Diễn đàn
Tín ngưỡng không phải thứ để tranh giành hay thi thố
15/04/2010 01:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tín ngưỡng không phải thứ ai cũng “thọc tay” vào, kể cả về mặt đời sống tâm linh lẫn đời sống vật chất. Càng không phải thứ để tranh giành hay thi thố, khoe tài hay khoe tầm của bất cứ ai. Người ta cứ tự hào với những rầm rộ nhất, hoành tráng nhất, to nhất, hay tầm vóc nhất... Tín ngưỡng đâu phải thế, tâm linh đâu phải thế, văn hóa cũng đâu phải thế! Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Nhân chuyện công tác tổ chức Quốc lễ Giỗ tổ Đền Hùng đang có những sự vụ khiến nhiều người đặt câu hỏi. Người ta nhớ đến câu chuyện giằng xé tranh chấp trong các dự án chào mừng 1000 năm Thăng Long cho đến giờ này - khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại lễ - mà vẫn chưa có hồi kết. Khi nơi tôn nghiêm thánh thần cũng nhuốm màu bon chen giành giật. Người ta không khỏi băn khoăn khi nhìn lại cách tôn vinh tiền nhân, trân trọng tín ngưỡng hay nâng niu di sản văn hóa hiện nay. Khi những giá trị linh thiêng cũng bị chi phối bởi những toan tính tục lụy...

Chúng tôi cùng trao đổi vấn đề này với GS-TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian Việt Nam, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín

ngưỡng, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia và Phaó Chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á. Không cẩn thận, xã hội sẽ biến thành con tin của thần thánh.

GS Ngô Đức Thịnh, Ảnh: thotre. com
Thưa Giáo sư, thật đáng trân trọng khi thế hệ con cháu chúng ta luôn hướng về kính trọng tổ tiên dân tộc. Nhưng cách chúng ta thể hiện sự tôn vinh đó dường như có rất nhiều điều phải bàn, từ chuyện tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long đến Lễ hội Đền Hùng? Có một vấn đề là hiện giờ chúng ta đang đẻ ra quá nhiều lễ lạt sự kiện. Lễ hội khắp nơi, mà ở đâu cũng tầm cỡ rầm rộ. Có cần thiết phải thế không?

Tín ngưỡng không phải thứ ai cũng "thọc tay" vào, kể cả về mặt đời sống tâm linh lẫn đời sống vật chất. Càng không phải thứ để tranh giành hay thi thố, khoe tài hay khoe tầm của bất cứ ai. Người ta cứ tự hào với những rầm rộ nhất, hoành tráng nhất, to nhất, hay tầm vóc nhất... Tín ngưỡng đâu phải thế, tâm linh đâu phải thế, văn hóa cũng đâu phải thế!.

Người Việt Nam đâu cần những cái to lớn nhất, kiểu "ngôi chùa lớn nhất, tượng Phật lớn nhất, quả chuông lớn nhất...". Nếu cứ đem so sánh sự to lớn ấy đi thi thố thế giới thì chẳng thấm vào đâu. Nhỏ thôi, nhưng chứa đựng sự tinh tế và sức lôi cuốn của nó, chứ không phải những thứ "hoành tráng" hình thức, đôi khi thành lố bịch. Ngay trong chuyện Giỗ Vua Hùng đó, lễ hội rầm rộ to tát, nhưng bánh chưng dâng Quốc Tổ cũng là lõi rởm. Nói cho cùng, những người làm cũng vì vụ lợi của họ chứ họ đâu đặt tổ tiên tín ngưỡng lên trên.

Phim Thái tổ Lý Công Uẩn: nỗi buồn dự án nghìn năm...

"Đại lễ 1000 năm phải để lại dấu mốc với đời sau".

Đại lễ 1000 năm Thăng Long: Không có người tài hay thiếu lòng tin?

Có vẻ như Thánh thần đang can thiệp vào xã hội chúng ta nhiều quá ?

Thật ra Thánh thần chẳng can thiệp đến ai, chỉ có nhiều người chúng ta đang "cầu cạnh", lợi dụng Thánh thần. Đúng là bây giờ người ta "sử dụng" thánh thần, danh nhân nhiều quá. Như thế rất không ổn. Không cẩn thận sẽ tạo ra một sự phân rẽ dân tộc. Xã hội bị biến thành con tin của Thần thánh. Những vấn đề mang tính dân tộc, văn hóa quốc gia lại trở thành miếng bánh của một số người. Khi có chủ trương nâng cấp Lễ hội Đền Hùng lên Quốc lễ, đã có chủ trương mỗi tỉnh xây một đền thờ Vua Hùng.

Giới nghiên cứu đã can ngăn. Thực ra làm thế là hỏng. Chúng ta chỉ cần một nơi để cả nước hướng về Đền Hùng ở Phú Thọ là đủ. Đến ngày Quốc giỗ cả nước hướng về một mối. Cha ông chúng ta đã làm được một việc rất tuyệt vời là tạo ra và để lại cho con cháu biểu tượng Quốc Tổ Hùng Vương để gắn kết dân tộc, tạo ra một cội nguồn để khắp nơi hướng về.

Nếu con cháu đời sau không biết giữ gìn, vun đắp thêm thì cũng đừng phá hỏng đi. Có lúc chúng ta đã định mang di tích mộ Quốc tổ Hùng Vương ở núi Hy Cương để đề cử lên UNESCO công nhận di sản văn hóa nhân loại, nhưng rồi chúng ta đã kịp dừng lại, vì không ai lấy mộ tổ của mình đi thi thố cả, mà không phải cái gì cũng chờ UNESCO công nhận mới là tốt, là có giá trị.

Chúng ta đã có giỗ Quốc tổ Vua Hùng để cả nước hướng về. Như thế là đủ cả về ý

nghĩa tâm linh và ý nghĩa cộng đồng.. Ảnh: chudu24.com

Văn hóa - tín ngưỡng không phải miếng bánh Lễ hội Kinh Dương Vương (Thuận Thành - Bắc Ninh) cũng đang được xem xét nghiên cứu thành ngày Quốc lễ, có vẻ như sắp tới chúng ta sẽ có rất nhiều lễ lạt tầm quốc gia. Nếu được, Kinh Dương Vương sẽ được gọi là quốc gì? Và người lao động liệu có thêm một ngày nghỉ?

Khi Chính phủ đặt vấn đề đưa lễ Giỗ tổ các Vua Hùng thành ngày Quốc lễ, tôi có nói đừng coi các Vua Hùng là một sự kiện lịch sử thuần túy, mà là cao hơn thế, là biểu tượng của dân tộc. Thời các Vua Hùng là một thời kỳ huyền sử mà bất cứ nước nào cũng có, giống như thời Nghiêu - Thuấn của Trung Hoa. Bản thân các nhân vật trong thời kỳ này cũng mang tính "nửa lịch sử, nửa huyền thoại". Những nhà sử học thời trước như Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn... cũng không chép thời kỳ này vào chính sử mà xếp vào phần "ngoại kỷ". Đó là một thái độ nghiêm túc khoa học.

Nhưng tất cả những điều đó không phải vấn đề, quan trọng là Vua Hùng đã trở thành một biểu tượng, mà biểu tượng thì còn cao hơn cả sự kiện, mang tính tâm linh thống nhất của quốc gia. Dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam rất cần một biểu tượng này làm chỗ dựa tâm linh để cố kết và thống nhất dân tộc.

Tôi nói thêm, tín ngưỡng Vua Hùng chính là sự phóng đại của việc thờ cúng tổ tiên. Quan niệm của người Việt Nam là gia đình dòng họ của mình có tổ tiên. Và trong tâm thức của người Việt, đất nước này cũng là một gia đình lớn. Có cha Lạc Long Quân, có mẹ Âu Cơ. Tín ngưỡng Vua Hùng chính là sự phóng đại tín ngưỡng thờ tổ tiên, mang đậm tính huyền thoại. Tất nhiên huyền thoại nào cũng phải dựa trên cốt lõi lịch sử, mà ở đây là nền văn hóa Đông Sơn.

Huyền thoại Kinh Dương Vương có nguồn gốc gắn với cộng đồng người Bách Việt ở vùng Ngũ Lĩnh (Trung Quốc ngày nay) thuộc dòng vua Thần Nông. Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông đi tuần du ở phương Nam, lấy bà Vũ Tiên, sinh ra Kinh Dương Vương, hiệu là Lộc Tục, sau này được vua cha Đế Minh cho cai quản ở phương Nam. Lộc Tục lấy con gái vua hồ Động Đình, đẻ ra Lạc Long Quân. Nếu biểu tượng các Vua Hùng có cơ sở vật chất của nó là văn hóa Đông Sơn, còn Kinh Dương Vương thuần túy là huyền thoại. Cha ông ta từ xa xưa một mặt vẫn truyền tụng huyền thoại về Kinh Dương Vương, nhưng đã lựa chọn Quốc tổ Hùng Vương là cội nguồn dân tộc.

Theo tôi không nên xây thêm biểu tượng này, sau khi chúng ta đã có Vua Hùng rồi. Giá trị của Vua Hùng chính là sự kết tinh của biểu tượng cội nguồn dân tộc, vậy còn sinh thêm biểu tượng khác làm gì. Không cẩn thận tín ngưỡng sẽ thành miếng bánh, địa phương nào cũng muốn có phần, vì kèm theo nó là sự thu hút về du lịch và lợi nhuận.

Gần đây chúng tôi cũng đã có tranh luận về tên di sản "Quan họ Bắc Ninh". Các vị lãnh đạo địa phương kiên quyết giành quan họ Bắc Ninh về tỉnh mình. Thậm chí có vị lãnh đạo tỉnh còn tuyên bố: Nếu quan họ không có chữ Bắc Ninh thì sẽ từ chức.

Tại sao phải cay cú như thế trong khi ai cũng biết quan họ đâu phải của riêng Bắc Ninh? Nó là một dòng dân ca được trải dài hai bên bờ sông Cầu, bao gồm cả Bắc Giang. Chúng tôi đã nghĩ được một cái tên chung và rất hay, đó là là "quan họ Kinh Bắc". Một cái tên cổ xưa ai cũng biết, bao gồm cả Bắc Ninh - Bắc Giang. Tại sao cứ khăng khăng phải gắn tên địa phương mình vào di sản? Mà như ai cũng rõ, UNESCO công nhận di sản văn hóa của dân tộc, địa phương nào, tức là họ đang quốc tế hóa di sản đó thành di sản của nhân loại, trong khi chúng ta lại đi địa phương hóa di sản đó?

Giờ lại Kinh Dương Vương, chắc được "di sản nhân loại" rồi, bây giờ người ta lại muốn cả "quốc lễ" nữa chăng?

Theo quan điểm của ông, chúng ta có cần nhiều quốc lễ đến thế và nếu có thì phải có những tiêu chí nào cụ thể?

Hùng Vương dù là huyền thoại, nhưng cũng có những cơ sở vật chất của nó, gắn với văn hóa Đông Sơn. Bây giờ Kinh Dương Vương đặt theo cơ sở nào. Mà cần gì phải có đến hai biểu tượng như thế. Tôi thấy điều đó không cần thiết! Chúng ta đã có giỗ Quốc tổ Vua Hùng để cả nước hướng về. Như thế là đủ cả về ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa cộng đồng. Không cần một quốc giỗ quốc lễ thứ hai. Đừng vì một mục đích nào mà bày biện làm phiền các thánh thần thêm nữa.


Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

(Theo Tuần Việt Nam)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch