Tâm linh huyền bí
Chụp ảnh "người âm" - Kỳ 2: Giải mã vòng tròn ánh sáng
25/03/2011 02:10 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những vòng tròn ánh sáng "khi ẩn khi hiện" nói trong bài trước liệu có thể  được coi là một dạng của linh hồn? Chưa thể  kết luận được như vậy nếu chỉ dừng ở  những tấm ảnh. Chúng ta giải thích thế nào về những quỹ đạo trượt và những quỹ đạo rất phức tạp của các vòng tròn? Dưới đây chúng tôi xin trích ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải để bạn đọc hiểu thêm. Tuy nhiên đây chỉ là một ý kiến, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của các nhà khoa học khác đóng góp để vấn đề càng được sáng tỏ.

Những vòng tròn ánh sáng có liên quan gì đến tâm linh?

Như ta đã biết những nhà  ngoại cảm có thể cảm nhận được nội dung của những tấm ảnh. Chính nhờ đó khi cầm vào một tấm ảnh của một người nào đó, họ có thể biết người đó còn sống hay chết. Đó cũng là cơ sở cho một số nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ qua những tấm ảnh mà thân nhân còn giữ được.

d
Ảnh chụp tại đường 19/12, Hà Nội (chợ âm phủ cũ)

Để kiểm chứng mối liên hệ của những "vòng tròn ánh sáng" với thế giới tâm linh, chúng tôi đã đưa những tấm ảnh cho nhiều nhà ngoại cảm khác nhau phân tích một cách độc lập. Những nhà ngoại cảm này đều cho là ảnh của những linh hồn ở những cấp độ khác nhau, từ mức các vong lang thang đến mức cao hơn.

Thế giới đã có Hiệp hội toàn cầu của những nhà nghiên cứu quan hệ âm dương bằng thiết bị máy móc - người đứng đầu là Palomet ở bang Indian Hoa Kỳ.

Năm 1959 kỹ sư điện ảnh tên là F.Urgenson (Thụy Điển) trong khi làm phim đã ghi âm tiếng chim trong tự nhiên. Khi nghe lại băng từ kỹ sư này nghe thấy tiếng nói của người mẹ đã qua đời.

Từ đó, kỹ sư hoàn chỉnh công trình ghi âm các hồn. Năm 1964, ông phát hành quyển sách "tiếng nói của vũ trụ", công trình nghiên cứu 4 năm của ông gây chấn động thế giới. Ông nhận xét, giọng nói của hồn khác giọng nói của người bình thường về độ cao của âm, thanh điệu và lực.

Theo họ nói chung, các linh hồn lang thang đều ở gần mặt đất. Còn các vòng ánh sáng ở trên cao là những "thiên thần", có nghĩa là những linh hồn đã được nâng lên ở mức độ cao.

Để chứng minh rằng các "vòng tròn ánh sáng" là những linh hồn, chúng tôi đã đề nghị một số nhà ngoại cảm thử chụp ảnh “người âm”. Khi đó, khuôn hình chỉ có những vòng tròn ánh sáng. Và khi nhà ngoại cảm đề nghị các vong tránh ra, những tấm ảnh tiếp theo chỉ còn rất ít những vòng tròn. (Đây mới chỉ là những thực nghiệm bước đầu cần được lặp đi lặp lại).

Người "cận tử" nói về vòng tròn ánh sáng

Cuốn "Sự sống sau cái chết" (Life after life) của Raymond A. Moody đã dẫn ra nhiều trường hợp những người đã trải qua trạng thái cận tử (Near Death Experiernce - NDE). Sau khi thoát chết và trở lại cuộc sống một số người  đã kể rằng, họ đã biến thành một vòng tròn ánh sáng : "Khi tim tôi ngừng đập... tôi cảm thấy như mình là một quả bóng tròn hoặc một hình cầu nhỏ. Tôi không thể nào mô tả được nó";

Hoặc: "Tôi thoát ra khỏi thể xác của mình và tôi quan sát nó từ cự ly cách đó khoảng 10m, nhưng ở đó tôi vẫn có khả năng suy nghĩ giống như bình thường". Những tài liệu dẫn trên cũng phù hợp với quan điểm của một số nhà khoa học khác. Chẳng hạn TS Boris Isakov, người Nga cho rằng, linh hồn là một thứ vật chất siêu nhẹ có thể chụp ảnh được.

Nếu theo các quan niệm trên thì các vòng tròn ánh sáng sẽ là một trạng thái tĩnh của linh hồn. Đến một lúc nào đó nó chuyển sang trạng thái động, tức là nó có thể biến một phần thành dạng mặt người hoặc toàn bộ cơ thể.

c
Ảnh chụp tại đường 19/12, Hà Nội (chợ âm phủ cũ)


Nó có thể giao tiếp với các linh hồn khác như lời kể của một người cận tử trong cuốn sách nói trên của Raymond A. Moody: "Tôi có thể trông thấy cánh tay từ nguồn sáng đó chạm vào tôi... và tôi đưa tay ra nắm lấy bàn tay ấy...". Và như đã nói trong bài trước, một số vòng tròn ánh sáng có dạng giống mặt người và đây là một số tấm ảnh tôi chụp ở Đường 19 - 2 (nơi trước đây là Chợ Âm phủ).

Thế nhưng, khi một số  người có khả năng đặc biệt chủ động mời được  linh hồn các liệt sĩ hiện vào  điện thoại di động của mình và gia đình liệt sĩ  vốn không có ảnh nhưng công nhận đó là ảnh của liệt sĩ nhà mình thì đó là một vấn đề hết sức mới mẻ về khoa học cần các nhà khoa học tiếp tục để tâm nghiên cứu.

Có một thế giới phi vật thể…

GS.TS y khoa Đoàn Xuân Mượu (nguyên viện trưởng Viện Vaccine Quốc gia):

Khoa học ngày nay đã khẳng định sự tồn tại của thế giới phi vật thể, ở đó có năng lượng tế vi. Chuyện các nhà ngoại cảm nhìn thấy người âm, nghe được tiếng nói và chụp được hình không có gì xa lạ. Khi chúng ta khẳng định sự tồn tại của thế giới phi vật thể thì mới giải thích được hiện tượng luân hồi.

Người ta cho rằng, khi chết đi con người phải trải qua 7 tầng luân hồi, từ nặng đến nhẹ, sau đó mới siêu thoát. Khi vẫn còn quan hệ với cuộc sống, họ vẫn còn quanh quẩn ở chỗ chết. Hạn chế của chúng ta là chúng ta sống trong không gian 3 chiều, thời gian là 1 chiều.

Các "vong" thường ở trong không gian nhiều chiều, ta không nhìn thấy họ nhưng họ nhìn thấy ta. Cơ chế như vậy mới giải thích tại sao có những nhà ngoại cảm gặp được "người âm" và hiện tượng luân hồi vẫn đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.

Thủy Nga (ghi)

Giải mã vòng tròn ánh sáng

Như đã giới thiệu trong bài báo trước, đã có nhiều người chụp được những vòng tròn ánh sáng trong tấm ảnh của mình. Trong bài viết dưới đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải.Chủ nhiệm của đề tài "Nghiên cứu những vòng tròn ánh sáng và mối liên hệ của chúng với thế giới tâm linh" sẽ giới thiệu chi tiết hơn về vấn đề này.

"Khi ẩn khi hiện"

Đề tài "Nghiên cứu những vòng tròn ánh sáng và mối liên hệ với thế giới tâm linh" được bắt đầu với tấm ảnh chụp ngôi nhà ma Đà Lạt có vòng tròn rất sáng.

Sau khi được các nhà ngoại cảm của trung tâm cho biết vòng tròn đó là ảnh chụp trạng thái của một vong, tôi đã quyết định không theo đoàn của trung tâm về Hà Nội mà ở lại Đà Lạt  tiếp tục chụp ảnh ngôi nhà ma lúc sáng sớm và khi tối trời.

Để loại bỏ hiện tượng vòng tròn là lỗi của ống kính, ngôi nhà ma được chụp nhiều tấm liên tiếp cùng một góc cố định, cho thấy một số vòng tròn xuất hiện với kích thước khác nhau và ở vị trí khác nhau.

Nếu sự xuất hiện vòng tròn là lỗi của ống kính thì vòng tròn đó phải xuất hiện cùng ở một vị trí trên khuôn hình. Đằng này lại không phải như vậy có lúc chụp được, có lúc không, dường như những vòng tròn ấy "khi ẩn khi hiện". Từ đó đã bắt đầu việc nghiên cứu mở rộng để tìm hiểu xem những nơi nào có những vòng tròn như vậy.

Đề tài được thực hiện tại  nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước từ Hà Nội, TP.HCM đến Hải Phòng, Lào Cai, thậm chí ở Vân Nam (Trung Quốc).

Riêng ở Hà Nội cũng đã chụp ở rất nhiều nơi được coi là nhạy cảm như các nhà tang lễ, "chợ âm phủ"  19 - 12, nhà Đề Lao trung ương, sông Tô Lịch, nghĩa trang Văn Điển. Riêng ở nghĩa trang Văn Điển, tôi đã ngồi từ 4h30 chiều cho đến 8h tối, khi bóng đêm chìm dần và đã thu được những tấm ảnh đặc biệt.

s
Vòng tròn ánh sáng xuất hiện khi chụp ảnh một ngôi nhà tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Khi truy cập để tìm tài liệu trên thế giới, tôi đã bắt gặp những trang web giới thiệu về những vòng tròn như vậy. Họ  gọi những vòng tròn như vậy là các orbs, lấy gốc từ chữ orbita có nghĩa là những vòng tròn.

Họ cũng chụp những vòng tròn như của ta ngẫu nhiên, thu hút nhiều người đưa lên mạng những tấm ảnh đặc biệt mà mình chụp được. Trong phần tranh luận cũng có những ý kiến trái chiều, có người cho đó là ảnh các vong vì không thể liệt vào các lỗi quang học, người thắc mắc tại sao lại có nhiều vong thế?...

Những tấm ảnh đưa lên mạng phần lớn là do những người chụp ngẫu nhiên thấy ảnh lạ thì gửi vào trang web orbs.photos để đóng góp, nhưng đó không phải là những nghiên cứu có hệ thống!

Nghiên cứu có hệ thống

Vấn đề đặt ra là  tại sao trước đây, hiện tượng này chưa được phát hiện? Vì trước đây chúng ta chỉ có máy ảnh chụp phim, có độ nhạy cảm không cao, một cuộn phim nhiều nhất cũng chỉ có 36 kiểu, chỉ được chụp vào những mục đích thông dụng. Khi in ảnh ra nếu thấy có những vòng tròn thì họ quy ngay là do lỗi kỹ thuật.

Đó chính là trường hợp tấm ảnh in trên báo Lao động vào cuối năm 2009 về một tại nạn giao thông trên đường Phạm Hùng (Hà Nội). Ảnh chụp hiện trường lúc 8h tối, do cơ quan công an chụp. Trong tấm ảnh có nhiều vòng tròn sáng nơi xảy ra tai nạn mà người ta cho là lỗi kỹ thuật nên không để ý.

Phương pháp nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi là nghiên cứu một cách có hệ  thống: Sử dụng kết hợp các ảnh chụp kỹ  thuật số và các ảnh chụp bằng phim để chứng minh rằng  ảnh các vòng tròn là có thực chứ không phải chế tác bằng máy vi tính.

Khi thấy một nơi đã có  vòng tròn ánh sáng sẽ chụp liên tiếp từ  20 - 30 kiểu, dưới cùng một góc để phát hiện  động thái của những vòng tròn. Các địa điểm này, được chụp nhiều lần, ở nhiều thời gian và  thời điểm khác nhau.

Khi phóng to một số vòng tròn, ta thấy một số trong chúng có những cấu trúc bên trong rất rõ rệt và gần như thống nhất ở những tấm ảnh chụp ở nhiều nơi khác nhau. Rất nhiều tấm ảnh cho các vòng tròn có dạng một mặt người, với hai cái mắt, cái mũi và cái miệng (kiểu như hình vẽ mặt trời, mặt trăng có mặt mũi dưới dạng các vòng tròn).

Chúng tôi đã thu được những tấm ảnh các vòng tròn chuyển động thành các quỹ đạo, kéo dài thành một vệt sáng, trong vệt sáng này vẫn có những vòng tròn như đang chuyển động.

Có những tấm ảnh cho thấy các vòng tròn chuyển động thành những vệt phức tạp, trong vệt vẫn có những vòng tròn như đang trượt trên quỹ đạo. Chính những tấm ảnh này đã khiến hội đồng thẩm định khẳng định đây không phải là lỗi kỹ thuật mà là vấn đề rất phức tạp mà cần tiếp tục nghiên cứu.

Tuy nhiên, khi những nhà ngoại cảm chụp được chân dung các liệt sĩ và  những người đã mất  khác thì đó mới thực sự là chụp được ảnh người âm.

Có nhiều cách để nhìn được hình ảnh người đã khuất

Reimond Moudy, một nhà gọi hồn hiện đại đã bố trí một phòng đặc biệt để cho người sống nhìn hình ảnh người chết qua một tấm gương. Gương có hình chữ nhật cao 1,22m, rộng 1,07m được đặt trong 1 góc phòng cao hơn mặt đất 0,915m. Một chiếc ghế bành được đặt trước gương sao cho người ngồi nhìn gương thoải mái và chăm chú trong một thời gian kéo dài và không nhìn thấy hình của mình trong gương. Một khoảng tối ở đằng sau người ngồi trên ghế được tạo nên bởi một tấm rèm bằng nhung đen.

Trước khi vào phòng gương, khách phải tập trung tư tưởng nhớ lại người đã chết, xem album, kỷ vật... sau đó được đưa vào phòng, tập trung ý nghĩ đến người đã khuất và kết quả rất nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh người đã khuất. Ngoài ra, các phương pháp nhìn vào mặt nước, mặt phẳng lóng lánh... cũng thấy rõ được các hình ảnh này.

GS.TS y khoa Đoàn Xuân Mượu (nguyên viện trưởng Viện Vaccine Quốc gia)


Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - Bee

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch