Chuyện một vị sư ở chùa Hương
05/12/2013 12:43 (GMT+7)
 Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật. 
Đức Phật và vấn đề siêu nhiên,huyền bí
19/11/2013 07:12 (GMT+7)
Một hôm có người đề nghị với Đức Phật rằng, Ngài hãy cho một vài vị Đại đệ tử biểu diễn các phép thần thông như đi trên nước, bay giữa hư không, xuyên qua vách đá v.v… để thu hút quần chúng và tăng thêm niềm tin cho tín đồ.

Tôn giả Phú Lâu Na: Tấm gương sáng Tôn sư trọng đạo
17/11/2013 16:47 (GMT+7)
Nói về tôn giả Phú Lâu Na, vị thuyết pháp đệ nhất trong Thập đại đệ tử của đức Phật, chúng ta thường biết đến gương can đảm, tính nhẫn nhục, nhưng có một khía cạnh tuyệt vời khác mà chúng ta ít lưu tâm tới, đó là tinh thần Tôn sư trọng đạo, một đức tính cần phải có của hàng tu sĩ.
Ý nghĩa và nguồn gốc của chiếc áo Cà sa
16/11/2013 02:47 (GMT+7)
Theo Luật Tạng (Vinaya), Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra.

Thái Hậu Ỷ Lan : Nữ chính trị gia kiệt xuất Việt Nam
04/11/2013 08:52 (GMT+7)
Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh
Linh thiêng Bồ Đề Đạo Tràng xứ Ấn
31/10/2013 00:07 (GMT+7)
Ở Bồ Đề Đạo Tràng, người ta chỉ nghe thấy tiếng lầm rầm khe khẽ, tiếng chân trần lướt nhẹ thành kính.

Phật Giáo Xứ Huế
27/10/2013 02:38 (GMT+7)
Kể từ thời Hội Đô Thành Hiếu Cổ ra đời (1914 - 1944), có một nhà nghiên cứu người Pháp đã dùng mấy chữ: "Hué, la Capitale du Buddhisme". Từ đó đến nay người ta thường nhắc lại mấy chữ ấy như là một nhận định xác quyết, và người ta còn đưa thêm một con số có vẻ thống kê: 85% dân số xứ Huế là Phật tử để chứng minh cho tiền đề trên là đúng. Sau đó tiếp tục người ta nói về chùa Huế và xem như đó là Phật giáo xứ Huế.
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1924 - 1992)
23/10/2013 07:45 (GMT+7)
…"Hương Quang tịnh Thất" là nơi của cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm ẩn tu không nằm sát ngoài quốc lộ như đa số nhà của các người Kinh khác trong thôn, mà lại là nằm sâu bên trong, sát với khu vực của người Thượng, cho nên muốn vào đến chỗ trú xứ của Ngài thì phải đi bộ một khoảng đường rất xa, mất gần cả giờ đồng hồ mới tới. Vùng Phú An này (vào thời gian 1968, đặc biệt là chỗ của cố Hòa thượng tịnh tu, vì là nơi rừng núi, ít người lai vãng và có lẽ, cũng vì ở gần sông, suối nên có rất nhiều loại rắn khác nhau.

Chùa Rong Khun, độc đáo, lộng lẫy và thuần khiết
23/10/2013 00:27 (GMT+7)
Chùa Rong Khun còn được gọi là chùa Trắng, xây dựng tại tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Chùa do họa sĩ nổi tiếng Chalermchai Kositpipat bỏ hết tâm huyết thiết kế và bỏ công tài vật để xây dựng. 
Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành nhau một biểu tượng Phật giáo
23/10/2013 00:19 (GMT+7)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của  ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.

Vì sao nhà nước Trung Quốc ưu đãi Phật giáo Hán?
23/10/2013 00:19 (GMT+7)
Năm 1980 số nhà sư sót lại trên lãnh thổ Trung Quốc vào khoảng vài nghìn người. Năm 1994 tông phái Đại Thừa của Phật Giáo Hán gồm có khoảng 40000 sư sãi và những người mới tu; năm 1997 con số này là 70 000 người, và vào giữa các năm 2006-2007 là 100000 người. Nói chung tỷ số gia tăng là 8% mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2006.
Phật giáo và cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp
16/10/2013 20:30 (GMT+7)
Lúc còn sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành nhiều sự quan tâm tới Phật giáo. Đại tướng luôn thật sự lắng nghe hoài bão của Tăng, ni tín đồ Phật giáo trên tinh thần "cùng có công xây dựng tổ quốc" mở ra phương hướng cao rộng cho Phật giáo Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp biết trước ngày ra đi từ những năm trước
14/10/2013 09:10 (GMT+7)
"Dịp Tết Nguyên đán năm 2008, cũng vào chiều 29, tôi khi ấy vẫn giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban phối hợp Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga dẫn đoàn đại biểu, có cả các nhà khoa học Nga, vào chúc Tết Đại tướng. Đại tướng rất quý những người bạn Nga, nhất là những nhà khoa học và quân sự. Tôi thay mặt đoàn báo cáo tình hình của Trung tâm và chúc Tết Đại tướng. Tôi chúc Đại tướng sống lâu trăm tuổi. Đại tướng liền giơ tay ra hiệu, tôi hiểu động tác đó tỏ ý chưa hài lòng với lời chúc.
Chữ 'nhẫn' giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vượt sóng gió cuộc đời
14/10/2013 08:48 (GMT+7)
Chữ “Nhẫn” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt nguồn từ chữ “Nhân” và cả chữ “Trí”. Đối với ông, “Nhẫn” là để yêu thương con người, để giảm bớt hy sinh của chiến sĩ.

Thăm những ngôi chùa độc đáo ở Bagan qua ảnh
09/10/2013 14:53 (GMT+7)
Nhắc đến Bagan, người ta sẽ nghĩ ngay tới những công trình đền chùa độc đáo nhất Đông Nam Á. Đến Bagan, bạn sẽ có cơ hội khám phá cố đô Myanmar huyền bí.
Phật giáo ở đâu trên bản đồ vùng Tây Bắc
09/10/2013 14:52 (GMT+7)
"Đạo Phật ở đâu trên bản đồ vùng Tây Bắc?", khi đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc phần lớn theo tín ngưỡng đa thần và thờ cúng tổ tiên, có những sinh hoạt tín ngưỡng gần gũi với các gia đình người Việt truyền thống.

Ngồi thiền cùng Tướng Giáp
06/10/2013 16:53 (GMT+7)
Sau khi nhập “thiền” xong, Đại tướng trở lại thế ngồi bình thường rồi nói với hai mẹ con. “Tôi có nghe nói người ta xây nhà tình nghĩa cho Sơn Tùng nhưng không hiểu sao anh chị không nhận?”
Hàn Quốc: Phụng Ni Sơn Thần Lặc Cổ Tự
29/09/2013 22:27 (GMT+7)
Thần Lặc Cổ Tự (Shilleuksa-신륵사-神勒寺), nằm trong quần thể núi Phụng Ni, 73 Khu phố Shilleuksa, (신륵사길), Ấp Yeoju (여주읍-骊州邑), quận Yeoju (여주군-驪州郡), tỉnh Gyeonggi-do (경기도-京畿道).

Phật giáo trong biến đổi xã hội Đài Loan
25/09/2013 17:54 (GMT+7)
Công trình “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội” của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam do TS Trần Thị Nhung chủ trì, được giới thiệu qua loạt bài viết về Phật giáo trong biến đổi xã hội ở các nước và lãnh thổ Đông Bắc Á của chúng tôi, tuy có đề cập đến nhiều mặt biến đổi xã hội ở Đài Loan, nhưng hầu như không nói đến biến đổi tôn giáo ở Đài Loan.
Ảnh hưởng của giới thương nhân vào Phật giáo Ấn Độ
20/09/2013 12:47 (GMT+7)
NSGN - Từ thế kỷ VII (tr.TL), nhiều khu vực ở Bắc Ấn bắt đầu trải qua một thời kỳ đô thị hóa, và đây là thời kỳ đô thị hóa lần thứ hai ở lục địa Ấn. Thời kỳ đô thị hóa lần hai này gắn liền với việc ra đời các đô thị ở trung và hạ lưu đồng bằng Hằng hà. Trong khi lần thứ nhất xảy ra vào thiên niên kỷ thứ III và thứ II (tr.TL), với việc phát triển các thành phố dọc theo sông Indus, gắn liền với văn minh Harappan.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 2 3 4 5 6 7 8 9 [10] 11  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch