Tiêu điểm
Cán bộ xã Tạ An Khương Đông - ông trời con???
Thích Lệ Tâm
10/08/2012 04:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ảnh minh họa
Sáng ngày 09/8//2012, Công an Thành phố Hồ chí Minh vừa nhận được điện từ Công an tỉnh Cà Mau hỏi về nhân thân tôi và chuyến từ thiện xuống Cà Mau mà chùa Quang Thọ vừa hoàn thành cây cầu tổng trị giá 120.000.000 đvn và 200 phần quà mỗi phần trị giá 350.00 đồng.

Chuyện cũng lạ, đây không phải lần đầu, tôi, Thích Lệ Tâm, trụ trì chùa Quang Thọ. Đồng thời là Đại biểu HĐND xã Xuân Thới Thượng - huyện Hóc Môn, Thư ký Giáo hội Phật giáo huyện Hóc Môn, trong thời gian qua, vẫn thường xuyên Phối hợp cùng Hội chữ Thập đỏ huyện Hóc Môn tổ chức những chuyến từ thiện về giúp quê hương nghèo khó.

Năm nay, đặc biệt chùa Quang Thọ đã phối hợp với Chính quyền xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau xây cầu, nên chúng tôi kèm theo 200 phần quà cho dân địa phương nhân ngày làm lễ bàn giao cầu do xã chọn đối tượng. Thế  nhưng, xã báo cáo lên huyện và tỉnh về một vấn đề mà tôi thiết nghĩ: - với trình độ ấu trĩ của địa phương xã, làm ảnh hưởng không nhỏ cho quyền lợi của quần chúng địa phương mình, vì thế, vấn đề cần được nêu ra như sau:

 Hiện nay,  nhân dân ta đa phần nghèo khó, nhưng không quan trọng bằng xã hội đang báo động về những tệ nạn mà nhà nước đang điên đầu, chưa tìm ra lối thoát. Trong khi đó, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng phải có nhiệm vụ hỗ trợ nhà nước về mặt đạo đức lẫn phẩm vật để nhân dân ta nâng cao về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần. Vì thế, trong 200 phần quà trị giá 350 ngàn đồng, có cả ba cuốn: “nghi thức sám hối” “nghi thức khóa tu mùa hè” và “chùa Quang Thọ 54 năm hình thành và phát triển” để giúp món ăn tinh thần song song với thực phẩm vật chất.

Thiết nghĩ, Đạo Phật là tôn giáo của dân tộc, gắn liền với dân tộc trên hai ngàn năm, đã từng đem lại thịnh vượng cho dân tộc trên 4 thế kỷ, và giữ vững giang sơn không mất một tấc đất trong hòa bình cạnh kẻ thù to lớn. Qua những cuộc chống ngoại xâm, Phật giáo cũng nhiều lần cùng dân tộc làm nên lịch sử! Ngày nay, hòa bình đã về với người dân gần 40 năm, nhưng dân vẫn còn nghèo, đạo đức xã hội vẫn còn nhiều báo động cần phải khắc phục.

Vấn đề cơm ăn áo mặc có thể khắc phục trong vài năm, nhưng vấn đề xã hội tha hóa đạo đức mọi mặc cần phải hàng thế kỷ giáo dục nhiều thế hệ trẻ ngay từ bây giờ. Chính vì thế mà bao tờ báo giáo dục, trên 600 sách báo nâng cao nhận thức cho người dân, được Bộ Thông tin văn hóa cấp phép phát hành hàng ngày. Thế nhưng, một số cán bộ địa phương, với trình độ ếch ngồi đáy giếng đã gây trở ngại không ít cho các đoàn từ thiện về địa phương giúp dân mình, trong đó có đoàn từ thiện của chùa Quang Thọ chúng tôi trong chuyến bàn giao chiếc cầu dài 28m vào ngày sang 13/8/2012 sắp tới.

 Kinh sách mà chúng tôi giúp cho đồng bào trong chuyến từ thiện này, đã được nhà nước cấp phép và hợp thức hóa phổ biến trong xã hội. Cán bộ xã tuyên bố: “băng đĩa kinh sách chỉ được phát trong chùa”, theo chúng tôi biết pháp lệnh tín ngưỡng chưa có văn bản nào hạn chế như thế. Không hề quy định phân phối tại đâu, thế nhưng, hình như cán bộ địa phương nghĩ rằng quyền hạn của họ to hơn lệnh trời, quyền hơn Trung ương, vì thế đã gây trở ngại cho đoàn từ thiện chúng tôi.

 Hàng ngày còn biết bao phòng trà, gái mại dâm trá hình massage, xì ke ma túy, đầu trộm đuôi cướp, tham nhũng hối lộ…làm tha hóa xã hội thì vẫn công khai hoạt động, ngược lại, chúng tôi giúp xã hội cải thiện đạo đức song song với đời sống vật chất thì bị cán bộ địa phương xem như là việc nguy hiểm không kém kẻ thù xâm lược.

 Nếu chỉ cho ăn không có nghĩa là cứu đói, thế thì khác nào bố thí cho loài gia súc? Con người khác hơn và giá trị hơn con vật là ý thức đạo đức, nhà nước đã thấy điều đó nên đã chấp nhận cho 7 tôn giáo hiện nay sinh hoạt để giúp cải thiện đạo đức cho xã hội, chứ không phải chấp nhận tôn giáo để trở thành tay sai phục vụ chính sách cho nhà nước và cung dưỡng vật chất cho nhu cầu xã hội. Một xã hội chỉ biết có ăn chơi hưởng thụ, không cần đạo đức tinh thần thì chỉ là một xã hội của bầy gia súc. Vậy sự có mặt của tôn giáo để làm gỉ? Trong khi đó, những tôn giáo khác từng gây nợ máu nhân dân, từng bán đứng dân tộc, hiện nay vẫn công khai hoạt động, thế thì Phật giáo có tội gì để những cán bộ địa phương xem như tội phạm nguy hiểm?

Liên tưởng lại đầu tháng giêng năm 2012, một người dân tại xã tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đem những bài báo với tựa đề:  “ngồi Thiền cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” do báo sức khỏe và đời sống thuộc bộ y tế, Báo Giác Ngộ thuộc cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh đăng, do tác giả nhà văn Sơn Tùng trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp để giúp người dân thấy giá trị về phương pháp ngồi thiền của Phật giáo nhằm cải thiện sức khỏe cho nhân dân, thế mà cán bộ Công an xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã cấm phổ biến vì xem đó là báo lá cải và tuyên truyền mê tín dị đoan, Sau đó Công an tỉnh Bạc Liêu lại đến chùa Thánh Tịnh Hắc Long Môn thuộc xã Định Thành, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu hạch sách một bài thơ ca tụng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, bảo đó là Võ Nguyên Giáp giả được nêu trong bài báo ngồi thiền cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp do các báo nêu trên đã đăng.

 Còn bao chuyện trái tai gai mắt mà trình độ cán bộ địa phương đã gây khó khăn cho việc cải thiện đạo đức cho người dân địa phương, thử hỏi cuộc sống của người dân tay lấm chân bùn còn gặp bao khó khăn khác, thì làm sao xã hội ta phát triển  được. Nếu nhà nước không giúp cho cán bộ mở tầm hiểu biết cho tương thích với trình độ nhận thức nhân loại ngày nay thì không bao lâu, đất nước ta sẽ dần tụt hậu sau Lào và Campuchia, có thể ngang hàng với Bắc triều Tiên hiện nay.

 Đây là sự nhận thức và cảnh báo của chúng tôi gửi đến nhà nước các cấp các địa phương hãy nghiên cứu lại tình trạng gây khó khăn cho các đoàn từ thiện của Phật giáo, vì Phật giáo vẫn là tôn giáo của dân tộc, đồng hành cùng dân tộc mà đã được nhà nước ta đang nâng đở. 

09/8/2012; Thích Lệ Tâm- Trưởng đoàn từ thiện chùa Quang Thọ.

Theo: PTVN

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch