Đức Phật & Thánh chúng
Đức Tăng vương Thái Lan - Bậc đạo sư của quần chúng
22/07/2015 08:32 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đức cố Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara (Chareun Suvaḍḍhanao), Tăng vương thứ 19 của triều đại Ratanakosin của Thái Lan, là vị Tăng sĩ sỡ hữu nhân cách vĩ đại. Ngài là người nghiêm trì giới luật và tỏa chiếu đạo phong giới đức thanh cao. Ngài hoàn thiện về đạo đức và tâm từ bi, các đức tính làm cho Ngài được tất cả Phật tử tôn kính. Ngài là Đức Tăng vương tối cao của Thái Lan. Với phong cách bình dị, Ngài sống với triết lý và giới luật Phật giáo. Ngài truyền bá đạo Phật và lời Phật dạy đến hơi thở cuối cùng một cách không mệt mỏi, khắp thế giới, từ châu Á đến châu Âu và mọi miền của trái đất.

BẬC ĐẠO SƯ CỦA QUẦN CHÚNG
Somdet Phra Nyanasamvara Somdet Phra Sangharaja Sakalamahasanghaparinayaka *****


LỜI NÓI ĐẦU

Đức cố Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara (Chareun Suvaḍḍhanao), Tăng vương thứ 19 của triều đại Ratanakosin của Thái Lan, là vị Tăng sĩ sỡ hữu nhân cách vĩ đại. Ngài là người nghiêm trì giới luật và tỏa chiếu đạo phong giới đức thanh cao. Ngài hoàn thiện về đạo đức và tâm từ bi, các đức tính làm cho Ngài được tất cả Phật tử tôn kính. Ngài là Đức Tăng vương tối cao của Thái Lan. Với phong cách bình dị, Ngài sống với triết lý và giới luật Phật giáo. Ngài truyền bá đạo Phật và lời Phật dạy đến hơi thở cuối cùng một cách không mệt mỏi, khắp thế giới, từ châu Á đến châu Âu và mọi miền của trái đất.

Một trong các sứ mệnh của Vụ Tôn giáo thuộc Bộ Văn hóa là ủng hộ và phát triển các hoạt động tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Cuối năm 2015, Thái Lan hội nhập với cộng đồng ASEAN. Theo đó, Vụ Tôn giáo xuất bản tác phẩm: “Bậc đạo sư của quần chúng: Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara của Thái Lan.” Tác phẩm này giới thiệu cuộc đời thánh thiện của Đức Tăng vương và những lời dạy của Đức Phật được Đức Tăng vương giảng dạy trong nhiều tác phẩm và tại nhiều dịp khác nhau. Ấn bản này không chỉ lợi lạc cho độc giả, mà còn là cách tôn vinh nhằm truyền bá những đóng góp to lớn của Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara của Thái Lan, một cách xa và rộng. Vụ Tôn giáo, vì thế, xuất bản tác phẩm “Bậc đạo sư của quần chúng: Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara của Thái Lan” bằng 8 ngôn ngữ: Tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Miến Điện, tiếng Campuchia, tiếng Lào, tiếng Indonesia, tiếng Việt Nam và tiếng Nepal.

Vụ Tôn giáo tri ân Hòa thượng Somdet Phra Wanarat (Chund Brahmagutto) và Thượng tọa Phra Shakyavongsvisuddhi (Tiến sĩ Anil Man Dhammasakiyo) thuộc Chùa Bovoranives Vihara đã hoan hỷ làm cố vấn cho ấn phẩm này, đồng thời đã đọc bản thảo gồm 7 tập của tác phẩm này. Tôi thiết tưởng rằng 7 tập này được xuất bản với 8 ngôn ngữ khác nhau sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho quảng đại quần chúng.

                                                                                                Kritayapong Siri

                                                                                           Vụ trưởng Vụ Tôn giáo


 

 

 

BAN CỐ VẤN:          

1. Hòa thượng Somdet Phra Wanarat (Chund Brahmagutto)

2. Thượng tọa Phra Shakyavongsvisuddhi (Dr. Anil Man Dhammasakiyo)

3. Ông Kitsayapong  Siri        Vụ trưởng, Vụ Tôn giáo

4. Ông Sutep Kasempornmanee         Phó Vụ trưởng, Vụ Tôn giáo

5. Ông Pisit Nirattiwongsakorn         Giám đốc phân ban bảo trợ Tôn giáo

6. Bà Pilai  Jirakaisiri                         Giám đốc Cục Khuyến trợ đạo đức và luân lý

 

ỦY BAN XUẤT BẢN: 

1. Ông Kriansak Boonprasit                   Thư ký riêng của Vụ Tôn giáo

2. PGS.TS. Sophana Srichampa             Giám đốc, Viện nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á, Đại học Mahidol

3. Ông Poolsak Sukhsaptaweephol        Thành viên và Thư ký

4. Ông Suriya Wiwatkitlert                   Thành viên và Phó Thư ký

5. Ông Narut Dhammadhi                    Thành viên và Phó Thư ký

 

Biên tập tiếng Việt: TT.TS. Thích Nhật Từ

 


 

Một nhân cách hoàn hảo

 

“Bất cứ khi nào sự ham muốn tiêu cực trỗi dậy, lý trí sẽ là vật cản những ham muốn ấy. Đức Phật đã dạy rằng, lý trí sẽ ngăn cản các loại ham muốn tiêu cực. Tất cả những ham muốn đó đều phải chịu khuất phục trước trí tuệ của người gọi là Yan Sangwon”.

Giáo lý Phật giáo phần 17/58

 

…Tại mảnh đất thanh bình ven bờ sông Kaew, xã Ban Nuea, trung tâm thành phố thuộc tỉnh Kanchanaburi. Đó là thứ sáu, ngày mồng 4 tháng 11 năm Quý Sửu, tức ngày mồng 3 tháng 10 năm 1913. Cách đây đúng gần một thế kỷ, một cậu bé dòng họ “Khotchawat” đã ra đời.

Thời ấy, có ai ngờ rằng, sau hơn 70 năm tiếp theo, cậu bé ấy đã đảm nhận một nhiệm vụ tối cao, với tư cách là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trở thành “Đức Tăng vương” của đất nước và nhân dân Thái Lan.

Trước đây, ngài tên là Charoen.  Ngài là con trai cả của ông Noi Khotchawat, 1 vị quan hành chính ở huyện Amphawa, tỉnh Samut Songkhram. Thân mẫu của ngài là bà Kim Noi, họ gốc là Rung Sawang, làm nghề thợ may. Ông Noi có dòng dõi hoàng tộc xưa và có gốc gác từ phía Nam, còn bà Kim Noi có gốc từ người Việt và người Hoa Kiều.

Ngài sinh ra tại ngôi nhà của gia tộc Rung Sawang nằm trên con đường Pak Phrec. Đây cũng chính là nơi 2 người em trai của Ngài, Chamnien và Samut ra đời. Tất cả đều được nuôi dưỡng bằng tình thương, sự ấm áp, chân tình và đùm bọc chở che của anh em họ hàng trong gia đình. Họ sống trong cùng một khu vực và hợp lại thành một đại gia đình lớn.

Khi Ngài lên 9 tuổi, thân phụ mất sớm đã khiến gia đình lâm vào cảnh vô cùng khó khăn. Cũng vì nguyên nhân này, Ngài buộc phải xa rời vòng tay của thân mẫu và đến làm con nuôi của bác Kim Heng, người chị gái của mẹ mình.

Trong suốt những năm ấu thơ, sức khỏe của Ngài không tốt lắm, luôn gặp phải ốm đau, bệnh tật. Có 1 lần, Ngài ốm nặng, người lớn trong gia đình đã đi cầu nguyện, xin cho Ngài được khỏi bệnh và hứa nếu như qua khỏi bệnh tật thì sẽ cho Ngài đi tu thành chú tiểu để trả nợ ơn đức.

Sự quan tâm và tình yêu thương vô bờ từ người bác ruột đã lấp đầy niềm hạnh phúc và sự ấm áp trong suốt những tháng ngày ấu thơ của Ngài. Ngài luôn được che chở và trở thành đứa con vàng ngọc đối với người bác khiếm thị Kim Heng, hay còn gọi là bác Heng. Người cháu trai này luôn gắn bó, gần gũi với bác của mình, Ngài coi bác là trung tâm trong cuộc đời và dường như hai bác cháu chưa bao giờ xa rời nhau.

Ngôi nhà của dòng họ Rung Sawang nằm giữa chùa Thewa Sangkharam (hay còn gọi là chùa Bắc) và chùa Chaichumphon Chanasongkhram (hay còn gọi là chùa Nam). Ngoài ra, ở gần khu vực đó còn có ngôi chùa Thavornwararam (một ngôi chùa của người Việt). Chính vì thế, Ngài thường xuyên theo người bác ruột của mình tới chùa làm công quả trong các dịp lễ tết. Ngoài ra, Ngài cũng có cơ hội được làm quen với Pháp Phật qua những lần nghe giảng về đạo lý, đặc biệt trong dịp lễ Khao Phansa[1], chùa Bắc tổ chức giảng Phật pháp vào các buổi tối trong suốt kỳ lễ.

Từ thời ấu thơ, Ngài Somdet Phra Nyanasamvara rất quan tâm và say mê với Phật pháp. Ngài thích đóng vai đức Phật giảng đạo, dùng lá kè để giảng kinh và chơi trò làm phúc, dâng áo cà sa cùng nhóm trẻ nhỏ.

Hàng ngày, bà Kim Heng phải dậy đi làm từ tờ mờ sáng, vì thế Ngài cũng thức giấc từ rất sớm. Trước khi rời nhà, bà Kim Heng thường thắp nến cho cháu trai chơi, Ngài thường ngồi ngắm nhìn ánh nến cho đến khi trời sáng hẳn.

… Đó chính là mầm báo về việc Ngài sẽ có một tương lai gắn liền với mảnh áo vàng cà sa tôn kính.

Ngài Somdet Phra Nyanasamvara ngay từ khi còn nhỏ bản tính đã hiền lành, cư xử đúng mực, không nghịch ngợm, chơi bời hư hỏng. Ngài rất quan tâm chăm lo cho các em, các cháu trong nhà. Với tư cách là cháu đích tôn của dòng họ, Ngài luôn phấn đấu để trở thành tấm gương tốt ngay từ khi còn nhỏ.

Về học tập, khi lên 8 tuổi, Ngài bắt đầu đi học tại một ngôi trường ở trong khuôn viên chùa Thewa Sangkharam. Ngài đã hoàn thành chương trình Tiểu học vào khoảng năm 1925. Lúc đó, Ngài chừng 12 tuổi.

Tất cả những đức tính nhân hậu, kiên nhẫn, trung thực cùng lối sống vô cùng giản dị… là hành trang quý giá mà sự giáo dục từ gia đình đã ban tặng cho Ngài.

Những tính cách tốt đẹp cùng sự thẩm thấu từ môi trường sống thuở nhỏ đã trở thành những yếu tố quan trọng soi đường chỉ lối và khuyến khích Ngài bước theo con đường đến với Chính quả, nhờ đó, Ngài trở thành cây đại thụ soi bóng cho nhân dân đất Phật dưới danh xưng “Somdet Phra Nyanasamvara Somdet Phra Sangharaja Sakalamahasanghaparinayaka - Đức Tăng vương thứ 19 tối cao” của Triều đại Rattanakosin.

 

 

Một cuộc đời được nuôi dưỡng bằng chân lý của đạo Phật

 

“Phật pháp chính là ngọc sáng, luôn chứa đựng những nội dung có ý nghĩa, không có chút thừa thãi. Đức Phật đã dạy những chân lý của Người thông qua Phật pháp. Đức Phật dạy dỗ cho chúng sinh biết hành động một cách có nguyên tắc, biết làm chủ cuộc sống. Đức Phật là ngọn đèn soi sáng sự thật ở mọi ngõ ngách trong cuộc sống của chúng sinh. Đó chính là những lời dạy bảo vừa đủ, phù hợp với từng câu chuyện trong cuộc đời của mỗi con người”.

Nguyên lý Phật giáo

 

 

SomdetPhra Nyanasamvara Somdet Phra Sangharaja Sakalamahasanghaparinayaka đã từ bỏ cuộc đời của người phàm tục để bước đi trên con đường của Phật pháp vào năm Ngài 14 tuổi.

Năm 1926, khi 2 người cháu trai là Them và Thongdi chuẩn bị xuất gia tại chùa Thewa Sangkharam, thân mẫu và người bác Kim Heng của Ngài đều có dụng ý muốn cho Ngài đi thọ giới Sa-di để đền đáp ân tình trong nhiều năm trước. Thời điểm đó, Ngài vừa hoàn thành chương trình tiểu học, vẫn chưa biết sẽ học tiếp gì và học ở đâu nên đã đồng ý theo lời chỉ dạy của người lớn.

Vị sư thầy đỡ đầu và làm lễ trong Lễ xuất gia của Ngài là Hòa thượng Aduljasomnakit (Dee Phuttachotti), trụ trì chùa Thewa Sangkharam, mà người dân ở vùng Pakphrec thường quen gọi là “sư thầy chùa Bắc” và Hòa thượng Niwittasamachan (Rien Suwanachot), trụ trì chùa Sriupalaram hay còn gọi là “sư thầy chùa Nongbua”.

Kể từ đó, Ngài vững tâm đi theo con đường Phật pháp, không còn vướng bận gì với cuộc sống phàm tục.

Trong mùa thọ giới đầu tiên, tại ngôi chùa đã xuất gia, ngoài việc ngồi thiền, học đạo, Ngài được giao nhiệm vụ hầu Hòa thượng trụ trì. Vào mỗi tối, sau khi đánh bóp cho sư phụ xong, Ngài nghe sư phụ giảng đạo. Cách học đạo này còn gọi là “dạy học đạo buổi tối”. Đây là cách dạy được lưu truyền từ thời cổ xưa. Sư phụ đọc kinh Phật cho Ngài nghe mỗi đêm 1 phần. Về phần mình, Ngài chăm chú ghi nhớ những lời dạy đó, tích lũy hàng đêm cho đến khi hết cả chương. Thời điểm đó, sách kinh Phật mà sư phụ dạy Ngài là “7 điều tốt”. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Ngài đã học thuộc tất cả những điều được học. Vào một ngày trong mùa thọ giới đầu tiên, Ngài đã có khả năng giảng pháp cho các Phật tử trong chùa nghe. Về sau, Ngài còn ghi chép bài giảng vào một cuốn tập để lưu giữ lại.

Tuy bắt đầu bước vào con đường Phật pháp vì muốn trả ơn, nhưng cuộc đời trong cửa Phật của Ngài lại không ngừng tiến bộ. Năm 1927, Sư trụ trì đã gửi gắm Ngài cho Sư thầy Worawinay (Sư At), trụ trì chùa Senha (người dân thường gọi là chùa Saneha), tỉnh Nakhon Pathom nhằm học tập thêm về ngữ pháp Pali với nguyện vọng rằng, sau này sẽ đưa Ngài về dạy tại chùa Thewa Sangkharam và xây dựng trường học Phật giáo.

Cuộc sống của tu sĩ xa nhà không buồn tẻ chút nào, Ngài có thêm gần chục người bạn mới là chú tiểu và sư tăng tại nơi theo học. Điều này được thấy rõ trong những bức hình lưu niệm rất bài bản mà Ngài lưu lại trong thời kỳ theo học ở đây. Ngài đã ghi chú những lời đầy tình cảm như “Người vô cùng đáng yêu và tốt bụng” và “Bạn thân cùng học với nhau trong một thời gian dài”.

Sau khi đến học tập tại chùa Senha, Ngài đã đạt được thành tích học tập đáng khích lệ tới mức Đại sư Phak Sakchalom, bậc thầy chuyên về tiếng Pali tại chùa Makutkasattriyaram, Bangkok đã khích lệ Ngài nên tìm cơ hội học lên cao hơn nữa. Đại sư cũng giúp liên hệ chùa Makutkasattriyaram. Sau khi đem sự tình đến hỏi ý kiến sư thầy Dee, sư thầy liền nói rằng: bản thân thầy cũng muốn đưa Ngài đến gửi học tại chùa Bowonniwetwihan bởi thầy có mối quan hệ  thân thiết với Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara do đã có một thời gian tu tại chùa Rangsisutthawat, vốn là ngôi chùa liền kề với chùa Bowonniwetwihan trong quá khứ (nay hợp nhất thành chùa Bowonniwetwihan). Vì vậy, sư thầy đã đồng ý theo nguyện vọng của Ngài, tuy vậy, Ngài cần học tập tại chùa Senha thêm một mùa an cư nữa.

Sau đó, vào năm 1929, Sư thầy Dee đã đưa Ngài đi bằng tàu hỏa từ Kanchanaburi tới Bangkok, đến chùa Bowonniwetwihan và đưa vào diện kiến Đức Tăng vương lúc bấy giờ là Ngài Somdet Phra Nyanasamvara (tên thật là Mom Ratjawong Chun Naphuong), trụ trì chùa Bowonniwetwihan. Ngài may mắn được Tăng vương nhận làm đệ tử.

Với tính cách tuân thủ tuyệt đối các quy định về giáo lý, sau khi Ngài tá túc tại chùa Bowonniwetwihan được 20 ngày và nghiêm trì giới luật, Ngài đã được Đức Tăng vương trao cho pháp danh “Suvaddhano”, có nghĩa là “Người vươn xa, thành đạt”.

Sự thăng tiến trong cuộc đời Phật pháp của Ngài được tiếp diễn theo từng cấp độ. Ngài không ngừng phát triển bản thân trong suốt quá trình tu học Phật pháp tại chùa Bowonniwetwihan, đã đạt đến trình độ Phật pháp cao cấp và Pali bậc trung. Sau khi kết thúc khóa học, Ngài trở lại ngôi chùa cũ tại quê hương, chùa Thewa Sangkharam và giúp Sư phụ giảng đạo trong 3 tháng. Sau khi hết khóa tu, vào ngày 15 tháng 2 năm 1936, Ngài lại lên đường quay lại chùa Bowonniwetwihan để tá túc thêm lần nữa. Ngài được Đức Tăng vương đỡ đầu và được Đại sư Ratnathatchamuni (Chu Itsusornyano) nhận làm đệ tử.

Trên con đường Pháp phật, Người đã đặt quyết tâm sẽ kế thừa Phật giáo và mở rộng ảnh hưởng của đạo Phật một cách sâu rộng, nối gót chân của các bậc Tổ sư đi trước, không chùn bước, nhụt chí, tôn kính các tiền bối, sống hòa nhã với mọi người, biết ơn các thầy đã công dạy dỗ và những người có ơn với mình. Cuộc đời đầy đạo lý đã nuôi dưỡng Ngài, giúp Ngài ngày càng vươn xa, thành đạt xứng với Pháp danh mà Ngài được ban tặng.

 

“Việc trao đi đạo lý thực sự chính là việc bản thân của mỗi người phải có đạo lý, để đạo lý trong tâm mình tự động lan truyền sang người khác, không cần phải biểu hiện bằng lời nói dạy dỗ mà hãy thể hiện đạo lý giống như cách mà đức Phật đã dạy”.

Trao đi đạo lý – chiến thắng mọi thứ

 

“Việc bản thân mình thường xuyên thực thi theo Phật pháp cho đến khi những đạo lý đó hòa hợp làm một với cơ thể và tâm hồn chính là cách để biểu hiện đạo lý cho những người khác thấy và sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn so với những giáo lý chỉ xuất hiện trên sách vở”.

Trao đi đạo lý – chiến thắng mọi thứ

 

 

Bậc thầy say mê học tập

 

“Mục đích của việc học tập bao gồm: 1, có kiến thức và khả năng để đáp ứng tốt được yêu cầu của công việc và xã hội; 2, xây dựng con người một cách hoàn chỉnh. Mục đích đầu tiên của việc học tập khá rõ ràng, còn mục đích thứ hai có nghĩa là, con người chúng ta khi sinh ra vẫn chưa được coi là hoàn chỉnh, chúng ta chỉ mới sinh ra dưới hình dáng của loài người. Chỉ khi chúng ta biết cách cư xử, phân biệt tốt xấu thì mới được gọi là “người” theo đạo Phật. Khi đó, con người mới thực sự hoàn chỉnh”.

Nguyên lý Phật giáo

 

Với bản chất ham học hỏi, Ngài luôn thể hiện rõ quyết tâm và chăm chỉ trong suốt quá trình học tập cả về kiến thức Phật pháp và thực hành, cả về ngôn ngữ học và các kiến thức nói chung. Đây đều là những hành trang quý giá giúp Ngài hoàn thành các nhiệm vụ lớn lao, giúp ích cho nền Phật pháp nước nhà trong những năm về sau.

Khi còn là một chú tiểu theo học Phật pháp tại chùa Bowonniwetwihan, Đức Tăng vương và cũng là Thầy trụ trì chùa lúc bấy giờ đã gửi Ngài cho Hòa thượng Phutthamon Pricha chăm sóc, dẫn dắt. Sau khi hoàn tục, thầy dùng tên cũ là Chalerm Rotnasiri.

Trong quá trình huấn luyện và dạy dỗ, Ngài đã nhận được sự quan tâm và yêu mến vô cùng từ Đức Tăng vương. Đức Tăng vương đã dạy Ngài bằng phương pháp giúp người học phát triển tính sáng tạo, giỏi nhận biết và ghi nhớ. Bản thân Ngài cũng có ý chí học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới và là ngày càng cẩn thận hơn.

Ngài bắt đầu quan tâm đến “thiền tuệ” hay còn gọi là thiền Vipassana từ khi còn theo học Phật pháp và Đức Tăng vương được coi là người thầy đầu tiên về lĩnh vực này của Ngài. Ngài đã được Thầy gọi vào hầu và hỏi rằng “Con đang dốc sức học đúng không? Đừng quá nhọc tâm, thi thoảng nên tập ngồi thiền”.

Về phần Hòa thượng Phutthamon Pricha, Ngài đã từng nói về người thầy của mình như thế này: “Thầy rất hiền hậu, ôn hòa nhưng cũng rất quyết đoán, nhanh nhạy, biết điều gì nên, không nên và có thể xử lý mọi việc êm đẹp, đặc biệt là việc quản lý, trông coi học trò. Khi Thầy nhận thấy điều gì nên làm sẽ giao cho trò làm ngay, nếu Thầy chưa chắc chắn sẽ không đẩy trách nhiệm cho ai khác bởi có thể gây nên tổn hại cho học trò. Nếu trò làm tốt, Thầy sẽ luôn khen ngợi và động viên”.

Ngài vô cùng kính trọng và ngợi ca các thầy giáo của mình. Ngài coi đó là tấm gương sáng để mình noi theo và luôn luôn nhớ đến công ơn dưỡng dục của người làm Thầy. Dường như, chính vì có những người thầy tốt soi đường, Người học trò đó mới vững bước trên con đường phía trước.

Kể từ năm đầu tiên vào học tập tại chùa Bowonniwetwihan, Người đã thi đạt đậu bậc sơ cấp và dần dần thi lên các cấp cao hơn. Với niềm đam mê và tinh thần học hỏi không ngừng, Ngài đã vượt qua tất cả các chướng ngại một cách xuất sắc. Tuy gặp nhiều khó khăn về sức khỏe nhưng Ngài cũng không chùn bước. Có đôi lần, Ngài phải dùng khăn quấn thành nhiều vòng quanh cổ để tránh lạnh trong khi thi.

Có 1 lần, Ngài thi trượt Pali 4, Ngài vô cùng buồn rầu và chán nản. Nhưng sau khi suy xét kĩ càng, Ngài nhận ra được nguyên do rằng, mình đã quá cao ngạo về kiến thức của bản thân mà sinh ra chủ quan, làm bài thi không kĩ càng. Chính vì vậy, Ngài đã phải học lại Pali 4. Kể từ đó, Ngài không bao giờ để bản thân mình chủ quan thêm lần nữa. Ngài tốt nghiệp cấp độ Pali 9 vào năm 1941.

Trong thời gian học tập Phật pháp, sau khi thi xong Pali 5, Ngài được giao nhiệm vụ giảng dạy Phật học, cả về mảng giáo lý và Pali cho Trung tâm giáo dục tại chùa Bowonniwetwihan. Vừa dạy, Ngài vừa tự tìm tòi để phát triển bản thân. Vào khoảng năm 1932, khi đang theo học Pali 5-6, có hai học giả nổi tiếng người Ấn Độ là Giáo sư Swami Satyananthaburi và Wethantaprathip, chuyên gia hàng đầu về Ấn Độ giáo, thông thạo tiếng Sanskrit và tiếng Anh đã mở lớp dạy trước chùa Bowonniwetwihan nhằm tạo ra một trung tâm dạy học và trao đổi kiến thức cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Thời điểm đó, trong suốt thời gian 2 năm, Ngài đều tìm thời gian rảnh rỗi sau mỗi giờ học và giảng bài để tới học hỏi với thầy Swami Satyananthaburi.

Chính điều này đã khơi nguồn cho niềm đam mê học tập các lĩnh vực khác nhau trong Ngài như: tiếng Anh, thứ ngôn ngữ mà về sau Ngài thông thạo cả nói, đọc và viết. Sau đó, Ngài quan tâm đến việc học tiếng Đức, tiếng Pháp, rồi tiếng Trung Quốc. Nhờ khối kiến thức thâm sâu cùng khả năng và lòng đam mê ham học hỏi trên nhiều lĩnh vực mà những giáo lý được Ngài truyền dạy sau này, hay trong vô vàn những tác phẩm nghiên cứu, những luận văn về Phật học, Ngài đều thể hiện rất rành mạch, rõ ràng, ngôn ngữ và nội dung thấm nhuần, điểm xuyết nhiều góc nhìn mới và thôi thúc người đọc phải suy ngẫm, kể cả bằng lời nói hay bằng văn bản, bằng tiếng Thái hay tiếng nước ngoài.

Ở cấp học tiếp theo, Ngài phải dành thời gian tập trung vào nhiều nhiệm vụ và vai trò hơn. Vì thế, việc học ngoại ngữ ắt hẳn không được liên tục, một số ngoại ngữ Ngài không có thời gian để theo học tiếp.

Những nhiệm vụ mà Ngài phải tập trung ngày một nhiều hơn, ví dụ như:

-                  Năm 1941, Ngài đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trung tâm giáo dục tại chùa Bowonniwetwihan. Ngài làm nhiệm vụ phụ trách học tập cho các chú tiểu.

-                  Năm 1945, Ngài được thăng chức làm Thành viên Ủy ban giáo dục và hiệp hội giảng viên của Đại học Phật giáo Mahamakut.

-                  Ngài đã sáng lập ra chương trình cao học dành cho sư tăng. Chương trình này sau 20 năm đã chính thức hoàn thiện. Bên cạnh đó, Ngài còn ủng hộ việc thành lập Quỹ khuyến học và đã trao tặng nhiều học bổng cho sư tăng và một số lượng lớn sinh viên, học sinh trực thuộc các cơ sở đào tạo khác.

Trong cuốc sống, Ngài nỗi tiếng là người nghiêm trì giới luật Phật dạy, sống một cuộc đời an nhiên và tuân theo chân lý của Đức Tăng vương của Phật giáo Thái Lan, người được coi là hình mẫu đầu tiên về Pháp hành thiền tuệ. Ngài đã hết lòng đam mê học hỏi, nghiên cứu Phật pháp và các nguyên lý về thiền tuệ.

Ngài đã đến gặp các bậc thầy về Thiền tuệ ở các chùa để trao đổi kiến thức và nghiên cứu thêm về Phật pháp. Ngài thường tá túc lại qua đêm ở các chùa vùng Đông Bắc để trao đổi về giáo lý với các Hòa thượng nổi tiếng, như hòa thượng Phan Acharo, HT. Đun A-tụ-lô, sư thầy Khảo A-na-ya-lô, sư thầy Thết Thết-răng-sỉ, sư thầy Bua Yannasampanno, HT. Phút Thả-ní-yô… Ngài lên phương Bắc để gặp HT. Waen Sucinno tại chùa Doi Mae Pang, tỉnh ChiangMai hay xuống phương Nam thăm HT. Buddhadasa Bhikkhu tại vườn Mốc-khạ-pra-ram, tỉnh Surat Thani…

Chính những đức tính ham học hỏi đó đã đưa Ngài trở thành một nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu của Thái Lan. Bên cạnh đó, Ngài còn là một vị sư có trí tuệ siêu việt và tinh thông nhiều lĩnh vực, cả về mặt lý thuyết Phật pháp và tu luyện. Tuy vậy, Ngài luôn khiêm nhường, luôn có ý thức cầu tiến và nghiêm khắc tuân theo các giáo lý mà Đức phật đã dạy. Ngài luôn nhận được sự kính trọng, ngợi ca từ các Phật tử như một vị sư thanh liêm ngay từ khi mới bước chân vào Phật đạo, trong suốt quá trình tôi luyện và cho đến tận cuối cuộc đời.

 

“Nếu chúng ta muốn có được tri thức, hãy chăm chỉ học tập. Nếu muốn có tiền tài, địa vị, hãy siêng năng làm việc. Tùy theo sức của mình, tùy theo hoàn cảnh, ắt sẽ được toại nguyện. Điều đó cũng có nghĩa là, ta nên tuân theo Bát chánh đạo trong Phật học”.

 

Bậc thầy hết lòng vì Phật giáo

 

 “Khi chúng ta chịu trách nhiệm về một công việc nào đó, dù quan trọng thế nào, thì hãy đặt ra cam kết. Khi đã đặt ra được mục tiêu rồi, hãy nhận công việc đó và bắt tay vào làm nhiệm vụ được giao. Bản thân người đảm nhận công việc phải có lòng trung thực và bảo vệ được lời đã hứa, cố gắng để lời nói biến thành sự thật, để kết quả đạt được đúng với những gì đã đề ra trước đó”.

Cuộc đời và hiện thực

 

Kể từ khi bước chân nương nhờ vào bóng cả của Phật giáo, Ngài Somdet Phra Nyanasamvara đã dốc hết tâm huyết của mình vào việc dày công nghiên cứu và không ngừng học hỏi Phật Pháp.

Sau khi học xong Pali 9, Ngài đã nhận nhiệm vụ quản lý Trung tâm giáo dục tại Chùa Bowonniwetwihan và sau đó đảm nhiệm thêm nhiều công việc khác. Mỗi khi công việc gặp khó khăn, Ngài đều không quản mệt nhọc gắng sức tìm ra phương án tháo gỡ. Chính vì thế, mọi việc qua bàn tay thu vén của Ngài luôn thành công và đạt kết quả cao. Nhờ đó, Ngài đã nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng từ Đức Tăng vương và thường xuyên được giao trọng trách đảm nhận các công việc quan trọng.

Vào năm 1946, Ngài đảm nhận vai trò thư kí cho Đức Tăng vương. Đây chính là khoảng thời gian quan trọng mà Đức Ngài có được cơ hội học hỏi kiến thức về nhiều mặt, cả về Phật pháp, về mặt hành chính, huấn luyện về đạo lý cho đến những công việc về Pháp hành thiền tuệ. Có thể nói, đó là một hành trang quý giá để Ngài có thể đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng về sau này.

Tuy công việc được giao ngày càng nhiều hơn, nhưng có một điều mà Ngài chưa bao giờ lãng quên, đó chính là trách nhiệm dạy dỗ học trò với tư cách là người bảo hộ. Đây là một truyền thống lâu đời ở chùa Bowonniwetwihan, có từ thời Đức Vua Rama 4 tu tại chùa và đảm nhận vị trí trụ trì tại đây.

Vào mùa An cư, trẻ em xuống tóc tu hành tại chùa rất đông. Vào mỗi buổi chiều, Ngài đều dành ra một tiếng để hướng dẫn Phật pháp cho những người mới tập tu, còn về phần thực hành Ngài sẽ dạy trong suốt cả năm. Vào những ngày lễ Phật giáo, Ngài giảng kinh tại chùa, mỗi tháng 2 lần. Về thiền định, Ngài dành thời gian dạy mỗi tuần 2 buổi. Những ngày Phật và ngày tiếp sau đó, Ngài bắt đầu giảng pháp từ 7 giờ tối, đến thời gian thích hợp sẽ ngồi thiền khoảng 15 đến 20 phút. Ngài luôn mở rộng cơ hội cho cả người xuất gia lẫn tại gia và những người quan tâm được tham gia nghe giảng và thực hành. Đây là những công việc được Ngài thực hiện đều đặn khi đảm nhận nhiệm vụ sư trụ trì tại chùa Pra Aram từ năm 1961.

Sau đó, đến năm 1963, Ngài được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Giáo hội Phật giáo Thái Lan khóa đầu tiên theo thông cáo của Giáo hội Phật giáo Thái Lan năm 1962 và cùng tham gia dự thảo Luật Phật giáo trong các thời kỳ. Ngài không chỉ có trách nhiệm với Hội đồng Phật giáo và có công dạy dỗ cho các Phật tử, Ngài còn suy xét cho lợi ích lâu dài của việc truyền bá đạo Phật vượt ra khỏi phạm vi quốc gia.

Ngài đã tổ chức “Lớp học Phật giáo” vào năm 1969 với sự tham gia của các sư tăng và Phật tử người nước ngoài. Ngài đã giảng dạy Phật pháp bằng tiếng Anh. Trong số những người tham gia nghe giảng đạo, có bà Josephine Stanton, phu nhân của cựu Đại sứ Mỹ tại Thái Lan. Ngoài ra, còn có Jane Halmiton Merit, một nhà văn và nhà báo Mỹ cũng đã bay từ Mỹ sang để đăng kí vào lớp học Phật giáo của Ngài. Về sau, bà đã viết những kinh nghiệm mình học được rất chi tiết trong cuốn sách “A Meditator’s Diary”, được dịch ra tiếng Thái là “Mèm[2] vào chùa”.

Bên cạnh đó, Ngài còn tổ chức các buổi giảng đạo mang tính chất ngoại giao, đôi khi còn giao nhiệm vụ cho các sư thầy đi giảng dạy đạo Phật ở nước ngoài hoặc giảng cho các sư tăng người nước ngoài đang tu tại chùa Bowonniwetwihan. Đây là hoạt động khá hiệu quả nhằm thu hút sự quan tâm của người nước ngoài đối với Phật giáo Thái Lan. Nhờ những lợi ích to lớn đạt được, Ngài đã ủng hộ việc xây dựng thư viện Phật giáo tiếng Anh tại tòa nhà cấp cao quốc tế ở chùa Bowonniwetwihan với mong muốn phục vụ cho các Phật tử nước ngoài quan tâm đến Phật giáo Thái Lan.

Sau đó, vào năm 1973, Ngài được phong tặng danh hiệu Somdet Phra Yan Sangwon và là phó chủ tịch hội đồng Phật giáo Thammayut. Ngài được cử làm đại diện của Giáo hội Phật giáo lên đường kiểm định và thăm hỏi các Phật tử ở khu vực biên giới phía Đông Bắc, gồm 9 tỉnh là: Nakhon Ratchasima, Khonken, Ubon Ratchathani, Burirum… trong thời gian 10 ngày. Ngài đã tới kiểm tra, thăm viếng 37 ngôi chùa, trường học và các cơ sở hành chính khác. Ngài đã giảng giải đạo lý cho các sư tăng, học sinh, viên chức, bộ đội, công an đến những người dân ở tất cả các vùng miền, các con đường mà Ngài đi qua nhằm thu hút sự quan tâm và giác ngộ cho các Phật tử ở vùng núi phía Đông Bắc.

Thêm một yếu tố nền tảng mà Ngài tạo dựng cho chúng sinh được học hỏi và theo bước, đó chính là việc Ngài đã khởi xướng việc truyền bá rộng rãi hình thức luyện thiền định trong giới Phật tử ở mọi tầng lớp. Bắt đầu từ năm 1976, Ngài đã nhận lời mời đến giảng dạy cho các sinh viên khoa Triết học và Tôn giáo, Trường Đại học Nông nghiệp môn học mà ngày nay thường gọi là “Thực tập thiền định trong Đạo Phật” với mong muốn sinh viên được tiếp thu cả về mặt lý thuyết và thực hành. Đặc biệt, luyện tập thiền định còn đem lại những lợi ích rất to lớn trong việc hình thành nhân cách và đạo đức con người. Về sau, Ngài còn nhận lời đến giảng dạy về thiền định cho các cơ sở giáo dục, các cơ quan hành chính và rất nhiều tổ chức, đoàn thể khác. Khi đã nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích của thiền định, nhiều trường học và các tổ chức giáo dục đã đưa môn Phật giáo vào giảng dạy trong chương trình đào tạo.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Phật giáo Mahamakut, Người đã khuyến khích tiến hành việc dịch Tam tạng Kinh điển gồm cả phần Chú giải (Atthakatha) ra tiếng Thái Lan. Đây được coi là bản dịch đầu tiên của Bộ Tam tạng Kinh điển trên thế giới. Ngài đã cho in tất cả 91 tập, mở ra kho tàng tri thức vô cùng to lớn dành tặng các cơ sở giáo dục và góp phần quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo. Có thể nói, đây là một sự chuyển mình lớn trong giới Phật giáo bởi chưa từng ai dám làm điều này trước đây.

… Từ quá khứ cho đến hiện tại, tất cả các công việc mà Đức Tăng vương đã làm đều đem lại những lợi ích to lớn giúp nâng cao vị thế và vai trò quan trọng của Phật giáo Thái Lan trong lòng chúng sinh.

 

“Việc tạo ra niềm hạnh phúc là điều mà không ai làm cho ai được mà chính bản thân ta phải giúp ta. Mỗi khi giận dữ, tham lam, si mê, ta nên cố gắng tĩnh tâm và dùng trí tuệ để kịp giải quyết vấn đề. Đừng để quá muộn, cũng giống như cháy nhà, càng chậm dập lửa thì càng khó cứu và thiệt hại muôn phần không đáng có”.

Lòng tốt tựa ánh sáng

 

 

“Sự giận dữ, tham lam, si mê là sự nóng vội, tối tăm tựa như một bức tường thành dày ngăn không cho ánh sáng soi sáng tâm hồn ta. Bản chất tâm hồn của mỗi con người đều luôn sáng trong. Thật đáng tiếc nếu như nó bị che phủ tối tăm bằng những ý nghĩ đặt điều xấu xa”.

Ánh sáng soi chiếu tâm hồn

 

 

TT. Thích Nhật Từ và tăng đoàn quốc tế chụp hình chung với Đức Tăng vương nhân lễ khánh thành Chùa Thái Lan tại Bồ-đề Đạo tràng, Ấn Độ năm 1997.

 

 

Hương thơm lan tỏa khắp thế giới

 

“Thêm vào đó, nên đặt nền móng của Phật giáo ở nơi phát triển trước. Nhìn từ cách truyền bá Phật giáo đã làm, sẽ nhận thấy rằng, nên đưa Đạo Phật đến với các thành viên tăng đoàn, những người luôn tâm huyết, say mê và những Phật tử đã được học về Phật pháp. Ngoài ra, còn phải đưa Phật giáo đến với những người làm chủ, ví như Đức Vua, các quan thần và những nhà tri thức bởi nếu những người này giác ngộ giáo lý Phật giáo thì sẽ có rất nhiều người theo bước họ”.

45 năm theo chân Phật

 

Trong suốt rất nhiều năm, Ngài Somdet Nyanasamvara đã không ngừng nghỉ để tạo dựng nền móng cho một mục tiêu lớn khác nữa, đó là việc truyền bá để những tư tưởng và giáo lý của Đạo Phật được nở rộ trên trường quốc tế.

Vào năm 1966, sau khi đảm nhận nhiệm vụ truyền bá Phật giáo ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng giáo huấn ngoại giao Phật pháp (phạm vi quốc tế), Ngài đã lên đường sang thủ đô London làm chủ trì trong lễ khánh thành chùa Buddhapadipa, ngôi chùa Thái đầu tiên trên đất nước Anh quốc và khu vực Châu Âu. Ngoài mục đích tạo dựng tình hữu nghị, đặt nền móng Phật giáo Nguyên thủy trên vùng đất của người Phương Tây, Ngài còn có cơ hội nghiên cứu thêm về Đạo Phật ở Anh và Italia. Trong những năm tiếp theo, Ngài cũng đã đến tìm hiểu về Đạo Phật ở nhiều nước khác như Nepal, Sri lanka, Indonesia, Úc và Philippin.

Với tất cả tâm huyết của mình, Ngài đã góp phần tái tạo và phát triển nền Phật giáo ở nhiều nước. Từ điểm manh nha cho tới kết nối mối quan hệ giữa các Hội đồng Phật giáo, Ngài đã bắt tay vào khôi phục lại Phật giáo ở Indonesia. Ngài đã gửi đại sứ ngoại giao sang thương thảo về vấn đề này với phía bạn trong suốt một thời gian dài đồng thời còn đến chủ trì lễ tu cho các chú tiểu ở Indonesia rất nhiều lần. Có thể coi Ngài là người có công hồi sinh Phật giáo Nguyên thủy tại Indonesia thời hiện đại. Cho đến nay, Phật giáo Nguyên thủy đã có một chỗ đứng vững chắc trên mảnh đất Indonesia, Ngài đã cho xây dựng chùa Jakarta Dhammacakka Jaya, ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên ở Indonesia. Hiện nay, Indonesia có số lượng sư tăng đông đảo và các ngôi chùa Thái được phân bố rải rác trên khắp lãnh thổ đất nước.

Ngoài ra, Ngài đã giúp đỡ, tái tạo lại nền Phật giáo tại một đất nước khác nữa, đó chính là Nepal. Bắt đầu từ việc trao các suất học bổng về Phật giáo dành cho sư tăng Nepal đến học tập tại Thái Lan. Về sau, số lượng sư tăng mà Hội đồng Phật giáo Nepal gửi sang học đã ngày một nhiều hơn. Sau khi hoàn thành xong khóa học, các sư tăng này sẽ trở về nước để giúp sức khôi phục và phát triển nền Phật pháp nước nhà. Ngài cũng đã tự mình lên đường sang Nepal để tham gia vào lễ tu của các chú tiểu người bản xứ. Có thể coi đây là một biện pháp khuyến khích nền Phật giáo tại Nepal ngày một phát triển và vững chắc hơn.

Năm 1993, Ngài đã đến thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa theo lời mời từ Chính phủ Trung Hoa. Ngài là vị Tăng vương Phật giáo đầu tiên mà chính phủ Trung Hoa mời sang thăm. Ngoài ra, Ngài còn đến thăm Nhật Bản vào năm 1998 trong Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật pháp lần thứ 1 “The First World Buddhist Propagation Conference” và Hội nghị thượng đỉnh thứ hai được tổ chức tại Thái Lan.

Ngoài ra, Ngài còn đến thăm nhiều nước khác trên thế giới như Ấn độ, Canada, Mỹ, nhóm các nước Châu Âu và Úc… Những chuyến viếng thăm đã góp phần rất lớn vào việc “đánh thức” nền Phật giáo tại các nước này. Theo đó, các ngôi chùa Thái cũng dần xuất hiện nhiều hơn tại các khu vực trên khắp thế giới, như, chùa Buddharangsee ở Úc, chùa Buddhist Monastery Carolina ở  Mỹ, chùa Thai Lumphini ở Nepal…

Đối với các quốc gia láng giềng, Ngài cũng hết sức coi trọng và có sự gắn bó mật thiết. Ngài từng đến tham dự đại lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Phnompenh, Campuchia và cùng đoàn sư tăng Thái Lan tham gia Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ 2 được tổ chức tại Yangoon, Myanmar. Ngài đã được chính phủ Myanmar trao tặng danh hiệu cao quý, tương đương với chức danh Đức Tăng vương của Myanmar. Nhờ đó, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng sâu sắc hơn.

Bằng tất cả tấm lòng nhiệt huyết của Đức Tăng vương, Phật giáo Nguyên thủy đã tạo dựng được nền tảng vững chắc và mở rộng tầm ảnh hưởng huy hoàng ra khắp các quốc gia trên thế giới. Dù đi đến bất kỳ nơi đâu, đức độ của Ngài luôn luôn ngời sáng, Ngài luôn nhận được sự kính trọng, mến mộ vô cùng từ những người từng có cơ hội diện kiến. Hương thơm Phật pháp của Ngài lan tỏa khắp thế giới, để lại ấn tượng sâu sắc và góp phần xây dựng tình hữu nghị tốt đẹp với các quốc gia Ngài từng đặt chân cho đến tận ngày nay.

 

“Không có bất kỳ sự thoải mái nào sánh được với sự yên lòng và sự yên lòng chỉ có thể xuất hiện nếu có tình thương . Việc giáo huấn tình thương vì thế trở nên quan trọng và cần thiết”.

Ánh sáng soi chiếu tâm hồn

 

 

Cột trụ của Phật giáo

 

“Mỗi cá nhân trong một tập thể hoặc một đất nước đều phải có trách nhiệm với niềm hạnh phúc chung. Nhưng đối với người lãnh đạo, với tư cách là người dẫn dắt, đầu tiên, họ phải là tấm gương sáng cho người khác hoặc những người dưới sự quản lý của họ noi theo thì mới xứng đáng với hai từ “lãnh đạo”. Vì thế, người lãnh đạo cần đảm nhận trách nhiệm nặng hơn những người khác trong cùng một tập thể. Chính nguyên nhân này mà Phật giáo rất coi trọng hành vi, lối sống của người lãnh đạo, người dẫn dắt tập thể hoặc đất nước”.

Trách nhiệm của người lãnh đạo với sự phát triển xã hội

 

…Đến ngày 21tháng 4 năm 1989, tại khu lễ chính của Chùa Phật Ngọc đã diễn ra một nghi lễ vô cùng long trọng và luôn khắc sâu trong tâm trí của các Phật tử trên khắp đất nước Thái Lan. Đó là nghi lễ tấn phong Tăng vương thứ 19 của Hội Tăng già Phật giáo Thái Lan dưới triều đại Rattanakosin với tên hiệu là “Somdet Phra Nyanasamvara Somdet Phra Sangharaja (Charoen Suvaddhano)”

Ngài Somdet Phra Nyanasamvara đã được tấn phong làm Phó chủ tịch Hội tăng già Phật giáo Thái Lan vào năm 1972. Tước hiệu này có ý nghĩa là người có học thức uyên thâm và được Đức Vua Rama II ban cho riêng những nhà sư chuyên sâu về thiền Vipasana. Tước hiệu này được Đức Vua phong tặng vào năm 1816. Sau khi vị Tăng vương lên ngôi vào năm 1820, trong suốt 152 năm sau đó, chưa có một vị sư nào được nhận lại tước hiệu cao quý này.

Sau khi đảm nhận chức vụ Tăng vương, tên hiệu của Ngài vẫn giữ như cũ là “Somdet Phra Nyanasamvara Somdet Phra Sangharaja”. Ngài là vị Tăng vương đầu tiên không phải là một thành viên trong Hoàng gia Thái Lan, không dùng tên hiệu của hoàng tộc như các triều đại trước đó mà được nhận một quốc hiệu riêng biệt.

Ngài luôn nhận được sự tôn kính và ca tụng từ người dân nhờ công lao to lớn và đức độ của mình. Ngài là một nhà Phật giáo uyên bác, là tấm gương mẫu mực và xứng đáng để các thế hệ Phật tử noi theo.

Đức Ngài luôn kiên định với việc giảng dạy và gieo mầm đạo lý cho thế hệ thanh thiếu niên và quần chúng nhân dân. Ngài luôn đặt sự bình yên, hạnh phúc của quốc gia lên hàng đầu. Bên cạnh đó, Ngài dạy người dân phải yêu nước, trung thành với Đức Vua, luôn khắc ghi trong tâm khảm rằng, Thái Lan có Đức Vua là điểm tựa tinh thần. Chính những điều này sẽ tạo nên sự đoàn kết và sự vững mạnh của đất nước.

Trong khoảng thời gian đảm nhận chức vụ trợ lý cho sư trụ trì chùa Bowonniwetwihan, vào năm 1956, Ngài đã được tấn phong làm người đỡ đầu cho Đức Vua Rama IX khi Người đến tu tại ngôi chùa này trong 15 ngày.

Sau đó, vào năm 1978, khi Thái tử Maha Vajiralongkorn đến tu và học kinh Phật trong vòng 15 ngày tại chùa Bowonniwetwihan, Ngài cũng đã đảm nhận việc giảng dạy giáo lý và Phật pháp cho Thái tử.

Đức Tăng vương đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và trọng trách của mình. Ngài luôn luôn nhận được sự tin tưởng của Đức Vua và được giao trọng trách làm cố vấn cho Đức Vua và Hoàng hậu trong các nghi lễ và sự kiện của Hoàng gia. Bên cạnh đó, Ngài còn nhận được sự kính nể, tôn trọng và gần gũi với tất cả các thành viên trong Hoàng tộc. Ngài được mời tham gia và trò chuyện trong các buổi lễ làm phúc lớn của Hoàng gia. Dưới sự dẫn dắt của Đức Tăng vương, các hoạt động Phật giáo lan rộng ra khắp mọi nẻo đường đất nước. Về mặt quản lý, Ngài chia sẻ trọng trách cho nhiều sư tăng cấp cao, đồng thời thường xuyên theo dõi, bám sát mọi hoạt động dưới tư cách là người có quyền hạn tối cao. Ngài luôn giải quyết các nút thắt và sửa đổi các quy định cho phù hợp với thời đại mới, vì thế, các công việc của Giáo hội Phật giáo đều trở nên vô vùng suôn sẻ.

Với tư cách là người đứng đầu và là đại diện của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Ngài đã đón tiếp rất nhiều vị khách quý đến viếng thăm từ nhiều nước trên thế giới. Ngài luôn nhận được sự kính nể và ngợi ca từ các vị lãnh đạo ở các nước. Ngài hoàn toàn xứng đáng là người dẫn dắt tinh thần cho cả đất nước Thái Lan, 1 trong những trung tâm Phật giáo lớn và trên trường quốc tế. Ngài vừa khiêm nhường, hiền hòa đức độ vừa cứng rắn và bản lĩnh đưa ra những quyết định dứt khoát trong từng thời điểm khác nhau.

Đức Tăng vương có mối quan hệ gần gũi và thân tình với Dalai Lama thứ 14 của Tây Tạng. Trong chuyến viếng thăm Thái Lan đầu tiên vào năm 1967, Dalai Lama thứ 14 cũng đến thăm chùa Bowonniwetwihan. Nhân cơ hội đó, Đức Tăng vương đã giới thiệu về hình thức thiền định theo kiểu Phật giáo Nguyên thủy đến Dalai Lama thứ 14. Và trong lần viếng thăm Thái Lan tiếp theo vào năm 1993 tại chùa Bowonniwetwihan, tại khu vực sảnh chính, Dalai Lama thứ 14 đã mở lời chào hỏi Đức Tăng vương vô cùng thân thiết “Người anh cả của tôi”. Điều đó đã thể hiện được sự kính trọng, yêu mến và ngưỡng mộ mà hai người lãnh đạo của Phật giáo dành cho nhau.

Trải qua hơn 60 năm kể từ khi bước chân vào cánh cửa Phật pháp, với tấm lòng quyết tâm đưa Phật giáo phát triển vững mạnh, huy hoàng, Ngài đã vinh dự bước lên điểm cao nhất trong Giáo hội tăng già Phật giáo Thái Lan. Trong suốt 20 năm qua, Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara đã xuất sắc hoàn thành những trọng trách cao cả của mình với tư cách là người lãnh đạo, người ở vị trí “trung tâm” của nền Phật giáo Thái Lan.

 

“Nhìn thấu đạo lý tức là nhìn thấu hiện trạng hay thể trạng của tinh thần, cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Tinh thần đang ở trạng thái nào thì đều nên thuận theo thực tế”.

Đức Phật đã dạy những gì?

 

Bậc thầy thiên tài

 

“Phật giáo định nghĩa người thông minh là người có tri thức và có tình có lý, là người biết đúng biết sai, biết nguyên do nào tốt, nguyên do nào không tốt, biết kết quả nào tốt, kết quả nào xấu, biết chỉ những nguyên do tốt mới đem lại kết quả tốt, còn những nguyên do không tốt ắt sẽ đem lại kết quả tồi tệ. Không có bất kì nguyên do không tốt nào lại đem đến một kết quả tốt. Những người biết trước biết sau như lời đã dạy là người thông minh theo giáo lý Phật giáo, người đó sẽ không làm điều xấu xa, chỉ làm những điều tốt, dũng cảm đối mặt mà không lùi bước. Dù phải mệt nhọc cả về thể chất lẫn tinh thần, dù phải hy sinh biết bao của cải tiền bạc cũng một lòng hướng tới những đạo lý cao đẹp, những lợi ích cho chính bản thân mình và cho cộng đồng”.

 

Lời giáo huấn trong Lễ cầu phúc nhân kỉ niệm ngày sinh nhật của Hoàng hậu tại Hoàng cung

Thứ hai, ngày 12 tháng 8 năm 1991

 

 

 … “Trí tuệ là ánh sáng huy hoàng của nhân loại, các cử nhân vì thế cần tôi rèn bản thân”. Đây là một câu nói trích dẫn từ công trình nghiên cứu được dịch từ tiếng Pali sang tiếng Thái Lan của Đức Tăng vương, giải thích rõ ràng nguyên do dẫn đến sự phát triển tư duy của một bậc thiên tài. Sự ham học hỏi cùng tài năng kiệt xuất đã giúp Ngài trở thành bậc thầy cả về mặt lý thuyết học và thực hành. Ngài là một nhà bác học có tầm nhìn chiến lược rộng mở, miệt mài nghiên cứu về các vấn đề của Phật giáo bằng những kiến thức từ sách vở, bằng sự phân tích, bóc tách cho đến việc tự thực hành. Chính vì vậy, Đức Tăng vương đã trở thành một nhà triết học uyên tâm, đồng thời là vị sư thầy thiên tài với những hành vi mẫu mực.

Với tài năng xuất chúng cùng đức độ cao đẹp, Ngài đã đóng góp rất nhiều cho nền Phật giáo nước nhà, từ một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu, các bài giảng kinh Phật cho đến việc khởi xướng xây dựng và trùng tu lại các công trình Phật giáo hay tượng Phật và các đồ thờ cúng khác. Tất cả đều vô cùng giá trị và quý giá.

Các thành tựu nổi bật của Đức Tăng vương được chia thành những nhóm chính sau đây:

*Về truyền thông

Ngài đã sáng lập chương trình “Quản lý tinh thần” của Đài phát thanh Hoàng cung Dusit, thể theo tâm nguyện của Hoàng Thái hậu Somdet Phra Srinagarindra Boromarajajonani, được phát vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần trong một thời gian dài. Mục đích của chương trình là mong muốn khán thính giả xem đài quan tâm đến việc luyện tập quản lý tinh thần, tập tĩnh tâm, tập lối suy nghĩ trí tuệ để giúp ích cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, Ngài còn thường xuyên viết các tác phẩm về Phật pháp và in ấn để quảng bá trên các tạp chí như Sri Supda, một tạp chí dành riêng cho phụ nữ và tạp chí Thammachak, tạp chí Phật giáo của Quỹ từ thiện thuộc Đại học Phật giáo Mahamakut

*Các công trình luận văn

Đức Tăng vương đã dành nhiều tâm huyết học hỏi các ngoại ngữ khác nhau, như tiếng Sanskrit, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và Trung Quốc. Nhưng ngôn ngữ mà Ngài học tập trường kỳ cho đến khi nghe nói đọc viết thành thạo là tiếng Anh. Nhờ những kiến thức thu nhận được thông qua tiếng Anh, Ngài đã mở rộng tầm nhìn của mình ra xa rộng hơn, kết hợp cùng đức tính ham học hỏi đã khiến các công trình nghiên cứu của Ngài thêm phần giá trị và sâu sắc. Ngài đã đem các kiến thức hiện đại về ứng dụng, giải thích các triết lý Phật giáo dễ hiểu, hấp dẫn và giao thiệp với nhân dân ở mọi tầng lớp, thu hút thế hệ trẻ quay lại quan tâm hơn đến giáo lý.

Các công trình nghiên cứu điển hình

16 vấn đề

Là giáo lý Phật giáo gồm 16 vấn đề, cùng những lời tiên định, giải thích. Đây đều là các giáo lý Phật giáo cấp cao. Giá trị to lớn của công trình này đã cho thấy tài năng xuất chúng của Đức Tăng vương. Ngài đã phân tích, bóc tách các lớp giáo lý cấp cao một cách rõ ràng, dễ hiểu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Vì thế, từng câu chữ đều được diễn tả tinh tế, sâu sắc, đi vào lòng người và truyền đạt chính xác những gì mà Phật pháp muốn truyền tải.

Dasaparami - Rajādhamma 10

Là giáo lý Phật giáo gồm 2 phần kết hợp nhau. Ngài nhận thấy mối liên hệ giữa 2 loại giáo lý này. Dasaparami là loại giáo lý hướng tới mục đích cao nhất của cuộc đời là sự giải thoát. Còn Rajādhamma 10 là giáo lý về nhân loại, với mục đích cao nhất là niềm hạnh phúc của nhân dân. Cả 2 giáo lý này đều có nhiều điểm tương đồng với nhau, đều là lời dăn dạy của Phật pháp. Điểm nổi bật của công trình nghiên cứu này là khả năng so sánh, tổng hợp phân tích, khiến người đọc thấu hiểu được lời Đức Phật dạy dưới những góc độ khác nhau và rộng mở hơn.

45 năm theo chân Đức Phật

Đây là tác phẩm giới thiệu về lịch sử Phật giáo, kể lại các sự kiện xảy ra theo từng mốc thời gian, kể từ khi Đức Phật bắt đầu giác ngộ và truyền bá Phật giáo cho đến hành trình tới cõi Niết bàn tại Kusinava. Ngài đã tổng hợp các kiến thức và những câu chuyện về Đức Phật từ bộ Tam tạng kinh điển, các chú giải, các sách, giáo trình cho đến các tài liệu giáo lý Đại thừa. Ngài đã viết lại một cách hấp dẫn và tinh tường. Đây là một công trình giàu tri thức, phản chiếu được nhiều góc cạnh khác nha, đa dạng và sâu sắc về Phật giáo.

Ngoài ra, Ngài còn viết nhiều giáo trình dạy và học, như Ngữ pháp Pali (tập 1-2) để phục vụ cho việc dạy tiếng Pali. Ngài còn bắt tay vào biên soạn từ điển Pali-Thái-Anh-Sanskrit, tuyển tập Hoàng thái tử Kitiyakara Voralaksana, cung Chanthabburi...

Đối với các tác phẩm dịch sang tiếng nước ngoài, Ngài đã khởi xướng và bắt tay vào dịch các giáo trình về Phật giáo từ tiếng Thái Lan sang tiếng Anh, như Nawakowat (giáo lý dành cho tu sĩ tập sự), Winaymuk (nguyên lý Phật pháp),  lịch sử Phật giáo, quy trình xuất gia, phương pháp thiền định… Ngoài ra, còn có một số lượng lớn các bài giảng giáo lý đã được in thành sách để tuyên truyền Phật pháp như Phra Mongkhon Wisētsakathā, 5 điều Panchakhun, 10 điều Thotphalajan, Mongkol Thetsana (38 điều phúc đức trong cuộc đời), 5 điều Sangkakhun…

 

 

*Các công trình xây dựng

Việc tu bổ, cải tạo lại các công trình Phật giáo ngoài mục đích kế thừa tôn giáo còn biểu hiện nghệ thuật kiến trúc Phật giáo tuyệt đẹp, phản ánh một thời kỳ huy hoàng của dân tộc. Vì thế, đây cũng là một lĩnh vực mà Đức Tăng vương dành nhiều tâm huyết. Một số lượng lớn các công trình được Ngài xây dựng và cải tạo lại trường tồn với thời gian. Trong  đó, có thể chia ra như sau:

  1. Xây dựng và trùng tu các tự viện trong nước

Ngài luôn tâm niệm rằng, chúng ta phải tưởng nhớ những người có ơn với mình. Vì thế, việc xây dựng các công trình Phật giáo là một cách để biểu hiện tấm lòng hiếu thảo, để ghi nhớ công ơn của những người đã nuôi dạy, dưỡng dục mình nên người. Ví như, Ngài đã cho xây khu đình lớn tặng chùa Thewa Sangkharam để ghi nhớ công ơn của sư thầy Chùa Bắc, người đỡ đầu cho Ngài thuở còn tập sự, xây dựng tòa nhà Witthewanan cho trường học chùa Thewa Sangkharam, nơi Ngài đã theo học từ thuở ấu thơ.

Công trình nổi tiếng cả về mặt kiến trúc mà Ngài khởi xướng xây dựng là chùa Yannasang Wanaram tại tỉnh Chonburi. Ngôi chùa này được xây dựng nhằm ghi nhớ công lao to lớn của Đức Vua Rama IX và những vị Vua quá cố trước kia đã dành cho đất nước. Bên cạnh đó, Người còn cho làm tượng Phật trên sườn núi Chi Chan. Đây là bức tượng được đẽo trên mặt núi bằng ánh sáng laser, rồi dùng ánh vàng phủ lên, đặt ngọc xá lị lên vùng ngực của Đức Phật. Đây là nơi Đức Vua đã tự mình đến thăm quan và được coi là một trong những bức tượng Phật quan trọng với vẻ đẹp tráng lệ, một dấu mốc trong lịch sử Thái Lan.

Tháp Phra Borom Thatu tại chùa Santi Khiriyan Sangworaram, Doi Me Salong, tỉnh Chiang Rai là một ngọn tháp có vẻ đẹp huy hoàng. Tháp có hai màu trắng và xám, phía trên đỉnh tháp được tô điểm vàng lấp lánh. Ngọn tháp này nằm hùng vĩ trên đỉnh ngọn núi cao lưng trời. Công trình này được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của Hoàng Thái hậu Somdet Phra Srinagarindra Boromarajajonani.

Ngoài ra, Ngài còn cho xây dựng và tu bổ rất nhiều các công trình chùa chiền khác ở khắp mọi nẻo đường đất nước, không quản xa gần, như chùa Ratchadaphiset, huyện Bo Phloi, chùa Phuttawimutti, huyện Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi, chùa Wang Phu Sai, huyện Nong Ya Plong, tỉnh Phetchaburi, chùa Lan Na Yannasangwararam tại huyện Chom Thong, tỉnh Chiang Mai…

  1. Xây dựng và tu bổ các chùa ở nước ngoài

Với tầm nhìn xa rộng, Ngài đã nhanh chóng nhìn ra tầm quan trọng của mối liên hệ ngoại giao tôn giáo. Ngài đã dành nhiều tâm lực trong việc xây dựng và phục hồi nền Phật giáo ở ngoài biên giới, đồng thời kết nối mối quan hệ hữu nghị về tôn giáo với các quốc gia trên thế giới. Công lao của Ngài trong suốt một thời gian dài cuối cùng cũng đã đem lại kết quả, giúp Phật giáo bắt rễ và đâm hoa kết trái, tỏa hương thơm ngát ra khắp các châu lục trên thế giới.

Hiện nay, Ngài đã khởi xướng xây dựng rất nhiều ngôi chùa Thái ở nước ngoài. Ngài là chủ tịch hội đồng bảo trợ cho các công trình Phật giáo phân bố ở khắp các châu lục như: Chùa Phuttarangsi tại bang Sydney, Úc, đây là ngôi chùa Thái đầu tiên tại châu lục này, Chùa Hoàng gia Carolina tại Mỹ, chùa Sri Kirti Wihar tại quận Kirtipur và ngôi chùa Thái Lan Lumpini tại Lumpini, Nepal.

  1. Xây dựng và tu bổ các công trình ở chùa Bowonniwetwihan

Với tư cách là trụ trì chùa Bowonniwetwihan, Đức Tăng vương có nhiệm vụ chăm sóc và quản lý các công trình tại chùa cho thật khang trang. Việc tu bổ, cải tạo lại các công trình tại ngôi chùa này là một trong những việc Ngài bỏ nhiều tâm huyết trông nom. Các công trình được đại tu và xây mới bao gồm:

-        Tu bổ điện thờ chính tại chùa Bowonniwetwihan, ốp lát lại bằng đá cẩm thạch nhập khẩu từ Italia.

-        Tháp Chedi tại chùa Bowonniwetwihan là ngọn tháp được xây theo lối kiến trúc Langka, được lát lại hoàn toàn bằng gạch mosaic màu vàng đồng nhập khẩu từ Italia tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, lấp lánh hút mắt người xem.

-        Tòa nhà bảo tàng tại chùa Bowonniwetwihan được xây dựng nên để cất giữ các đồ vật có giá trị lớn tại chùa, giúp ích cho việc nghiên cứu của các thế hệ sau này.

-        Tòa nhà Thammaniwet được xây dựng nhằm tưởng nhớ công ơn của Hoàng Thái hậu Somdet Phra Srinagarindra Boromarajajonani.

-        Tòa nhà Kawi Bannalai được xây dựng làm trụ sở làm việc của Ban giám hiệu và thư viện Trường đại học Phật giáo Mahamakhut.

Nhìn từ những thành tựu mà Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara đã cống hiến cho nền Phật giáo Thái Lan, có thể nói rằng, tài năng và đức độ của Ngài đã soi sáng khắp mọi nẻo đường đất nước. Sẽ vô cùng khó khăn để có thể tìm được một tấm gương sáng ngời, đầy vị tha, hiếu thảo và hết lòng vì sự phát triển của nền Phật giáo như Đức Ngài.

 

“Người nào nghĩ rằng mình đang làm điều tốt, nhưng tâm can nóng vội, không cảm thấy hạnh phúc thì hãy hiểu cho đúng rằng, bản thân mình không phải đang làm điều tốt , mà chỉ đang tranh giành với cái tốt mà thôi”

Ánh sáng soi chiếu tâm hồn

 

“Cả điều tốt và điều xấu đều là thứ có thể làm được mọi lúc, nhưng không thể làm cả hai điều cùng một lúc, phải làm từng cái một. Vì vậy, ta phải quyết định xem nên làm điều gì, làm điều tốt hay điều xấu. Đừng để lòng ta mềm yếu khiến ta gục ngã trước cái xấu, để cái xấu chiếm hết khoảng thời gian mà ta nên làm những điều tốt”

Thời gian dành cho mỗi cuộc đời đều có hạn

 

Bậc thầy đức độ

 

“Đạo lý là tài sản trang trí cho lòng ta đẹp đẽ, giúp ta tiến bộ, giúp ta trở thành một con người hoàn chỉnh, khiến ta cao quý và tuyệt diệu, đem đến hạnh phúc cho ta. Nếu so sánh với các tài sản bên ngoài thân thể thì có thể tương đương với các chất dinh dưỡng nuôi ta lớn khôn, duy trì sự sống cho ta và là vật trang sức cho ta thêm muôn phần tuyệt đẹp”.

Nguyên lý Phật giáo

 

 

“Muốn lạy sư thầy thì cũng không cần thiết phải đến tận Chiang Mai, lạy ở Bangkok cũng được, lạy chính Somdet Phra Nyanasamvara ấy”.

Hòa thượng Wen nói với một học trò từ phương xa đến lạy chào Người tận chùa Doi MePang, tỉnh Chiang Mai.

Đây chính là lời khẳng định của Hội đồng sư tăng đối với đức độ của Đức Tăng vương. Ngài luôn trau dồi đạo đức, giới hạnh, hành động một cách chuẩn mực và đứng đắn.

Đức Tăng vương luôn một lòng kính trọng và tôn thờ các đạo lý. Đó như một loại trang sức tô điểm cho đức hạnh của Ngài. Tước hiệu “Phra Sophana Khanaphon” mà Ngài được nhận vào năm 1947 có ý nghĩa, người là “đồ trang sức quý giá đại diện cho cái đẹp”. Về sau vào năm 1956, Ngài được nhận tước hiệu “Phra Thamaworaphon”, cũng có ý nghĩa là “đồ trang sức tuyệt diệu”.

Trong đông đảo quần chúng, những người đã may mắn có dịp được gặp và diện kiến Đức Ngài đều cảm thấy vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ trước đức hạnh cao đẹp của Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara. Con đường Ngài lựa chọn và quyết tâm theo đuổi tràn đầy phúc đức và sự tốt đẹp. Ngài là hình mẫu tiêu biểu cho các bậc sư tăng và những cư sĩ Phật tử nói chung noi theo.

 Sư thầy đức hạnh trong từng ngày

Ngài luôn thức dậy sớm vào mỗi sáng, tụng kinh, cầu nguyện và ngồi thiền. Sau đó Ngài sẽ dùng một bữa duy nhất vào khoảng 9 giờ sáng và dùng đồ khất thực. Tiếp đó, Ngài sẽ dành khoảng một tiếng để tiếp những người muốn diện kiến, buổi chiều, Ngài cũng dành ra một khoảng thời gian như vậy để tiếp các sư tăng và Phật tử.

Ngày nào không có người đến diện kiến, Ngài sẽ dành thời gian để đọc sách. Nhưng nếu có nhiệm vụ phải ra ngoài thực địa, Ngài sẽ tạm dừng đón khách. Đức Tăng vương luôn tâm niệm rằng “Nơi đây là sư của nhân dân” (Từ “nơi đây” được Ngài dùng thay cho đại từ nhân xưng nói đến chính bản thân mình). Nếu như sắp xếp được thời gian, Ngài luôn tự mình đến tham dự tất cả các buổi lễ mình được mời, dù cho đó là lễ lớn hay nhỏ đi chăng nữa. Tối đến, Ngài sẽ đi kiểm tra quanh chùa để xem xét tình hình. Về đêm, Ngài thường làm việc đến khuya rồi mới đi nghỉ. Mỗi đêm, Đức Tăng vương chỉ ngủ tầm 3 đến 4 tiếng.

 

 

Vị sư thầy thiền định luôn cẩn thận, kỹ càng

Đức tính cẩn thận và nghiêm khắc tuân thủ theo các quy định Phật pháp được Ngài duy trì tuyệt đối. Ngài luôn thực hiện theo các quy định và cẩn thận, kỹ càng, không để bản thân đi quá giới nghiêm.

Ngài luôn tập thiền định bất cứ khi nào có cơ hội. Vì thế, mọi người thường thấy Ngài trong tư thế nhắm mắt, ngồi thẳng lưng và tập trung cao độ. Mỗi khi cần phải làm nhiệm vụ, Ngài đều lập tức bắt tay vào công việc với một tinh thần hết sức bình thản.

Vị sư thầy trọng tình nghĩa

Trong cuộc đời của Đức Tăng vương, Ngài có rất nhiều những phẩm chất cao đẹp, nhưng nổi bật trong số đó là đức tính hiếu thảo. Ngay từ nhỏ, Ngài đã luôn ghi nhớ công ơn của những người có công với mình và không ngừng tìm kiếm cơ hội được đền đáp những tình nghĩa đó.

Hàng năm, Ngài luôn hướng tới những việc làm phúc đức để dâng lên 18 vị Đức Tăng vương của Vương triều Rattanakosin và những người thầy đã có công ơn với mình. Ngài đã cho xây dựng 1 công trinhg để dành tặng người thầy đầu tiên của mình, đó là sư trụ trì chùa phương Bắc.

Ngoài ra, Ngài đã cho xây dựng tòa nhà tưởng niệm Đức Tăng vương đời thứ 2, xây dựng chùa chiền và các di tích tưởng nhớ công ơn của các vị Vua đã có công ơn to lớn gây dựng đất nước như trường học, bệnh viện và cả đài tưởng niệm Vua Rama V tại tỉnh Kanchanaburi.

Về phía gia đình, Ngài đã đưa thân mẫu của mình vào sống trong chùa tại khu vực “nhà trắng” , một căn nhà nhỏ được xây ngay gần Cung Koitha Pramot. Đây là nơi bà đã sống cho đến khi qua đời. Ngoài ra, Ngài còn lập “Quỹ từ thiện Noi Khotchawat” để ghi nhớ tới công ơn sinh thành của thân phụ và thân mẫu bởi cả 2 người đều có tên là “Noi”. Đây là quỹ học bổng dành cho các tu sĩ, các tập sự và thanh thiếu niên. Ngài nhận thấy rõ tầm quan trọng của nền giáo dục nên luôn khuyến khích và trao tặng cơ hội cho mọi người, đúng như lời Ngài luôn nói: “Ta không có cơ hội học tập, nên muốn cho người khác có nhiều cơ hội được học tập”.

 

 

Bậc thầy khiêm nhường

Đức Tăng vương luôn giữ gìn đức tính khiêm tốn ngay từ khi còn nhỏ. Tuy ở cương vị của người đứng đầu Giáo hội Phật giáo tăng già Thái Lan nhưng Ngài luôn thể hiện thái độ kính trọng đối với những vị sư đã thọ giới pháp lâu năm hơn mình. Khi có người muốn đến diện kiến, nếu là các vị chư tăng cao tuổi, Ngài luôn hỏi tuổi thọ giới của các vị đó trước. Nếu như cao tuổi hơn, Ngài đều mời ngồi trên ghế và làm lễ vái chào theo phép tắc. Nếu là các chư tăng ít tuổi hơn, Ngài đều đón tiếp nồng ấm và thân thiện. Ngài luôn luôn thực hiện như vậy trong suốt những năm qua.

Bậc thầy dạy dỗ

Mọi người đều biết đến Đức Tăng vương là người rất ham học hỏi và tâm huyết với nghề dạy học. Ngài có cái tâm của một người thầy luôn mong muốn truyền đạt những điều hay ý đẹp cho người học. Ngài luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người. Mặt khác, Ngài luôn mong muốn hoàn thiện bản thân qua từng ngày. Mỗi khi giảng bài hoặc giảng giáo lý Phật pháp, Ngài đều giảng với giọng nói hấp dẫn, sắp xếp các kiến thức để truyền tải tới người học rất khoa học và rõ ràng. Nếu có quy định về thời gian, Ngài đều kết thúc buổi dạy của mình rất đúng giờ. Đối với những học trò thân quen, Ngài đều lấy chính bản thân mình ra làm gương, để các học trò có thể thấu hiểu và vận dụng làm hình mẫu trong các hành vi của mình.

Bậc thầy giản dị, thanh liêm

Đức Tăng vương là một tấm gương sáng cho các chư tăng noi theo bởi Ngài luôn sống một cuộc đời giản dị, kiên nhẫn, hài lòng với bản thân, không đặt nặng vấn đề lễ nghi, phù hợp với “sự thanh liêm của một vị sư thầy”. Tuy đảm nhận trọng trách của Đức tăng thống phật giáo Thái Lan nhưng nơi ở của Ngài được bài trí rất đơn giản. Ngài luôn dạy những sư tiểu mới tập sự tại chùa rằng: “Các sư không nên ở nơi xa hoa, đã làm sư tăng thì phải nghèo”.

Ngay cả tấm áo cà sa Ngài dùng thường ngày cũng vô cùng đơn sơ, Ngài thường sử dụng áo cà sa được giặt hàng ngày hơn là những tấm áo mới. Ngoài ra, Ngài cũng là người tự giặt và khâu áo cho chính mình.

Ngài luôn dạy các sư tăng và học trò thân thuộc rằng, nên tiêu dùng tiết kiệm. Ngài thường là tấm gương cho các học trò noi theo. Ngài không thích tích trữ đồ đạc mà thường phân chia cho mọi người nếu có cơ hội, ví như trong ngày Ooc Phansa (lễ hội kết thúc mùa An cư của Phật tử).

Có một lần, một Phật tử muốn có ý nguyện dâng tặng Ngài một chiếc xe ô tô dùng làm phương tiện mỗi khi Ngài đi làm nhiệm vụ, nhưng Ngài đã trả lời lại rằng “không biết nên để ở đâu” thay cho lời từ chối. Và mỗi khi đến tham dự các buổi lễ ở các chùa, Ngài đều không nhận các đồ được tặng mà chỉ nhẹ nhàng đáp lại “xin được góp cùng làm phúc”.

Chính những phẩm hạnh cao đẹp này đã đưa cuộc đời của Đức Tăng vương đi đến thành công. Tuy vẫn còn nhiều chông gai và khó khăn, nhưng nhờ những đức tính tốt đẹp của mình, Ngài đều vượt qua được tất cả mọi gian truân. Cuộc đời của Đức Tăng vương là một tấm gương sáng ngời mà chúng ta nên học hỏi, noi theo.

 

“Tất cả chúng ta đều muốn có được hạnh phúc và tránh xa mọi khổ đau, nhưng lại không hành động vì niềm hạnh phúc, để loại bỏ khổ đau. Như vậy làm sao có thể xảy ra được?”.

Lòng tốt tựa ánh sáng

 

“Ý nghĩ mà chúng ta nên tập hàng ngày đó là ý nghĩ về sự “đủ”. Chúng ta nên biết về sự “đủ”. “Người biết thế nào là đủ” là người luôn tìm kiếm được sự thanh thản trong tâm hồn. Còn “người không biết đủ” là người luôn nóng vội, không biết điểm dừng… Ngay cả những người giàu có cũng vậy. “Người biết thế nào là đủ” có thể chỉ là những người nghèo khó. Bởi lẽ “sự đủ” xuất phát từ tâm hồn ta, người giàu có nhưng không biết “đủ” thì cũng vẫn luôn nghèo khó, ngược lại, người nghèo khó nhưng biết “đủ” thì cũng chính là người luôn có của ăn của để”.

Sự “đủ” là chuyện của cái tâm

 

 

Vị sư nhân từ

 

 “Nơi chốn và đồ đạc là những sự giúp đỡ có ở khắp mọi nơi như chùa, trường học, các cơ sở đào tạo… Đây đều là tấm lòng nhân đạo của những người sáng lập hoặc những người tổ chức với mong muốn mang đến hạnh phúc cho nhiều người. Lòng nhân từ là ý nghĩ muốn giúp đỡ người khác, con vật khác thoát khỏi khổ đau.  Khi ta thấy người khác gặp đau khổ thì lòng ta xao động, cảm thương. Đây là nguyên do mà con người giúp đỡ lẫn nhau. Lòng vị tha đối lập hoàn toàn với sự ganh ghét. Những thứ giúp con người tránh xa được sự khổ đau như bệnh viện, vân vân… đều thể hiện tấm lòng vị tha của người xây dựng nên”.

Niềm hạnh phúc giản đơn

 

Trái tim của Ngài luôn tràn đầy lòng vị tha, nhân từ. Vì thế, Ngài luôn mong ước được giúp đỡ người khác tránh xa được sự khổ đau hoặc chí ít, cũng có thể giúp họ giảm nhẹ nỗi đau đi phần nào…

Đức Tăng vương luôn nghĩ đến niềm hạnh phúc và khổ đau của nhân dân cho đến cuộc sống đời thường của mọi người. Ngài khích lệ người dân trung thành, tin tưởng vào Phật giáo, sống một cuộc đời theo những giáo lý đức Phật đã dạy. Ngài mong người dân biết yêu thương lấy nhau, biết đoàn kết, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau vì niềm hạnh phúc của từng cá nhân và của cả cộng đồng. Bản thân Ngài cũng luôn hành động như một tấm gương điển hình cho mọi người noi theo.

Ngài luôn mở lòng vị tha giúp đỡ rất nhiều người mà không màng đến địa vị thấp cao. Ngài giúp đỡ rất nhiều những người dân đang khốn khó và những vùng xa xôi đói nghèo qua việc xây dựng các dịch vụ công cộng cần thiết như:

Xây dựng trường học Somdet Phra Piyamaharat Rommaneeyakhet tại huyện Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi để giúp các em thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được học tập một cách thuận lợi.

Xây dựng bệnh viện nhằm giúp đỡ và chữa bệnh cho người dân và sư tăng lúc ốm đau, như bệnh viện Chùa Yanasangvararam, huyện Bang Lamung, tỉnh Chonburi, bệnh viện Somdet Phra Piyamaharat Rommaneeyakhet, nằm trong cùng một khu vực với trường học…

Việc xây dựng tòa nhà “Sakon Maha Sangkha Parinayok” ở các bệnh viện tại các khu vực khác nhau nhằm mục đích nhớ đến công ơn của 19 vị Đức Tăng vương của Phật giáo Thái Lan. Ngài đã cho xây dựng 19 tòa nhà trên khắp đất nước, tại những nơi nền giáo dục vẫn chưa phát triển và các dịch vụ về chăm sóc y tế vẫn còn thiếu thốn.

Tại bệnh viện Chulalongkorn, Ngài đã cho xây dựng tòa nhà Wachira Yanawong, tòa nhà Wachirayan – Samakkhi Phayaban và tòa nhà Phor Por Ror.

Bất cứ khi nào đất nước gặp khó khăn hay khủng hoảng, Đức Tăng vương sẽ dốc tâm tìm cách giúp đỡ giải quyết tình hình. Ví như, khi Thái Lan gặp trận lũ lụt lịch sử, Ngài đã gửi các dụng cụ và đồ ăn viện trợ đến các vùng, các tỉnh phải đối mặt với thiên tai. Ngài sẽ tự mình thực hiện hoặc cử người phân phát những đồ đạc cần thiết và thuốc chữa bệnh đến tận tay người dân đang gặp nạn.

Khi Thái Lan gặp khủng khoảng nặng nề từ sự việc ngày 14 tháng 10 năm 1973, rất đông sinh viên tập hợp lại biểu tình phản đối chính phủ và xung đột với một nhóm quân nhân địa phương và nhóm bò tót đỏ. Đức Tăng vương đã viết một bài luận để nhắc nhở cả hai bên và cho in thành tờ rơi phân phát rộng khắp với mong muốn đôi bên nhận thức được vấn đề và giúp tình hình đang ngày càng căng thẳng trở nên dịu xuống.

Vào năm 1991, đã xảy ra hỏa hoạn sau khu vực chùa Bowonniwetwihan. Đó là một đêm tầm 2 giờ sáng. Nơi xảy ra hỏa hoạn ở không xa với cung Khoitha Pramot. Mọi người ai nấy đều hốt hoảng, các học trò thân cận rất lo lắng cho Đức Tăng vương nên đã xin Ngài di chuyển đến ở khu Sala 150 năm. Nhưng bằng tất cả sự lo lắng của mình, Ngài đã xuống tận hiện trường để kiểm tra, giúp đỡ các nhân viên phòng cháy chữa cháy và động viên nhân dân. Đến khi mọi việc đã được xử lý, Ngài mới chịu quay về. Ngoài ra, Ngài còn mở cửa chùa giúp những người dân bị ảnh hưởng bởi vụ hỏa hoạn có nơi tá túc tạm thời.

Giai đoạn Thái Lan gặp khủng hoảng kinh tế năm 1997, hay còn gọi là cuộc khủng hoảng Tom Yum Kung, Ngài đã tự mình đi trì bình khất thực ở nhiều nơi khắp thủ đô Bangkok nhằm động viên, khích lệ người dân và đem đến phúc đức, may mắn cho những người đang gặp khó khăn.

Khi đất nước rơi vào giai đoạn đình trệ, Ngài đã kêu gọi các tăng sư ở khắp đất nước đồng lòng tụng kinh niệm Phật để bảo hộ cho đất nước và nhân dân vượt qua mọi khó khăn khổ ải. Khi sức khỏe của Đức Vua chuyển biến xấu, Ngài và các chư tăng cả nước cũng cùng nhau tụng kinh cầu mong phước lành cho Người mau khỏe.

Khi có người đến xin phép được tiến cống đồ vật, Ngài đều cho phép nếu đó là một hình thức làm phúc đức. Có lẽ tất cả những người thân cận với Ngài đều biết rõ, Ngài là người không thích các hình thức bùa chú. Nếu muốn mời Ngài đến dự các buổi lễ như vậy thì nên đổi tên thành “cầu nguyện tâm linh” nhằm  đồng lòng hướng tới Đức vị Tam bảo. Ngoài ra, Ngài còn rộng lượng cho phép được sử dụng tên hiệu viết tắt “Jor Sor Sor” trên các đồ vật tiến cống đó.

Các buổi lễ “cầu nguyện tâm linh” xuất hiện ngày một nhiều hơn. Người dân đều biết rõ, Ngài không chỉ uyên thâm trong lĩnh vực về thuyết giáo, Ngài còn là bậc thầy về thực hành, một con người tuân thủ nghiêm ngặt các giới luật của đạo lý. Vì vậy, các Phật tử luôn mong muốn được đón nhận sự nhân từ từ Đức Tăng vương tối cao. Ngoài ra, Ngài cũng tham gia nhiều hoạt động khác với tấm lòng yêu nước thương dân, như, đến tham dự các buổi lễ cưới hay ma chay, đến khai trương các dịch vụ, cửa hàng, đến cầu phúc cho máy bay, thuyền buồm… Ngài luôn một lòng giúp đỡ cho các công việc của nước nhà và cả các công việc của nhân dân.

Bằng tất cả tấm lòng của mình, Ngài luôn mong muốn nhân dân có thể dùng trí tuệ để thấu hiểu các giáo lý của Đức Phật bởi Đạo Phật là tôn giáo của trí tuệ. Tuy nhiên, muốn vận động số đông cùng nhau bước vào cánh cửa Phật pháp thì cũng cần phải có một chiến lược đúng đắn. Vì  vậy, mỗi khi có người dân vào diện kiến, Ngài thường ban cho một tượng Phật nhỏ cùng sách dạy giáo lý cho nhân dân… Tựa như ta luôn có Đức Phật bảo hộ cho bản thân và lòng ta luôn vang lên lời dạy của Phật pháp. Có thể nói, đó chính là tấm lòng nhân từ cao đẹp và tầm nhìn xa rộng của Đức Tăng vương.

 

 

“Nhân từ  giúp ích cho thế giới, giúp ích cho mọi người. Người có lòng nhân từ thường giúp ích được cho chính họ và cho người khác. Sự giúp ích lớn lao nhất cho bản thân chính là khiến lòng mình được bình an”.

Ánh sáng soi chiếu tâm hồn

 

“Nếu như dùng lòng mình để soi xét lại lòng mình, những thứ nóng vội sẽ tự khắc dịu lại. Và hãy cố gắng duy trì sự yên bình đó, ta sẽ thấy được niết bàn”.

Đức Phật đã dạy ta những gì?

 

“ Sự tức giận tựa như lửa bởi lửa và sự tức giận đều nóng. Lòng nhân từ tựa như nước, bởi nước mát và lòng vị tha cũng mát trong. Sự nóng lạnh này sẽ xuất hiện trong lòng và tự ta khắc biết. Ta luôn thấy nóng tức là ta đã bị sự tức giận chiếm hãm và thắng thế so với lòng nhân từ. Ta thấy mát lạnh tức là ta luôn được bao bọc bởi lòng nhân từ nhiều hơn sự tức giận”.

Ánh sáng soi chiếu tâm hồn

 

Vị Tăng vương của thế giới Phật giáo

 

“Tôi có cơ hội được đến lạy Đức Tăng vương, người vừa từ giã cõi đời này từ nhiều năm trước. Tôi vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ cách mà Ngài đã hoàn thành sứ mệnh tôn giáo cao cả của mình. Ngài đã khiến cuộc đời của mình trở nên vô giá. Ngài thực sự đã dành trọn cuộc đời của mình vì nhân dân, đất nước”.

Đức Dalai Lama thứ 14

“Tấm lòng nhiệt huyết cùng sứ mệnh cao cả của Đức Tăng vương đã khiến Ngài hoàn toàn xứng đáng với danh xưng “Vị Tăng thống tối cao của thế giới Phật giáo”. Tài năng và đức độ của Ngài sẽ lan tỏa ra khắp thế giới và Ngài sẽ mãi mãi tỏa sáng trong lịch sử Phật giáo”.

Hòa thượng TS. Kyuse Enshinjoh

(Sáng lập Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới)

 

Kể từ khi bước chân vào cánh cửa Phật pháp, Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara đã luôn tuân thủ theo các quy định, không ngừng học hỏi giáo lý và nghiêm chỉnh tu tập thiền định, sống một cuộc đời giản dị, thanh liêm. Ngài đã dạy dỗ các sư tăng và học trò cả trong và ngoài nước các giáo lý về Phật giáo và phương thức thực hành thiền định, từ chùa đến các trường học, tuyên truyền qua các chương trình phát thanh trên khắp cả nước. Ngài vừa thực hành, giảng dạy vừa viết sách để giải thích cho quần chúng hiểu hơn về các giáo lý của đạo Phật. Ngài quản lý các hoạt động của Giáo hội phật giáo tăng già Thái Lan với tư cách là Đức Tăng vương của Vương quốc Thái Lan. Bên cạnh đó, Ngài còn khôi phục lại nền Phật giáo ở nhiều nước và kết nối mối quan hệ tốt đẹp giữa các Phật tử trên khắp thế giới. Ngài đã xây dựng hàng chục bệnh viện và trường học, luôn mở rộng vòng tay giúp đỡ nhân dân gặp hoàn cảnh khó khăn từ thiên tai cả trong và ngoài nước.

Tất cả những điều này không thể chỉ thực hiện bằng tháng, bằng năm mà kéo hàng dài hàng chục năm trong suốt sự nghiệp của Ngài. Ngài được mệnh danh là “Bậc đạo sư của quần chúng”, người luôn “sẵn sàng” giúp đỡ mọi người bất kỳ lúc nào.

Khi đã gần 90 tuổi, sức khỏe của Đức Tăng vương suy yếu dần. Năm 2000, Ngài đã vào điều trị tại tòa nhà Wachirayan – Samakkhi Phayaban, bệnh viện Chulalongkorn. Khoảng thời gian đầu, Ngài vẫn thi thoảng quay về chùa Bowonniwetwihan, đến nghe tụng kinh vào các ngày Phật như ngày rằm và lúc trăng lặn. Nhưng sau này, do sức khỏe không cho phép nên Ngài phải nằm lại điều trị hẳn trong bệnh viện Chulalongkorn kể từ năm 2007.

Trong suốt quãng thời gian chữa trị tại bệnh viện, các Phật tử luôn mong ngóng chờ đợi thông tin về bệnh tình của Ngài. Vào ngày sinh nhật của Đức Tăng vương, ngày mùng 3 tháng 10 hàng năm, các cư sĩ Phật tử từ khắp mọi nẻo đường, từ Bangkok đến các tỉnh khác sẽ cùng nhau đến chùa Bowonniwetwihan ký tên cầu phúc cho Đức Ngài, mỗi năm lên đến hàng vạn chữ ký. Tại các tỉnh, người dân cũng cùng nhau tụng kinh cầu phúc cho Ngài, cầu mong Ngài khỏe mạnh, thoát khỏi hiểm nguy bệnh tật. Những ai có điều kiện đi lại sẽ được phép vào diện kiến Đức Tăng vương qua kính ngăn tại phòng cách ly. Tuy chỉ được gặp Ngài mỗi năm một lần và trong chốc lát, nhưng nhân dân ai nấy đều vui mừng vì được vái  lạy một nhân cách mẫu mực và giàu lòng nhân ái. Các giáo lý Phật pháp mà Ngài đã ghi âm lại hoặc viết thành sách với số lượng lớn để tuyên truyền đó, muôn dân vẫn đọc đi đọc lại, vẫn nghe hàng ngày để nhắc nhở và rèn giũa bản thân.

Năm 2013, Đức Tăng vương tròn 100 tuổi. Ngài là Đức Tăng vương trị vì lâu nhất (23 năm) và là người có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Phật giáo Thái Lan. Trong dịp trọng đại này, Đức Vua đã nhận lời tham dự lễ cầu phúc kỉ niệm Đức Ngài thọ 100 tuổi tại chùa Bowonniwetwihan và giao cho Công chúa Somdet Prathep đến tham sự thay. Buổi lễ cầu phúc đã được đặc biệt tổ chức dành cho trường hợp đặc cách tại Chùa Phật Ngọc.

Thế nhưng, qua ngày kỉ niệm Đức Ngài thượng thọ 100 tuổi chỉ khoảng 10 ngày, sức khỏe của Ngài suy yếu trầm trọng . Các ý bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ruột già và ruột non. Tuy nhiên, sau đó, Ngài có dấu hiệu tụt huyết áp do nhiễm trùng máu. Vào ngày 24 tháng 10, não bộ Ngài không phản ứng với thuốc và hơi thở yếu ớt. Ngài từ trần vào hồi 19.30, hưởng thọ 100 tuổi 21 ngày.

Cuộc họp báo gấp rút về sự ra đi của Đức Tăng vương được tiến hành bởi đội ngũ các y bác sĩ bệnh viện Chulalongkorn trên khắp các phương tiện truyền thông giữa không khí tang thương và sự mất mát quá to lớn của các Phật tử. Thi hài của Ngài được di chuyển từ bệnh viện Chulalongkorn, qua Trung ương hội chữ thập đỏ Thái Lan, qua cơ quan quân đội Hoàng gia củaThái tử Maha Vajiralongkorn. Quân đội Hoàng gia Thái Lan sẽ làm nhiệm vụ di chuyển thi hài của Đức Tăng vương. Buổi lễ được tổ chức long trọng, xứng đáng với những công lao to lớn mà Đức Tăng vương đã dành cho đất nước. Các viên chức, công chức cùng hàng vạn nhân dân ào ào đổ ra hai bên đường di chuyển linh cữu của Ngài. Ngoài ra, còn có rất nhiều người dân chờ được vào viếng Ngài tại chùa Bowonniwetwihan. Ai nấy đều không còn để tâm đến cái nóng nực, oi ả của thời tiết, hàng người nối tiếp nhau xa lấp tầm mắt.

Khu vực chùa yên ắng sau buổi đại lễ mừng thọ Đức Tăng vương tròn 100 tuổi chưa đầy một tháng. Trái ngược với không khí rộn rã, hạnh phúc tươi vui của ngày hôm đó là sự tang tóc, đau thương vô hạn. Nhiều người đến từ các tỉnh khác, nhiều người đến hàng ngày. Nhưng mỗi lần đến là một lần họ xin cúi lạy và tụng kinh cầu linh hồn Đức Ngài được siêu thoát.

Đức Vua Rama IX đã giao nhiệm vụ cho Hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn đến chủ trì buổi đại lễ tưới nước vào thi hài người đã khuất. Lễ cầu phúc và cầu siêu cho Đức Tăng vương được kéo dài suốt 7 ngày, bao gồm các buổi tụng kinh cả ngày lẫn đêm và được thực hiện theo các bước của buổi tang lễ cấp Hoàng gia. Sau đó, các cơ quan nhà nước và tư nhân sẽ cùng tham gia lễ cầu phúc tưởng nhớ Đức Tăng vương trong suốt cả năm. Hàng vạn người từ khắp các tỉnh trên đất nước đều tới tòa nhà Phra Tamnak Petr để tỏ lòng thành kính trước linh cữu của Đức Tăng vương. Tại các tỉnh cũng diễn ra các nghi lễ tụng kinh, làm phúc để tưởng nhớ tới công ơn của Đức Ngài.

Ngoài nỗi tiếc thương vô hạn của toàn thể người dân Thái Lan, đại diện Phật giáo các nước, các nhà chính trị gia và các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài cũng đã đến tham dự đại nghi lễ và tưởng nhớ Đức Tăng vương. Trong đó, có hơn 23 đoàn đại sứ đến từ các nước đến tham dự đại lễ trong vòng 7 ngày, Chính phủ Ấn Độ, dẫn đầu là Bộ trưởng bộ văn hóa và phái đoàn đại sứ Ấn Độ tại Thái Lan đã đến viếng trọng thể Đức Tăng vương theo nghi thức quốc gia. Giáo hội Vantican và Hội đồng giám mục Thiên chúa giáo tại Thái Lan đã đến làm lễ tưởng nhớ trước linh cữu của Ngài. Giáo hội Phật giáo Trung Quốc cũng tổ chức nghi lễ cầu siêu cho Đức Tăng vương.

Tại các nước, các tín đồ Phật tử cũng tổ chức lễ cầu kinh niệm Phật để tưởng nhớ Đức Tăng vương như ở Mexico, ở chùa Sri Dalada Maligawa tại Sri Lanka. Tại chùa Nenbutsushu tại Nhật Bản đã tổ chức đại lễ cầu kinh với sự tham gia của 1000 sư tăng, tụng kinh suốt đêm đến sáng ngày 24 tháng 10 và quy định làm lễ tụng kinh mỗi ngày trong suốt 1 năm.

Hòa thượng TS. Kyuse Enshinjoh, người sáng lập chùa Nenbutsushu và là chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới đã lên đường tới tham dự lễ tang tưởng niệm Đức Tăng vương tại chùa Bowonniwetwihan và dâng lên Ngài điếu văn từ 17 quốc gia trong tổng số 33 quốc gia là thành viên của Tổ chức lãnh đạo cấp cao giáo hội Phật giáo thế giới, bao gồm Bỉ, Phần Lan, Thụy sĩ, Mexico, Anh, Mỹ, Nepal. Ông đã ca ngợi Đức Tăng vương là “người lãnh đạo cao nhất của Phật giáo thế giới” và là “Vị Tăng vương tối cao của Phật giáo thế giới”.

Đức Dalai Lama thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây tạng đã thể  hiện nỗi tiếc thương vô hạn qua website : “Tôi vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ cách mà Ngài đã hoàn thành sứ mệnh tôn giáo cao cả của mình. Ngài đã khiến cuộc đời của mình trở nên vô giá. Ngài thực sự đã dành trọn cuộc đời của mình vì nhân dân, đất nước”.

Nhưng lời ngợi ca trên chỉ là một phần sự kính trọng mà toàn thể Phật tử trên khắp thế giới dành cho Đức Tăng vương. Đây là một dấu mốc lịch sử khó có thể phai nhòa. Thật khó để tìm được một vị lãnh đạo Phật giáo, người là trung tâm liên kết lòng trung thành của Phật tử trên phạm vi rộng lớn như Đức Tăng vương Somdet Phra Nyanasamvara, Đức Tăng vương thứ 19 của đất nước Thái Lan. Người được vinh danh là “Vị Tăng vương tối cao của Phật giáo thế giới” và là “Bậc đạo sư của quần chúng”, người sẽ sống mãi và là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ Phật tử muôn đời.



[1] Lễ Khao Phansa là một lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ ở Thái.

[2] Mèm là cách gọi phụ nữ phương Tây thời xưa

 

ĐPNN

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch