Truyện - Tùy bút
Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen
Nguyễn Phước Thắng
22/12/2011 03:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hình ảnh hoa sen là một gợi ý sống động để Phật không còn ngần ngại trong việc giáo độ chúng sanh mà gần gũi nhất là đồng lọai.Ngài đã đánh thức con người thấy rõ thân phận của mình đang trong nổi khổ trầm luân sinh tử, tử sinh; đang bị nhận chìm trong vô minh, trói chặt trong muôn điều phiền não, làm cho con người quên mất hẳn đường về, đường về của sự giải phóng các ách nạn khổ đau trên chính ngay cái chủ thể có chủng tử Phật tính, một hạt giống mà năng lực trổ hoa giải thoát như là một lực phản của thiện nghiệp để nâng con người lên địa vị Thánh, Hiền. Và phải chăng hai phần đời của sen mà Phật hình thành chân lý Tứ Diệu đế? cứ cho là có sự liên hệ cường điệu thì ảnh này là cụ thể: Phần đời Tục đế của hoa sen là ở ngay trong bùn và nước coi như nổi khổ và sự cấu kết chặt chẽ của khổ. Còn phần đời Đạo đế là sen thoát ra khỏi bùn và nước để cho lá, cho hoa, một quá trình thoát khổ lắm công phu. Hoa sen nở dù màu đỏ, màu trắng, màu xanh... thì cái dáng vẽ thanh thoát nhẹ nhàng giữa sắc nước, hương trời như là hình ảnh của sự giải thoát và điều này đã cho hoa sen mang một ý nghĩa cao quý cho đời cũng như cho đạo.

Cái nhìn từ Tục đế.

Cái nhìn đó đã xác nhận điều này:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhuî vàng

Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Lời xác nhận văn vẻ mà chính xác vô cùng. Và cả hai: cái nhìn và hoa toát lên được vẻ đẹp: vẻ đẹp của tài hoa và vẻ đẹp của bản chất. Bản chất của hoa sen là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, cho nên trên phần đời của Đạo đế của hoa sen còn đó đức từ bi. Vì lòng từ bi nên cả hai pưần đời của cây sen là bài thuốc của dân ta, trị được nhiều chứng bịnh thông thường mà trong cuộc sống con người thường mắc phải (xem những cây thuốc của Đỗ Tất Lợi). Đối với thức ăn, thức uống, sự hiện diện của hạt sen. hương sen trong cái sơn hào, hải vị lại là một giá trị được cấu chứng trong cõi nhân sinh đấy cầu kỳ và phức tạp này.Tuy nhiên, sen gần gũi dễ mến, dễ yêu, dễ cảm lòng người không đơn thuần chỉ ở những điều trên mà chính ở nét đẹp giản dị, chất phác, đơn giản nhưng lại chứa đựng sự tinh tấn, đức độ bao dung bên trong và dáng vẻ trượng phu, giải thoát bên ngoài. Cũng chính vì thế sen đi vào văn học, đi vào thơ, ca như một đức hạnh thanh khiết, đôn hậu như một niềm tin cao cả cho đời và hoa sen đã được nêu lên thành biểu tượng văn hóa của một đất nước đáng yêu - Đất nước còn đó sen Hồ Tây, sen Tịnh Tâm, sen Đồng Tháp như tiêu biểu cho hồn thiêng sông núi, cho một lịch sử tất yếu đã trải dài trong tầm tay của vua chúa hay thoát lên tầm cao của một dân tộc anh hùng. Sen nở trên độ dày lịch sử dựng nước và giữ nước, trong thịnh suy, suy thịnh của dòng đời và đã chứng kiến điều đã xãy ra: "Mọi chế độ rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại dân tộc". Vâng chỉ còn lại dân tộc và vì hạnh phúc của dân tộc, sen đã dâng hiến những bông hoa của mình trong từng thời đại để tỏ lòng biết ơn trân trọng cho mọi điều tốt đẹp còn để lại đến hôm nay. Trong nghĩa tình ấy, nên trên đài cao hay trên hương án nghi ngút hương trầm, hoa sen là niềm vui giải thoát cho những chiến sĩ trận vong, cho thập loại cô hồn sống đã không nói nên lời và thác đi cũng chưa nguôi nổi giận. Xin xả bỏ hết mọi tham, sân, si, phiền muộn mà nghe lời kinh nguyện cầu này:

Nguyện sanh về Tịnh độ phương Tây

Chín phẩm hoa sen là cha mẹ

Hoa nở thấy Phật chứng Vô sanh

Bất thối Bồ Tát là bạn lữ.

Đã non 2000 năm lời kinh như nhịp cầu nối liền giữa hai miền Tục đế và Đạo đế và đã trở thành thiết tha, sâu đậm, gắn chặt vào lòng người niềm tin rằng chỗ về của cuối cuộc đời còn có cha, có mẹ là hoa sen. Không phải là một cảnh giới Tịnh độ ảo ảnh mà là một thực tế, một thực tế cho những ai biết đem cái tâm đầy tín lực đi thẳng vào Phật pháp. Một thực tế còn ghi rõ vào nơi kinh điển, nơi chứng đắc đã đạt được lúc lâm chung, trên tay còn đó tràng hạt nhaün bóng qua tháng năm công cứ niệm Di Đà.

Trên phần đời Đạo đế.

Trên phần đời Đạo đế của mình, hoa sen lại gắn bó với sự giải thoát, với chư Phật, chư vị Bồ Tát và đất nước Tịnh độ được mô tả như là đất nước của hoa sen. Vì thế mà đất nước này đã lấy hồ sen làm địa điểm đại hội và tòa sen là chỗ ngồi uy nghiêm vủa chư vị Phật và Bồ Tát để ca ngợi, tán dương về đất nước siêu đẳng, cực kỳ lộng lẫy trong cảnh quang và an vui, giải thoát trong từng nhịp thở. Một đất nước mà Ngài Di Đà luôn luôn nghĩ tưởng đến chúng sanh trầm luân trong cõi Tục đế để bằng mọi cách cứu vớt lúc lâm chung. Kinh Di Đà được nói ra từ đức Phật Thích Ca còn đó oai đức hùng lực của lòng từ bi đối với chúng sanh. Tuy nhiên, điều mà "Hải hội hoa sen" muốn nhắn nhủ là bằng các thiện pháp, mỗi chúng sanh phải tự nhận thấy được hoa sen ngay trong lòng và phải làm cho hoa sen ấy nở và khi hoa nở thì liền thấy Phật và tức khắc cõi Tịnh độ hiện ra ngay giữa thế gian này.

Lại hình ảnh sen nở làm vui lòng Phật Thích Ca và Ngài đã đến với đồng loại trong tình quyến thuộc. Bốn mươi chín năm đi trong lời thệ nguyện độsanh và hùng vĩ giưã cõi Ta bà một bông sen tuyệt tác trong ngàn sen đang nở rộ ngát hương. Rồi một ngày trên tay Phật cầm một bông sen, nổi bật lên giữa lòng Thánh chúng và trong Thánh chúng nổi bật một Tôn giả Ca Diếp mỉm cười trước sự ngơ ngác của đồng phạm hạnh. Điều gì xãy ra sau nụ cười ấy? Điều ấy rất trọng đại: Chánh pháp được trao truyền, Phật bảo Tôn giả Ca Diếp: "Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng và Niết bàn diệu tâm phó thác cho ông, ông hãy giữ lấy".

Tôn giả đã nhận lấy và người đệ tử đệ nhất đầu đà ấy đã gióng kiền chùy khai dòng chảy cho đạo, sau khi Phật diệt độ để tưới nguồn nước giả thoát lên đóa sen Phật tính của mỗi chúng sanh. Đến đây một loài sen khác nở ra trong nóng bỏng. Sen nở từ lò lửa: Liên phát lô trung thấp vị càn (thơ của Thiền Sư Ngộ Ẩn), lò lửa của phiền não của ái dục, của tham sân, si thì ra ý nghĩa của vấn đề là thế. Song, cho dù sen nở từ bùn hay từ lửa, nhưng sen Phật tính vẫn nở một cách mầu nhiệm, bở vì khi con người nhận ra được khổ đau thì ai cũng muốn thoát ra khổ đau và một khi đã ý thức được điều này thì thiện nghiệp xuất hiện, và tâm giải thoát hiển bày - sen nở thấy Phật - đủ xua đi muôn kiếp trầm luân - còn đó bộ kinh "Hoa sen diệu pháp". Trên phần đời Đạo đế sen được ghi vào kinh để lý giải cho điều "Đại huệ bình đẳng từ trong thật tướng bình đẳng" mà dụ sen tiêu biểu cho sự bình đẳng ấy hay là một mối nhân quả đồng thời của hoa sen có được trong một mối tương quan bình đẳng trong hoa đã có quả, hoa nở thì quả hiển bày.

Nói khác hơn dù cái "thật tướng" của chúng sanh là như thế nào đi nữa thì Phật tính vẫn bình đẳng trong mỗi chúng sanh dẫn đến "Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật" nên cực ác như Đề Bà Đạt Đa hay mang thân súc sanh như Long Nữ cũng vẫn thành Phật. "Hoa sen diệu pháp" là thế.

- Xin đem cái tâm đầy tín lực này để đọc tụng lời kinh hoa sen và con đường giải thoát, giác ngộ sẽ được mở ra về phiá trước.

Bây giờ đã vào hạ, mùa sen nở, mùa kỹ niệm Phật đản sanh, chúng ta luôn nhớ hình ảnh "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn". Không phải vấn đề của kiêu ngạo và tự tôn mà là sự kiện của con người, con người là địa vị độc tôn. là duy nhất mà cả tam thiên đại thiên thế giới phải thông qua trên hành trình tiến đến giác ngộ, cho nên không phải Đâu Suất mà là loài người, vì đây đích thực là Trung đạo, con đường để đạt sự giải thoát và giác ngộ ngắn nhất, hiệu quả nhất. Hình ảnh ấy thể hiện trên những bước đi của hoa sen, của con vua Tịnh Phạn, xin được hiểu như một sự vui mừng tán dương con người là vĩ đại, trong đó có thái tử Tất Đại Đa. Cho nên khi được thân con người lại có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp thì niềm tự hào kia không là của riêng ai. Và càng chuẩn xác hơn khi cái "Ta ấy thành Phật, sự kiện này là "độc tôn", là duy nhất trong lịch sử giải thoát mọi khổ đau của xã hội loài người. Rõ ràng vấn đề được đặt ra từ lúc sơ sinh của một con người siêu việt là sự thật, là chân lý.

Kính dâng những bông sen lên cúng dường đức Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật niềm hạnh phúc và an lạc của con người. Chúng con xin được duyên nợ với Ngài trong sự Giải thoát và Giác ngộ.


Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch