Thiền học
Luận giải về pháp Thiền Quán Dzogchen
Tâm Minh St
18/07/2013 01:33 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

C ó lợi gì khi đi vào trạng thái an tịnh, cho phép tâm đứng yên trong tình trạng tự nhiên của bất động? Đó là vì chừng nào mà bạn có thể phát triển được sự tĩnh lặng của tâm, bạn mới có thể kiểm soát hay chế ngự những vọng tưởng hư dối trong tâm trí. Chúng sẽ tiếp tục khởi lên và kiểm soát tâm. Cách duy nhất để đối phó và chấm dứt chuyện đó là đạt tới tâm tịch tĩnh . Khi đã hoàn tất điều đó thì cũng đạt được các thần thông như thiên nhãn thông, tha tâm thông, túc mệnh thông.


Tác giả: Gyatrul Rinpoche
Việt dịch: Nguyễn Hòa

C ó lợi gì khi đi vào trạng thái an tịnh, cho phép tâm đứng yên trong tình trạng tự nhiên của bất động? Đó là vì chừng nào mà bạn có thể phát triển được sự tĩnh lặng của tâm, bạn mới có thể kiểm soát hay chế ngự những vọng tưởng hư dối trong tâm trí. Chúng sẽ tiếp tục khởi lên và kiểm soát tâm. Cách duy nhất để đối phó và chấm dứt chuyện đó là đạt tới tâm tịch tĩnh . Khi đã hoàn tất điều đó thì cũng đạt được các thần thông như thiên nhãn thông, tha tâm thông, túc mệnh thông.

Ai khi đã có thể thực hiện được tâm tĩnh lặng thì không còn bị khuất phục bởi những tham luyến do tiếp xúc, sinh hoạt thường ngày với thế gian. Tâm sẽ tự động xa rời những tham luyến, quyến rũ của cuộc sống luân hồi, vì tâm an tịnh là sự thể nghiệm niềm thỏa mãn và hoan lạc trong tâm trí, siêu tuyệt hơn những hấp dẫn tầm thường của cảm thọ phiền toáị. Khi tâm đã an tịnh thì mới có thể được hướng vào việc tập trung không xao lãng trong một thời gian thật dài. Sự an tịnh trong tâm sẽ quét sạch các vọng tưởng, vì chúng không thể khởi lên khi hành giả đang ở trong trạng thái quân bình của Định Chỉ. Người nào đã đạt được tâm thanh tịnh cũng tự nhiên có được tâm từ bi khi họ thấy chúng sinh đang vướng mắc trong cảnh khốn khổ. Tâm từ bi chân chính sẽ khởi lên khi họ bắt đầu nhận thức rõ cái tính Không nằm trong mọi mặt của thực tại.

Sự tĩnh lặng của tâm là sự chuẩn bị và cơ sở để tu đạt đến Tuệ giác. Hai pháp thiền quán này bổ túc cho nhau. Sự thành công của việc phát triển tuệ giác tùy thuộc và sự thành công mà hành giả có được khi phát triển tâm an tịnh. Nếu bạn phát triển tâm thanh tịnh đến mức nào đó, thì rồi bạn sẽ thể nghiệm được tuệ giác ở mức độ giới hạn nhất định. Tuy nhiên nếu bạn phát triển toàn vẹn tâm thanh tịnh, bạn sẽ có được tuệ giác tròn đầy. Do đó là trường hợp thực hiện được sự giác ngộ hoàn hảo.

Bây giờ để thành đạt tâm tĩnh lặng, khởi đầu bạn nên tu tập ở chỗ vắng vẻ, dễ chịu. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng với chỗ bạn chọn để thiền quán. Ngồi với tư thế thẳng trên chiếc gối dễ chịu. Tư thế có bảy ưu điểm của Phật Đại Nhật là lý tưởng. Ngoài ra, phải chắc là ngồi giữ sao cho xương sống thẳng. Nếu bạn ngồi tréo chân thì theo tư thế hoa sen (kiết già), hay nếu bạn không thể ngồi như vậy thì bạn có thể tréo chân lại, và nâng mông lên để cho lưng thẳng. Bằng không, bạn có thể ngồi thẳng lưng trên ghế. Giữ xương sống thẳng, bạn nên cúi đầu xuống một chút, cho càm hơi đưa vào để mắt có thể nhìn xuống chóp mũị Đặt đầu lưỡi hơi tự nhiên chạm lên nóc giọng để cho miệng đừng ngậm lại chặt quá hoặc há mở. Bàn tay và cánh tay để xuôi hai bên. Nếu bạn ngồi theo tư thế kiết già thì hai bàn tay đặt vào lòng. Còn nếu ngồi trên ghế thì có thể để tay xuôi tự nhiên. Để cho khẩu được tịnh, đừng nói chuyện, làm ra tiếng ồn, chỉ thở tự nhiên. Chỉ giữ cho yên lặng và tự nhiên, ngoài ra không phải làm gì khác.

Tư thế của tâm là tránh hồi tưởng chuyện quá khứ, dự đoán chuyện tương lai, và suy tư hay kiểm soát lúc hiện tại. Chỉ cho phép bạn được tự nhiên và thoải mái. Bất cứ điều gì khởi lên thì cứ cho phép chúng là như vậy, đừng thay đổi hay điều chỉnh.

" Cho phép tâm bạn trong trạng thái tự nhiên" là điều nói dễ hơn làm. Lý do chánh là bởi vì từ vô lượng kiếp bạn đã tạo lập nên những bản năng thành thói quen, những ấn tượng tinh thần làm tâm bạn luôn chao động và chứa đầy vô số thứ phát sinh ra khái niệm. Để được an tịnh bạn phải dùng đến phương pháp. Đây không có nghĩa là bạn nên thử kiểm soát tâm bằng cách hồi tưởng, dự đoán, hay thay đổi kinh nghiệm. Nhưng khi bắt đầu, bạn nên thử đặt tâm lên một vật (đề mục) để tâm có thể tập trung và chìm lắng xuống. Dùng đề mục để đặt tâm tương ứng với ba thân (tam thân). Bước thứ nhất là phương pháp Ứng Thân, thực hiện bằng cách dùng ảnh tượng của đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra như ứng thân của Phật. Ấn tượng của Phật Thích Ca được đặt ngay trước mặt bạn để bạn có thể nhìn chăm chú một cách tự nhiên. Bước thứ hai là phương pháp Báo Thân, thực hiện bằng cách dùng ảnh tượng của Phật Đại Nhật hiện ra như Báo thân Phật. Bước thứ ba, là phương pháp Pháp Thân, được thực hiện bằng cách quán tưởng hình ảnh Phật Đại Nhật ở giữa trái tim. Một khi tâm được tĩnh lặng nhờ ba phương pháp này, bạn sẵn sàng tập cách an tịnh tâm mà không cần cách thiết kế nào hết. Nếu bạn không có bất cứ ảnh tượng nào của Phật, bạn cũng có thể tiến hành thực tập. Bạn có thể dùng hòn đá, cây gậy, cánh hoa, hay vật tự nhiên nào tìm thấy ở gần quanh bạn mà không phải tốn gì cả. Chỉ đơn giản thực tập thiền định với cái vật đó đang ở ngay trước mặt cũng y hệt như bạn tập với ảnh tượng. Điều lý tưởng là khi vật đó rộng chừng bốn ngón tay khép lạị Tâm nên tập trung chuyên nhất trên vật đó, không để cho bị xao lãng. Trong khi nhìn chăm chú và tâm tập trung lên ảnh tượng hay cái vật đó, bạn nên ý thức được tâm trí bạn đang làm gì. Không nên cố gắng làm nẩy sinh những hình ảnh sẽ có trong giai đoạn quán tưởng. Bạn chỉ đơn thuần nhìn lên ảnh tượng với tâm tập trung chuyên nhất, và không làm gì khác.

Khi bạn thực tập qua một thời gian dài hơn, bạn có thể kinh nghiệm được cái tâm trở nên trì trệ, và buồn ngủ. Khi điều đó bắt đầu xảy ra, và đây là phản ứng tự nhiên, bạn nên ngồi thẳng thân lên, điều chỉnh lại tư thế, và đưa tầm nhìn lên phần trên của ảnh tượng bạn đang tập trung tâm ý. Nếu, mặt khác, bạn thấy tâm bắt đầu trở nên dao động và chứa đầy niệm khởi thì bạn hạ tầm nhìn xuống giữa rốn của hình tượng Phật, hay phần dưới của vật làm đề mục, cố gắng thư giãn. Nếu tâm trở nên dao động là do quá đã dùng quá nhiều nhiều cố gắng. Nếu dường như không có phản ứng cực đoan nào và sự việc tiến hành khá tốt, thì bạn có thể giữ tầm nhìn ở giữa tim của ảnh tượng. Giai đoạn thực tập này có thể duy trì trong bao lâu bạn thấy là cần thiết, cho đến khi bạn có thể giữ được sự tập trung tâm ý trong một thời gian kéo dài mà không bị xao lãng vì những niệm gây rốí. Khi bạn mệt chán vì dùng đề mục hay ảnh tượng, thì đừng nghĩ về gì nữa, chỉ giữ trong trạng thái tự nhiên của tâm, không tập trung hay có ý nghĩ về quá khứ, hy vọng ở tương lai, hoặc suy tính trong hiện tại. Chỉ đơn thuần giữ tâm trong trạng thái tự nhiên, như nó đang là vậy. Nếu bạn có thể giữ tâm an tịnh khi không có dụng công hay tập trung thì đó là điều tốt.

Phương pháp được chỉ dạy trong bản văn gốc là dùng một linh tự. Ở đây vần HUM được quán tưởng nằm ở giữa tim và nó lớn chừng cỡ cái móng tay, màu đỏ. Khi bạn trở thành ý thức được chữ HUM, bạn không nên nắm giữ nó trong trí, nhất là đến mức bạn nắm được hình dáng, màu sắc và những chi tiết khác. Thay vì vậy, chỉ đơn giản nhận biết được chữ HUM, và cho phép nó ở đó. Sau đó, nếu thấy là bạn hơi xao lãng một chút và bạn cần đến phương pháp khác, thì bạn lại có thể thử tập trung vào một đề mục ở khoảng trống trước mặt. Bạn cho phép cái nhìn và tâm trí hoà quyện với đề mục, dù nó là cục đá, cây gậy, hay cánh hoa. Mắt bạn không nên di động qua lại, thực ra, ngay cả chân mày bạn cũng không nên động đậy. Cái nhìn của bạn phải nên bất động. Khi bạn tập trung lên bất cứ vật gì, tâm bạn phải ở trên đó, không phải chỉ có cảm thọ về thị giác thôị Nếu bạn dùng đề mục ở khoảng trống trước mặt, bạn nhận thức được nó bằng thị giác (nhãn thức). Với cái tâm, bạn phải nhận biết nó, và phải không có sự xao lãng nào khác. Sau khi thực tập cách này, ngay cả mới bắt đầu một thời gian ngắn, bạn sẽ trở nên xao lãng, bạn sẽ trở nên mệt chán. Bạn sẽ bắt đầu thấy tâm dao động, trạo cử, hay bạn sẽ thấy tâm trì trệ, và buồn ngủ. Cả hai đều là xao lãng tâm. Bạn phải làm sao đây ? Bạn có thể la to :" Phat " để chặt đứt sự xao lãng này, và đặt tâm với thị giác trở lại đúng đường. Bạn có thể ngồi thẳng người lại, và đặt tầm nhìn lên caọ Nếu bạn có quá nhiều vọng niệm làm xao lãng, bạn có thể nắm lấy những vọng niệm này và dùng nó làm đề mục quán tưởng. Khi thực tập tới điểm này, bạn có thể thật sự lấy cái niệm tưởng mà bạn đang xua đuổi và bắt nó đi vào đề mục bạn đang tập trung ở khoảng trống trước mặt, để đưa sự chú tâm trở về với đề mục. Ngay khi bạn bị xao lãng tâm vì những niệm khác nhau, bạn cũng có thể bị xao lãng vì những cảm thọ của giác quan như âm thanh. Khi bạn nghe một âm thanh, nếu nó làm bạn vui thích, thì thay vì chạy đuổi theo âm thanh do bị quyến rũ, bạn hãy nhận thức bản chất của nó là không, và để cho nó tan vào với thiên nhiên trống không, còn bạn thì duy trì công việc thiền quán. Nếu nó là âm thanh khó chịu làm bạn không thích, thì nó cũng không khác gì với âm thanh làm cho vui tai. Tâm bạn cũng bị xao lãng bởi mùi hương, xúc giác, hay cảm thọ. Ngay khi có thể, hãy ý thức là bạn đang bị loại cảm thọ đó làm xao lãng. Nhận thức rằng cái kinh nghiệm đó có bản chất là không. Hãy để cho nó tan vào cái không nguyên thủy, và bạn trở lại với công việc quán tưởng. Khi bạn có thể vượt qua được vài sự xao lãng thô đó, dần dần qua thực tập bạn sẽ bắt đầu có ý thức về những niệm lan man, tản mạn mà trước đây bạn không biết tới. Những thứ làm xao lãng rõ ràng thì đã nổi lên mặt, ngay từ khi mới bắt đầu; nhưng rồi những niệm mà bạn không bao giờ có ý thức tới, bạn không thể nhớ là đã từng có, những điều mới ghi nhớ, và những sự việc trước đây chưa từng nhớ tới, bây giờ lại xuất hiện. Thực vậy, bạn cảm thấy như thể bạn lạc mất cái tâm mình. Điều quan trong đáng nhớ là những niệm lan man này không phải là mới. Chúng đã rất xưa cũ. Cái tâm giống như nước đục bị khuấy lên, nên tất cả bùn cặn ở dưới đáy bị đưa lên trên mặt. Khi tâm bắt đầu lắng xuống, giống như bùn tự nhiên lắng đọng xuống đáy, nên bạn có thể quan sát được những tính chất mà trước kia bạn không biết tới. Thật ra, những tính chất đó của vọng tưởng vẫn luôn ở đấy, và cũng phải được xử lý. Khi những niệm này nổi lên, không phải là chuyện chúng tốt hay xấụ Về mặt thực hành, không có gì khác giữa những niệm tốt và những niệm xấu. Niệm chỉ là niệm . Điều bạn cần phải làm là nhận ra chúng là niệm tưởng đang khởi lên, và ngay sau khi bạn bình thản nhận diện được chúng rồi, thì chúng sẽ tan mất. Sau khi thực tập điều này một thời gian, bạn sẽ có thể bắt đầu có kinh nghiệm về niềm hỷ lạc trong thân tâm cao đến mức bạn không muốn rời khỏi cái đệm ngồi thiền.

Công việc thiền quán sẽ đem lại sự dễ chịu nhiều hơn bất cứ điều gì bạn sẽ làm trong phần đời còn lạị Bạn sẽ muốn thực tập thiền mãi mãi. Tới điểm này, có hai kinh nghiệm nổi lên từ sự an tịnh. Thứ nhất là kinh nghiệm về niềm hỷ lạc thân tâm mà bạn không bao giờ muốn ngưng thiền quán. Kinh nghiệm này vẫn còn là bất tịnh. Ở đây trong kinh nghiệm thiền quán bạn có thể không còn có kinh nghiệm cảm thọ về hình sắc, âm thanh, mùi vị, xúc giác. Nó như thể đi vào giấc ngủ sâụ Bạn không thực sự biết những gì chung quanh bạn, bạn không thể nghe gì, không thể thấy gì, không thể cảm xúc, ngửi, nếm, vân vân...Khi bạn xả thiền, tương tự như bạn thức dậy từ một giấc ngủ rất sâụ Bạn không biết chuyện gì đã xảy ra, và thời gian qua bao lâu. Đây là kinh nghiệm về sự tĩnh lặng bất tịnh, bởi vì bạn không thể nhớ lại những gì xảy ra trong lúc có kinh nghiệm đó. Gần như thể là tâm đã đi vào một trạng thái trống không. Đó không phải là giải thoát, cũng không phải là kết quả tốí hậu. Tuy nhiên đây là một giai đoạn kinh nghiệm Thiền. Tại sao? Bởi vì đây là dấu hiệu cho thấy là bạn bắt đầu hoàn thành sự tĩnh lặng, và là tâm có thể giữ được sự yên tịnh trong một thời gian mà không bị các vọng tưởng, phiền não khuấy động. Nếu bạn tham luyến điều đó như là kết quả tối hậu, bạn sẽ tái sinh lạitrong vòng luân hồi. Đừng tham luyến nó, bạn phải tiến bước trên đường tu tập, vì nên biết còn rất nhiều thứ khác sẽ đến với bạn.

Thanh tịnh là bước kế tiếp trong kinh nghiệm duy trì tình trạng định trong một thời gian dài vô hạn. Bây giờ có sự sáng tỏ rất mực . Mặc dầu tâm yên lặng, nó rất trong sáng. Hành giả nhớ lại được trọn vẹn các kinh nghiệm trong lúc thiền quán, và kinh nghiệm sau buổi thiền. Trong giai đoạn đầu của sự tĩnh lặng bất tịnh, bát thức bị ngăn ngại trong lúc thiền quán. Khi hành giả trải qua kinh nghiệm của tĩnh lặng bất tịnh , sự trong sáng của tâm không bị ngăn ngại vì cảm nhận bằng giác quan hoạt động bình thường, tuy là tâm không bao giờ dao động ra ngoài trạng thái Định. Trong khi thiền quán, bạn có tùy ý ở trong trạng thái Định bất cứ lúc nào, bằng bất cứ cách nào. Khi chấm dứt buổi thiền chánh thức cũng không chấm dứt sự tĩnh lặng bởi vì sức mạnh của trạng thái tỉnh giác sẽ thấm nhập vào kinh nghiệm sau buổi thiền định để đi vào sinh hoạt của đời sống hàng ngày. Cần phải mất bao lâu mới đạt tới tâm thanh tịnh? Kinh nghiệm này đến được do kết quả của cố gắng rất lớn trong việc tu tập . Đây không phải là kết quả đến nhanh chóng, và dễ dàng.

Lợi ích khác của sự thành tựu này là niềm vui tràn ngập thân tâm; và vì không còn sự xao lãng của tâm, việc tu tập này có thể kéo dài rất lâu. Ngay bây giờ khi bạn thực tập, cả thân tâm đều dễ bị mỏi mệt; và khi mà bạn cảm thấy không thoải mái, dễ chịu, bạn quay qua chuyện gì khác để tránh có kinh nghiệm khó chịu. Khi đã đạt tới mức thanh tịnh, thân và tâm luôn luôn được thoải mái. Tuy nhiên, nếu tâm tham luyến vào kinh nghiệm hỷ lạc của thân tâm nó sẽ tạo ra nhân để tái sinh vào cõi dục (cõi trời dục), đưa bạn trở lại vòng luân hồị Cho nên không bao giờ mê luyến vào bất cứ kinh nghiệm nào. Nói chung, bạn nên giữ nhớ trong lòng là khi việc tu tập thiền quán bắt đầu đi vào tầng sâu, sẽ có ba kinh nghiệm xảy ra. Thứ nhất, là hỷ lạc, thứ hai là sự sáng tỏ, và thứ ba là kinh nghiệm về vô niệm. Khi bạn có được những kinh nghiệm này, nếu bạn cho phép mình tham luyến kinh nghiệm và nghĩ là bạn đã đạt được kết quả cuối cùng, thì bạn sẽ tạo ra nhân để sanh lại trong cõi luân hồi nữa. Đừng lầm lẫn những kinh nghiệm đó với kết quả cứu cánh của giác ngộ. Nếu bạn tham luyến hỷ lạc, bạn sẽ tạo ra nhân tái sinh vào cõi dục (dục giới thiên), nếu bạn mê luyến vào sự minh chiếu, sáng tỏ thì nó sẽ tạo nhân để tái sinh vào cõi sắc . Tham luyến vào vô niệm sẽ tạo nhân để tái sinh vào cõi trời vô sắc. Ba cõi này (dục, sắc, và vô sắc) của cuộc luân hồi là lục đạo mà chúng sinh xoay chuyển. Bằng pháp thiền quán, bạn thật sự có thể tạo ra nhân để tái sinh vào ba cõi đó, nếu bạn không cẩn thận. Đây là sự giải thích ngắn gọn về các thực tập để đạt được sự tĩnh lặng, nó cũng bao gồm lời khuyên phải có ý thức về những điều gì khi tu tập. Nếu bạn có thể thực tập thành công, bạn sẽ đạt được sự tĩnh lặng trong một thời gian dài và thiền quán với tâm sáng tỏ, như thế chuẩn bị bạn vào giai đoạn thứ hai, thực tập chủ yếu để sinh khởi tuệ giác.

Lời chỉ dạy và cách thực tập về sự phát sinh trí tuệ ban sơ có hai phương cách. Thứ nhất là phương cách tìm học kinh điển để hiểu biết chắc chắn về bản tánh không của tâm. Ở đây, Không được nhận thức rõ qua sự tìm hiểu phân tích, cuối cùng minh chứng được Không là bản chất của hiện hữu. Quan điểm về Không này được dựa trên sự hiểu biết bằng trí tuệ (tri thức). Phương cách thứ hai là biết rõ về Không tánh bằng cách đi sâu vào thiền định. Quan điểm về Không này được dựa trên sự thực chứng bên trong. Nếu ai có thể thực chứng Không tánh theo cách thứ hai, thì phương cách thứ nhất không còn cần thiết. Nếu bạn muốn theo đuổi học hiểu kinh điển rồi áp dụng việc thực tập quán tưởng, thì đó là cách tốt nhất và là cách mà nhiều nhà tu hành lớn đã đi theọ Tuy nhiên, vào giai đoạn này của đời sống, bạn nên thấy là bạn không còn nhiều năm nữa để tu tập, vì không biết cái chết sẽ đến lúc nào. Hơn nữa, với cuộc sống bận rộn như thế, cơ hội để tập thiền quán rất ít. Vì vậy có thể là tốt hơn nên thực tập để có kết quả nhanh hơn. Thời bây giờ dường như mọi người đều muốn có được kỹ thuật nhấn nút để làm việc cho nhanh, đem lại kết quả ngay tức khắc. Mọi người tự nhiên muốn có kết quả nhanh nhất. Nếu bạn nghĩ là bạn có thể tìm được kinh nghiệm nhấn nút trên đường học đạo, thì bạn nên thực tập quán tưởng, đừng chỉ có nghe giảng dạy, đừng chỉ nghĩ về chuyện thực hành sau này, nhưng hãy ngồi xuống và thực tập thật sự. Thường khi người ta chỉ nghe pháp, thỉnh thoảng nghĩ về pháp, và không thực tập. Làm sao có kết quả nếu không thực hành ?

Chính là qua việc thể nghiệm tuệ giác mà Trí Tuệ ban sơ của tâm được thực hiện bằng hành động. Có bốn giai đoạn cho sự phát triển này. Thứ nhất là có tín tâm về tri kiến đó. Thứ hai là thực nghiệm việc thiền quán. Thiền quán phải được thực nghiệm; nó không thể chỉ là sự tìm hiểu bằng tri thức. Bằng không, nó sẽ giống như một mảnh giấy đặt lên cái lỗ để giúp che đậy. Một lúc nào đó, mảnh giấy sẽ rớt ra. Sự hiểu biết bằng tri thức là vô thường và sẽ phải thay đổị Sự thực hiện đạt được qua thiền quán là thường hằng. Giai đoạn thứ ba là giữ sự liên tục trong các sinh hoạt của đời sống hằng ngày. Giai đoạn thứ tư là thực hiện được cái kết quả rốt ráo.

Trước hết, thực hiện tín tâm về tri kiến có ba phần. Đầu tiên là lập dựng bản chất của những vật thể được nhận biết là ở bên ngoài tâm (cái được biết). Thứ hai là xây dựng ý thức về bản chất của tâm là khả năng nhận biết bên trong (cái biết). Thứ ba là hiểu biết vững chắc tri kiến vềbản chất của thực tại. Phần đầu tiên lập dựng bản chất của các vật thể được nhận biết thuộc ngoại giới liên hệ đến cái ý thức về việc tâm đã nắm giữ như thế nào những ngoại vật đó và coi chúng như thực sự hiện hữu. Điều này muốn nói về các pháp hiển hiện khách quan được nhận thức là ở bên ngoài cái ngã. Tất cả sự hiển lộ đó được cái tâm chủ thể nắm bắt như là có thật. Do đó, nhiều học giả đã chia cắt vật thể khách quan thành những hạt nguyên tử rất nhỏ, rồi thành cái không còn gì hết, như vậy để đi tới chỗ hiểu biết bản chất của vật thể là không có hiện hữu thật sự. Theo cái hệ thống nhận thức đó, những hiện tượng khách quan khởi lên trong tâm, và hiện hữu trong tâm của người nhận biết. Mặc dù bạn nghĩ những hiển hiện khách quan là có thật, cái thế giới vô tri giác và hữu tình sẽ không hiện hữu, nếu như nó không hiện hữu cho cái tâm. Khi không nhận biết được bản chất của tâm và cho phép tâm cứ nằm mãi trong những cảm nhận hư ảo, bạn sẽ thật sự tin những hiển hiện khách quan là có thật như chúng được cảm nhận. Rồi sau đó sẽ rất khó khăn để chấp nhận những hiển hiện khách quan là không thật, không vốn có, mà đều do tâm tạo ra.

Vấn đề đầu tiên là tâm của bạn đang trong kinh nghiệm về những cảm nhận hư ảo. Kế đó là chân lý về vô thường, là không có gì mà cái tâm cảm nhận được, kể cả chính nó, là thường hằng và đáng coi như là chân, là có thật. Vì mọi vật đều đổi thay, đều này được hiểu là không có sự hiện hữu vốn có thật, vì bản chất của mọi hiện tượng là vô thường. Giấc mơ bạn có tối hôm qua không còn là thật cho ngày hôm nay.Vào lúc bạn nằm mơ, nó dường như là rất thật, có thật. Bây giờ nó ở đâu? Đã xảy ra điều gì? Tất cả các vật hiển hiện khách quan đều không có gì khác hơn là những nhãn hiệu của tâm trí. Bạn có thể nói :" Đây là cái bàn. Đây là cái nhà." Mỗi vật có cái tên vì nó hiện ra với bạn là cái vật đó. Do đó bạn có một nhãn hiệu dành cho nó. Thật ra, bản chất của nó là hư ảo, và nó không thực sự hiện hữu gì khác hơn là những trò hư ảo của nhà ảo thuật. Do đó, bạn phải tin vào thức giác của trí tuệ về bản chất hư ảo của mọi vật hiển hiện .Qua đó bạn có thể lập nên bản chất của vật thể được nhận biết ở bên ngoài tâm. Điều này dẫn bạn đến bước thứ hai trong việc thực tập để phát sinh tuệ giác , nó đang xây dựng bản chất của tâm như là chủ thể nhận biết ở bên trong. Kẻ sáng tạo ra vật thể khách quan là chủ thể, là chính cái tâm. Nếu bạn thử đi tìm chỗ ở của tâm, bạn có thể định được vị trí của nó không ? Bạn có thể xác định được những đặc tính của tâm không ? Phải là nó có thực chất và sờ mó được không? Theo nhiều trường phái trong tư tưởng Phật giáo, có vô số phương thức có thể được dùng vào sự phát hiện nguồn gốc của tâm để xác định là nó có hiện hữu hay không.

Để làm theo cách thực tập chánh thức, trước hết bạn nên ngồi theo tư thế tham thiền đúng đắn. Hãy làm cho ngôn ngữ im lặng và thở tự nhiên. Đừng ép bắt tâm phải quá căng thẳng hay quá trì trệ; chỉ giữ sự thư giãn trong chính tính giác tinh tuyền của bạn. Đôi khi lúc bạn ngồi, có thể xảy ra cho bạn hai diễn tiến: là cái nhận biết của tâm và cái nhận biết của người nhận biết. Nếu bạn lưu ý đến điều này, thì bạn hãy để cho người nhận biết nhìn vào cái tâm đang nhận biết, giống như một người đang quan sát mặt mũi thật của mình mà ở giữa hai bên không có gì khác ngăn cách . Khi bạn có ý thức được bằng cách như vậy, bạn sẽ bắt đầu nhận thức người nhận biết và tâm đang nhận biết là không phải hai (bất nhị). Kế đó, bạn sẽ nhận thức là vật thể được nhận biết bởi người nhận biết và tâm đang nhận biết là không thể phân cách, có cùng một kinh nghiệm. Do đó, bạn đi đến chỗ nhận thấy đối tượng (vật thể) và chủ thể, sự nắm giữ và bám chắc, không còn là nhị nguyện nữa. Đó là một kinh nghiệm, thuộc bản chất của tâm, thoát khỏi những giới hạn của hoạt động suy tưởng của tâm. Cái gì xảy ra lúc đó khi không còn có chủ thể và đối tượng ? Kế đó bạn có được điều gì? Tất cả bạn đạt được là kinh nghiệm về Phật tính hằng có của bạn. Trong giai đoạn khởi đầu của việc thực tập, bạn sẽ có kinh nghiệm về trạng thái không còn nhị nguyên trong một khoảnh khắc ngắn. Vào lúc thứ hai, sự nắm giữ và bám chắc nhị nguyên sẽ khởi sự. Bây giờ có nhiều người bỏ ra một thời gian đáng kể ngồi lặng yên thiền quán. Nếu bạn biết cách thực tập làm phát sinh hay hoàn thiện giai đoạn này, và thật sự lập dựng được cái tri kiến với tự tin để có thể biết rõ tánh Không, thì việc tĩnh toạ trong một thời gian kéo dài có thể soi sáng được rất nhiềụ Tuy nhiên, nếu bạn không được huấn luyện hay không có kinh nghiệm, và chỉ ngồi đó im lặng với những vọng tưởng khuấy phá và các niệm làm tâm xao lãng nổi lên, thì đó chỉ là một việc làm tốn mất thì giờ.

Trong lúc kinh nghiệm tính bất nhị, hãy cho phép bạn duy trì sự tươi mới của kinh nghiệm , đừng có toan tính thay đổi nào. Một hành giả với sự thông minh vượt bậc sẽ có thể duy trì kinh nghiệm này về sự tỉnh giác chân chính trong một thời gian vô hạn. Lúc bắt đầu, rất khó mà giữ được lâu.Tuy nhiên, kinh nghiệm này cũng giống với kinh nghiệm mà bạn có giữa hai cái niệm. Khi niệm đầu tiên vừa chấm dứt và trước khi niệm thứ hai bắt đầu, cái tươi mới ở khoảng giữa đó cũng giống với kinh nghiệm về tính giác chân chính. Lý do mà bây giờ bạn không có ý thức về nó là bởi vì bạn có quá nhiều niệm khởi lên nhanh quá đến nỗi cái khoảnh khắc nằm ở giữa các niệm không được nhận thấy. Có thể bạn sẽ nghĩ cái khoảnh khắc nằm ở giữa các niệm là tình trạng trì trệ, tương tợ với kinh nghiệm về sự tĩnh lặng bất tịnh. Trong kinh nghiệm về khoảnh khắc giữa các niệm, tất cả bát thức (gồm năm thức của ngũ quan, ý thứ c, mạt na và a lại da thức) đều hoạt động bình thường. Cái tâm trở nên sáng tỏ, và có khả năng nhận biết mọi sự việc, tuy nhiên hoàn toàn thoát khỏi tính nhị nguyên bởi vì không có sự taọ thành ra niệm hay hoạt động phát sinh ra vọng tưởng. Nếu bạn hiểu được điều này, có nghĩa là bạn có được cái nhìn thoáng qua kinh nghiệm tổng quát về tính giác chân chính.

Tại sao lúc đó, là con người bình thường bạn lại gặp khó khăn khi nhận thức kinh nghiệm tổng quát về cái trí tuệ ban sơ ? Đây chủ yếu là do thói quen mạnh mẽ về (suy tưởng) nhị nguyên và những vọng niệm tản mạn. Do điều đó mà thỉnh thoảng bạn lại bị đánh bại bởi khả năng tạo thành khái niệm của chính bạn. Thêm vào đó, trong quá khứ bạn đã nghe những lời giảng dạy về bản tánh của tâm, nhưng không chịu thực tập. Vậy thì, bạn có thể dùng phương pháp nào khi bạn bị chính cái tâm của mình làm cho phân tâm đến như thế? Phương pháp phải dùng là cố gắng tìm kiếm nguồn gốc của tâm, là kẻ sáng tạo ra các vọng niệm , là gốc rễ gây ra các vấn đề phiền phức cho bạn.

Bạn đã có thể quen thuộc với sự kiện là khái niệm khởi lên từ tâm. Bây giờ bạn phải tìm coi tâm bắt đầu từ đâu, nó hiện hữu chỗ nào, và cuối cùng nó chấm dứt nơi đâu. Tương tự như vậy, bạn thử tìm hiểu nơi mà các vọng niệm nổi lên, nơi nó hiện hữu, và nơi nó chấm dứt. Kinh nghiệm về giác ngộ bắt đầu, hiện hữu, và chấm dứt nơi đâu? Còn đâu là chỗ khởi nguyên, tồn tại, và chấm dứt của kinh nghiệm thế gian? Ai kinh nghiệm về an lạc và đau khổ? Nếu bạn đi đến kết luận là chính cái tâm kinh nghiệm về giác ngộ và thế gian, thì từ đâu mà cái tâm bắt đầu, hiện hữu và chấm dứt? Tâm có thể sờ chạm được hay không? Nó không có hình sắc? Nếu bạn xác định là tâm có hình sắc, thì nó có hình dạng, màu sắc như thế nào? Nếu nó có thể sờ chạm được, nó phải có vài đặc tính. Nếu bạn nghĩ nó không có thực chất, thực thể nào, thì bạn thử xem cái kinh nghiệm đó là gì. Điều cốt yếu là phải có một đạo sư đã nhận thức được bản tánh của tâm để có thể giúp hướng dẫn bạn một cách đúng đắn đi qua cái kinh nghiệm này.

Một đạo sư có đủ phẩm cách ở mức tu tập này là người đã hiểu biết rõ bản chất của tâm. Tại Tây Tạng có nhiều trường hợp mà các đệ tử bị những ông thầy không có thực chứng dẫn đi lạc đường. Ở mức tu tập này, có nhiều nguy hiểm và cạm bẫy. Nếu, bằng tiến trình xem xét, bạn hoàn toàn không thể tìm thấy tâm và thay vào đó, cái điều mà bạn tìm thấy chỉ như một khối cầu không gian, mở rộng, giống như khi nhìn vào một khoảng không gian trống, rộng lớn, thì tuy bạn không thể diễn tả được nó, bạn đã đi đúng đường. Tuy nhiên, kinh nghiệm về cái không này không phải là phủ định mọi thứ, để rơi vào chỗ cực đoan của chủ nghĩa hư vô, tin là không có gì hết. Nó chính là kinh nghiệm rất mở rộng; và bên trong chỗ khai mở đó, có rất nhiều khả năng. Điều quan trọng nữa là phải rất cẩn thận về mức thâm sâu của lời giảng dạy nàỵ Nếu bạn hiểu nó hời hợt theo ngôn từ, không có kinh nghiệm quán chiếu nào, thì bạn có nguy cơ bị lầm lẫn về thực tại, và trở nên mất trí khôn. Đó là tại sao thật quan trọng khi nhận lời giảng dạy dưới sự chỉ bảo của một ông thầy có phẩm cách theo như truyền thống. Qua truyền thống này, sự giác ngộ được thực hiện trong thân và trong một đời người, bởi vì lời dạy này có sức mạnh đặt hành giả vào tình trạng giải thoát, nơi mãi mãi không còn có dấu vết của nhận thức sai lầm . Biết được bản tánh của tâm là điểm cốt lõi trên suốt con đường hành đạo; tuy nhiên, cũng có thể là rất nguy hiểm nếu bạn không tiếp cận nó một cách cẩn thận và đúng đắn. Bước thứ ba là có được vững vàng cái nhìn đúng về bản chất thực tại. Để nhận thức về bản chất này, bạn không cần tìm kiếm nơi nào khác hơn là bên trong của bạn. Cái bản chất này là tinh yếu của tâm và là kinh nghiệm tự khởi sinh. Nhận thức này là tâm bao trùm khắp cả mọi thứ tạo nên cõi ta bà và niết bàn.Tâm của tất cả Phật, của chính bản tánh vốn có của bạn, thoát khỏi tính nhị nguyên, chiếu sáng, từ bi vô ngại. Sau khi bạn có tự tín ở tri kiến, thì bạn có thể đạt được kinh nghiệm thiền quán khi đi sâu vào tri kiến. Giữ đừng nghĩ đến quá khứ, hiện tại và tương lai, giữ thăng bằng trong trạng thái giác tỉnh tươi mới, không trung gian (trực giác), cũng được gọi là thiền quán. Cái kinh nghiệm mở khai, sáng tỏ, là bản tánh tự khởi sinh của tâm, không cần được tìm kiếm như một kinh nghiệm thiền quán riêng biệt. Bạn không nên coi là bạn đang thử tạo ra một kinh nghiệm giả tạo. Chỉ nhận thức và cứ trực tiếp đi vào bản tánh tâm của chính bạn. Đây là ý nghĩa của pháp thân (biểu hiện thực tại sau cùng). Hơn nữa, trong kinh nghiệm về pháp thân, cảm thọ từ giác quan vẫn có và chỉ được quan sát vô tư, không có sự nắm bắt hay vướng mắc (chấp thủ) nhị nguyên . Sự khai mở này sáng chiếu và bao trùm mọi vật, không gây đau khổ vì không có tính nhị nguyên. Nó không thể tạo ra lợi ích , và không thể tác hại. Nó vượt qua lãnh vực của lợi và hại, chấp nhận hay bác bỏ. Bạn không còn cần phải nghĩ :"Ổ, tôi không thể làm điều đó; tôi không phải làm điều đó". Bước thứ ba là duy trì sự liên tục khi hành xử chuyện bình thường. Thái độ xử xự phải giống như lúc thiền quán, và thiền quán phải giống như tri kiến. Thường bạn xem hành xử là kinh nghiệm có sau khi thiền quán, xảy ra sau buổi toạ thiền. Để duy trì sự liên tục hành xử, phải tổng hợp tri kiến, thiền quán, và hành xử thành một không thể phân chia. Vì sự quân bình trong thiền quán chỉ là duy trì trong tính giác khai mở, không trung gian, không bị sự chấp thủ làm ô nhiễm, hoàn toàn sáng tỏ và thư giãn, khi bạn từ kinh nghiệm này đi lên, bạn nên nhận thức là mọi hiển hiện và kinh hiệm đều giống như sự phô bày hão huyền của tính giác bên trong. Tất cả sắc tướng đều mang vẻ thiêng liêng. Bạn có thể nghe bản chất của mọi âm thanh là âm thanh của lời chú man tra. Mọi niệm đều được hiểu là trò chơi của tánh giác thanh tịnh. Bạn cũng có thể xem những hiển hiện trong đời sống hằng ngày như là mộng, ảo giác, không có tự tánh chân thật. Ở mức tu tập này không còn có sự phân biệt giữa thiền quán và cách hành xử. Kinh nghiệm thiền quán được đưa vào thể cách mà hành giả cảm nhận những hiển hiện của đời sống hằng ngày, và vào cách hành xử lúc bình thường. Điều này có nghĩa là những vọng niệm được dùng để làm hiển lộ con đường hành đạo hơn là làm ngăn trở nó. Khi sự chấp thủ chấm dứt, niệm sẽ khởi lên như một ảo giác để tô điểm cho con đường hành đạo. Nếu, bạn có thể còn nghĩ là vọng niệm làm hại bạn, đem lại đau khổ hay vấn đề khó khăn, bạn chỉ cần đi vào vọng niệm và nhận ra bản chất vọng niệm là trống không , thì nó sẽ tan mất. Nếu bạn theo đuổi niệm, và như vậy cho phép nó kiểm soát tâm, thì bạn sẽ mất tri kiến (cái thấy về con đường đạo). Bằng không, nếu bạn chú tâm vào niệm, bạn sẽ thấy bản chất nó là không, và nó sẽ tan mất, giống như ngọn sóng nổi lên trên mặt biển, rồi biến mất vào trong biển. Không có gì sai quấy với một vọng niệm khởi lên, khi bạn nhận thức là nó khởi lên từ tánh giác thanh tịnh, và tan vào tánh giác. Khi bạn có thể nhận ra những vọng niệm là không có gì khác hơn sự phô bày của chính tánh giác, trống không và không có thực thể, bạn sẽ để vọng niệm đi và nhìn chúng tan vào lại cái nguồn trống không của chúng. Tóm lại, bạn phải cẩn thận, trong khi thực tập về hành xử như hành đạo, đừng để bị sự xao lãng quấy phá và bị thói quen chấp thủ khuất phục. Là hành giả, bạn nên thực tập như một dòng sông trôi chảy, đều đặn, không ngừng.

Bước thứ tư và là bước cuối là cách đạt được thành quả sau cùng. Đạt đạo là nhận ra bản thể của tánh giác ban sơ, thanh tịnh, vốn có của mình, thoát khỏi mọi phiền toái, lầm lẫn. Kinh nghiệm này vốn là kết quả của tri kiến, thiền quán, và hành xử, là kinh nghiệm của giác ngộ, hay là giải thoát cứu cánh vượt ra khỏi vòng luân hồi hỗn mang. Nếu sự tu tập của bạn kiên mãnh, thì ngay cả trước khi chết, bạn nhận ra được bản tánh của tâm, và thể hiện nó qua thực hành bốn bước kể trên, bạn sẽ được giải thoát. Bằng không, giải thoát sẽ đến vào lúc bạn chết, hay trong trạng thái bardo. Nhờ ở phúc lạc khi hoàn thành việc tu tập này, chắc chắn là sự giải thoát sẽ đến vào một trong những thời điểm trên. Điều đòi hỏi bắt buộc là phải có lòng tin mạnh mẽ vào vị thầy chủ yếu của mình, vị thầy dẫn đưa bạn vào bản tánh của tâm, để bạn nhận ra được bản tánh của chính mình. Đây là những lời giảng dạy cốt yếu để thành công trong việc tu tập này. Mục tiêu tối hậu của tĩnh lặng, trí tuệ, Đại Thủ ấn, mahasandhi, cũng không khác gì điều đó.

Theo: quangduc.com

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch