi nào chúng ta không tham đắm hay chấp trước người kia.  Chỉ thích thú sự xinh đẹp.  Chúng ta không cần phải chạm đến mọi thứ mà chúng ta thấy là xinh đẹp thí dụ như cảnh đẹp mặt trời lặn hay đám lửa trại.

Thấy và thích xinh đẹp không phải là phiền toái.  Khi tâm thức chúng ta bị đầy ấp chấp thủ hay tham đắm, căn cứ trên cảm giác về một “cái tôi” kiên cố, nó có thể cảm thấy bị tước đoạt tình yêu, nó thật sự quấy nhiễu chúng ta bắt gặp cái xinh đẹp trong một người khác.  Điều này có nghĩa rằng chúng ta không thể hưởng thụ cái xinh đẹp tinh khiết, tự do với cái rối rắm mê mờ.

Trong sự thực hành mật tông tantra, chúng ta làm một sự chuyển hóa khác lưu tâm đến những sự cúng dường.  Chúng ta có thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể thưởng thức chúng trong một cách thanh tịnh, không có sự rối rắm mê mờ.  Để xây dựng điều này như một thói quen lợi ích là một trong những lý do cho việc thực hiện rất nhiều sự cúng dường trong những nghi thức tantra.  Chúng ta tưởng tượng sự thụ hưởng những sự cúng dường này mà không có bất cứ một sự quấy nhiễu nào, trong một hình thức tự do với rối rắm mê mờ, cung cách mà một Đức Phật sẽ làm.  Và rồi thì chúng ta cố gắng thụ hưởng chúng trong cách này.  Với sự thực tập đầy đủ và quen thuộc, chúng ta có thể thưởng thức vẻ đẹp của người khác mà không thấy họ làm cho chúng ta khó chịu.  Chúng ta không còn cảm thấy rằng chúng ta phải chạm xúc ai đấy, hay rằng chúng ta phải có một hành vi tình dục với họ.  Với thái độ thoãi mái và cởi mở hơn, chúng ta thật sự gặt hái nhiều vui thích an lạc hơn.

Để thông hiểu ý những gì tôi muốn nói ở đây, hãy nghĩ về thí dụ chúng ta cảm thấy thư giản thế nào khi chúng ta thưởng thức vẻ dễ thương của con chim mà chúng ta thấy nó trên một cánh đồng, mà không cần phải chấp chặc phải có  nó như là “của tôi”.  Nếu chúng ta chấp chặc hay tham đắm ở vẻ đẹp của nó, chúng ta trở nên căng thẳng.  Chúng ta cố gắng bắt nó, và nếu chúng ta thành công, chúng ta đặt nó trong một cái lồng trong nhà chúng ta.  Con chim tội nghiệp kia bây giờ ở trong một nhà tù.  Quý vị nghĩ nó sẽ cảm thấy hạnh phúc như thế nào?

19- SỰ THÚC ÉP ĐỂ XÚC CHẠM AI ĐẤY

HỎI:  Chúng ta đang đối diện với những ý nghĩa khác biệt ở đây.  Chúng ta có thể thấu hiểu toàn bộ vấn đề như ý nghĩa mà chúng ta thấy là được, là okay, nhưng sự xúc chạm thì không được, không okay.  Làm thế nào việc xúc chạm làm nên một sự khác biệt to lớn như thế, đặc biệt nếu chúng ta có thể đưa tay chúng ta gần cạnh chung quanh điều gì đấy và cảm nhận hình thể của nó?

BERZIN:  Đó là một câu hỏi rất thú vị và quan trọng.  Trong những hình thức của sự phân tích của tính không, nếu chúng ta xúc chạm điều ấy, nó làm cho điều ấy là thật chứ?  Có phải sự xúc chạm làm cho chúng ta là thật?  Chúng ta cần khảo sát điều này một cách sâu sắc.  Cuối cùng, có những người bị quấy nhiễu một cách tâm lý muốn cảm thấy một cách bắt buộc rằng họ phải xúc chạm mọi thứ, giống như quần áo trên những chiếc kệ trong một cửa hàng.

Như sự nắm trong tay một vật gì đấy, nếu chúng ta nghĩ về việc hiểu thấu sự tồn tại chân thật, chấp thủ là một cách mạnh mẽ của sự bám chặc tinh thần trên một đối tượng.  Khi, thêm vào sự bám chặc tinh thần hay chấp thủ ấy, chúng ta nắm giữ điều gì ấy trong tay chúng ta một cách vật lý, sự nắm chặc vật lý tăng cường cho sự bám chặc tâm lý của chúng ta.  Đó là tại sao chúng ta cảm thấy bảo đảm hơn khi chúng ta nắm giữ một thứ gì đấy, hay khi chúng ta ôm ai đấy, hay khi ai đấy ôm chúng ta.  Thậm chí chúng ta cảm thấy an toàn hơn khi chúng ta cảm nhận một chiếc chăn bao quan chúng ta.  Mặc dù, trong lý thuyết nhận thức của Phật giáo, chúng ta nói rằng nhãn thức nhận biết về cái thấy, tai về âm thinh, và v.v…, chúng ta không kinh nghiệm có ý thức của nhận thức như một sự nắm giữ vật lý trên đối tượng của nó.

Cũng có một sự khác biệt lớn lao giữa xúc chạm và nắm giữ một mãnh quần áo và xúc chạm hay nắm tay ai đấy hay vuốt ve một  phần thân thể của họ.  Sự khác biệt phải làm với sự cần thiết sinh lý và tâm lý mà con người và hầu hết các động vật có cho sự tiếp xúc vật lý hay thân thể với một đối tác khác và cho tình cảm.  Những bác sĩ đã chỉ cho thấy rằng một sự thiếu vắng tiếp xúc thân thể và tình cảm cản trở một cách nghiêm trọng sự phát triển của trẻ con.  Với những người lớn cũng thế, và đặc biệt với những người già, sự tiếp xúc thân thể và tình cảm đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn nhiểm cho sức khỏe và tuổi thọ.  Thế nên, trong trường hợp muốn xúc chạm hay ôm ai đấy, những nhân tố sinh học góp phần cho sự thúc ép ấy.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa một sự tiếp xúc thân thể lành mạnh và sự ám ảnh hay sự bức bách cho nó.  Chúng ta vẫn cần phân biệt giữa những hình thức thích hợp và không thích đáng của sự tiếp xúc vật lý trong mối quan hệ đến một sự đa dạng rộng rãi của những người mà chúng ta gặp gở và biết.

20- SỰ THÚC ÉP CHO KINH NGHIỆM KÍCH THÍCH CỰC ĐIỂM

HỎI:  Đôi khi ôm ai đấy chưa đủ.  Ập tới bất chợt là nó dẫn đến chuyện tình dục.  Chúng ta làm gì khi chúng ta cảm thấy ôm là không đủ?

BERZIN:  Chúng ta cẩm thẩm tra một cách cẩn thận sự thúc ép đến kinh nghiệp kích thích cực điểm.  Khi người đàn ông có một sự kích thích cực điểm, nó báo hiệu sự chấm dứt lạc thú tình dục của họ.  Kinh nghiệm kích thích cực điểm là sự thoát ra niềm sung sướng của sự căng thẳng mà nó được bồi đắp trước đây và trong hành vi tình dục, nhưng nó không chỉ đưa đến sự chấm dứt của căng thẳng, mà nó cũng dẫn đến sự chấm dứt cảm giác hạnh phúc.  Do thế, nếu người đàn ông đang tìm kiếm sự kéo dài lạc thú trong kinh nghiệm, có kích thích cực điểm tự nó là thất bại.  Trong trường hợp của người đàn bà, mặc dù họ có thể trãi qua những kích thích cực độ phức tạp và niềm hạnh phúc của họ không chấm dứt với điều đầu tiên của họ; tuy thế, năng lượng hạnh phúc cuối cùng cũng sẽ chấm dứt sau khi giải phóng.

Câu hỏi thú vị thế rồi trở thành là chúng ta thật sự muốn điều gì?  Chúng ta muốn sự kích thích cực độ, là điều sau đó sẽ chấm dứt toàn bộ sự kiện, hay chúng ta muốn cảm xúc và sự tiếp xúc thân thể  mà nó diễn biến trước đây?  Đối với nhiều người, điều sau quan trọng hơn là sự kích thích cực độ, đặc biệt khi chúng ta đã già hơn.  Mặc dù nó không gây ấn tượng lãng mạn hay sâu sắc, nhưng nó ở trong nhiều phương sách hài lòng hơn.  Và nếu quý vị nói rằng sau kích thích cực độ, chúng ta nằm bên nhau và vẫn tiếp tục chia sẻ tình cảm, ô đấy có thể là như thế.  Nhưng những người  hút thuốc cảm thấy rằng họ phải có một điếu thuốc, và hầu hết mọi người, trong phổ quát rơi vào trong giấc ngủ một cách nhanh chóng.

Rất thú vị để so sánh kích thích cực điểm với một vết ngứa.  Nếu chúng ta thực tập thiền quán chính niệm và tập trung sự chú tâm của chúng ta trên một vết ngứa, chúng ta khám phá ra rằng một vết ngứa thật sự là một cảm giác sung sướng.  Nhưng nếu quá sung sướng, và thế là chúng ta cảm thấy bị bắt buộc phải gãi hay cào để loại trừ nó.  Quá nhiều, thế là chúng ta làm tiêu đi cảm giác hạnh phúc.  Điều xãy ra với một cảm giác kích thích cực độ cũng hoàn toàn tương tự.  Khi cảm giác gia tăng đến chỗ chúng ta tiếp cận với điểm đỉnh của kích thích cực độ, chúng ta bắt buộc đưa cảm giác ấy đến điểm mà nó sẽ chấm dứt.  Chúng ta thật sự đang triệt phá niềm ‘tỉnh thức an lạc’ [4], giống như tiêu hủy đi vết ngứa.  Điều ấy thật là thú vị.

Nếu chúng ta phân tích như thế, sự lèo lái bức bách cho một kinh nghiệm kích thích cực độ, nó có thể hổ trợ chúng ta được thõa mãn với những phương sách thích đáng hơn của việc biểu lộ và tiếp nhận tình cảm từ những người phối ngẫu của kẻ khác, hay từ những người bình thường  không trong quan hệ hôn phối.  Thể hiện tình cảm với ai đấy không cần thiết phải đưa đến quan hệ gối chăn và kích thích cực độ.

 

21- ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG DỤC TÌNH

CHÚ Ý:  Tôi từng đọc trong báo rằng tình yêu và hành vi dục tình là ở trong trạng thái phấn khích của tâm thức giải phóng những kích thích tố đam mê nào đấy của thân thể.  Bởi vì thế, chúng ta trở nên say mê với những trạng thái phấn khích ấy.  Trong một mối  quan hệ mà trong ấy chúng ta không còn yêu đương với người phối ngẫu của chúng ta và chuyện gối chăn không còn thú vị nữa, mà chỉ đơn thuần là lệ thường, kích thích tố giải phóng sẽ không quá mạnh.  Vì thế chúng ta tìm kiếm một đỉnh cao mới.  Điều đưa đẩy chúng ta tìm kiếm một người khác, một đối tác thích thú hơn ngoài hôn phối.

BERZIN:  Hãy nghĩ về hai thỏi nam châm.  Nếu chúng ta giữ hai thỏi nam châm hơi cách biệt, sự căng thẳng, trong một ý nghĩa nào đấy, tình trạng kích động lớn hơn là sau đó chúng chạm vào nhau.  Nếu chúng ta nhìn vào loại kích thích tố (hormone) cao độ mà những tờ báo diễn tả, nó có thể thú vị hơn nhiều khi chỉ đơn giản trong mối quan hệ với một người mà chúng ta thấy là hấp dẫn, nhưng ai sẽ là một đối tác gối chăn không thích đáng, thà là thân thiết với họ trên giường là hơn.

Hãy nghĩ về điều ấy.  Khi chúng ta có một sự hấp dẫn mạnh mẽ đến người nào đấy và chúng ta đang nhìn vào họ, họ chiếm cứ khoảng không gian chú ý của chúng ta rất nhiều.  Nhưng nếu chúng ta ôm ấp một người nào thật lâu, chúng ta nhìn vào bức tường hay chiếc giường, không nhìn vào người ấy; hay chúng ta nhắm mắt lại.  Khi sự ôm ấp tiếp tục, trong hầu hết mọi trường hợp chúng ta thấy rằng chúng cảm thấy hơi nhàm chán.  Tâm tư chúng ta bắt đầu rong ruỗi.  Rất khó để giữ sự chú ý tập trung trên người kia.  Chúng ta thậm chí có thể bắt đầu tưởng tượng về ai đấy khác.  Trái lại, nếu chúng ta cách xa người ấy khoảng vài bộ (foot), chúng ta sẽ rất là tập trung trên người ấy.  Có điều gì đấy giống như sức lôi cuốn mạnh mẽ giữa chúng ta.

Tinh nghịch là hãy thưởng thức sức lôi cuốn điện trường ấy, mà không có sự ám ảnh để triệt tiêu nó, giống như chúng ta tiêu diệt một vết ngứa hay sự căng thẳng lớn mạnh của một kích thích cực độ.  Nó giống như sự vượt thắng khi bị chao đảo.  Nhiều người phát điên với sự tròng trành ấy, nhưng thật sự, bằng sự chao đảo ấy, chúng ta đang ngăn ngừa chính mình khỏi sự thưởng thức cảm giác thích thú của sự  ngây ngây ấy.  Những gì chúng ta phải làm là quyết định rằng chúng ta không chao đảo.  Sự thông hiểu rằng nó không chỉ là một vấn đề của thái độ của chúng ta, chúng ta không còn minh định mình như một người chao đảo.  Với  một sự thay đổi của thái độ, chúng ta có thể thư giản và thưởng thức cảm giác ngây ngây.

Chúng ta có thể làm tương tự với những căng thẳng của việc nhìn thấy một người lạ xinh đẹp, người kích thích và đẩy chúng ta lên, hay căng thẳng về việc bên cạnh ai đấy nếu họ trở thành một người bạn, hay ngay cả căng thẳng của việc có một sự tiếp xúc tình cảm với họ.  Chúng ta chỉ đơn giản thưởng thức niềm vui phấn khích – cho dù chúng ta có diễn tả nó trong hình thức của một luồng kích thích tố hay không – mà không triệt tiêu nó bằng một thái độ tình dục không thích đáng.

BÌNH LUẬN:  Tôi nghĩ rằng chúng ta đã từng có một kinh nghiệm tương tự trong yoga khi chúng ta có những người đối tác tập luyện.  Đôi khi chúng ta xúc chạm người đối tác và đấy là một sự va chạm thiện ý, nhưng chúng ta  gọi nó là “sự xúc chạm trống rỗng.”  Nó là một loại xúc chạm với tỉnh thức của bàn tay và cảm giác, nhưng không có kéo hay đẩy, và không có sự nhiễm ô của lôi cuốn hay dính mắc trong đấy.  Chỉ hiện hữu với sự tiếp xúc và cảm giác sự thân thuộc, ấm áp, và ý chí cát tường trong sự tiếp xúc ấy.  Tôi có thể thưởng thức điều ấy rất nhiều, mà nó sẽ không trở thành tình dục.

BERZIN:   Đấy là một thí dụ tốt về điều mà chúng ta đang nói tới.  Vì thế, như quý vị thấy, những cách như thế để đối phó với sự thúc ép cho một thái độ tình dục không thích đáng là có thể.

Có lẽ đây là một nơi tốt đẹp cát tường để chấm dứt cuộc thảo luận này của chúng ta.  Chân thành cảm ơn.

 

--

[1] Unawareness: bất giác _ 1- theo Thiên Thân và Vô Trước là không biết, 2- theo Pháp Xứng là biết trong một hình thức sai lầm.

[2] Feeding the demon: cho quỷ ăn

[3] Buddhist chod practice:  một sự thực hành tâm linh chủ yếu được tìm thấy trong Phật giáo Tây Tạng.  Còn được gọi là “Cắt Qua Tự Ngã,” thực hành dựa trên kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa.  Nó kết hợp triết lý Bát Nhã Ba La Mật Đa với phương pháp thiền định cụ thể và nghi thức mật tông tantra.

[4] The blissful awareness:  tỉnh thức an lạc – một trạng thái của tâm thức, hoặc là nhiễm ô hay không nhiễm ô, được đặc trưng bởi nhiều cấp độ khác nhau của xu hướng hạnh phúc.  Một số không nhiễm ô có thể được sử dụng trong sự thực hành tanta yoga tối thượng như loại tỉnh thức để tập trung vào tính không với nó, và như một sự hổ trợ cho việc hòa tan năng lượng khí trong kinh mạch trung ương nhằm để đạt được đường đến sự tỉnh thức tịnh quang.

--

Alexander Berzin 
Dorfgemeinschaft Bordo, Italy, 1995 
lightly edited transcript

Tuệ Uyển chuyển ngữ

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/

world_today/introduction_buddhist_sexual_ethics.html


Theo: tangthuphathoc

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch