Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Phật tử
26/07/2014 14:04 (GMT+7)
Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương. Những chuẩn mực đạo đức bổ sung đó, theo sự phân định của một số bộ luật Phật giáo, thì đôi khi được xem là giới không quan trọng (khinh giới), có lúc được xem là những phép ứng xử (học pháp) giữa người với người. Từ thực tiễn đời sống, để đạo đức Phật giáo dễ dàng lan tỏa, thì việc làm sáng tỏ những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là yêu cầu bức thiết. Trong vô vàn những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được thể hiện rải rác trong các bộ kinh, luật, luận, sớ giải… người viết tạm thời đề xuất mười chuẩn mực đạo đức cơ bản. Đó là: khiêm hạ, tàm quý, trung thực, kiên định, không phóng dật, nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và tiết tháo.
An trú bây giờ
25/07/2014 23:36 (GMT+7)
Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn Bụt dạy có pháp "hiện trú lạc pháp" (an trú trong hiện tại) nhằm giúp hành giả có cơ hội tiếp xúc với hiện tại mầu nhiệm, yếu chỉ của hạnh phúc. Ngay từ tên gọi của pháp thực tập đã thấy được giá trị của giây phút hiện tại nếu ai nắm được phương pháp và có sự hành trì.

Ý nghĩa thâm thúy của bốn chữ A Di Đà Phật
20/07/2014 00:19 (GMT+7)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
Cực lạc thù thắng
18/07/2014 22:32 (GMT+7)
Pháp môn Tịnh độ thuộc về Tông Tịnh độ, một trong mười Tông của Phật giáo. Tông Tịnh độ này Ngài Huệ Viễn Tổ Sư đã thực hiện tu chứng và hoẳng truyền Pháp môn Tịnh độ tại miền Đông Châu Á. Ngài lập thành Pháp Liên Tông tại Lô Sơn, nên Ngài được tôn xưng là Đức Liên Tông Sơ Tổ Huệ Viễn

Hành Giả Niệm Phật
18/07/2014 09:10 (GMT+7)
Mục đích niệm Phật là xa rời tham sân si thành tựu tuệ giác ngộ và được sanh Tây Phương Cực Lạc. Nếu không như vậy thì tu học cũng như ngoại đạo tu mà thôi.
Tuệ giác vô thường & vô ngã
15/07/2014 23:51 (GMT+7)
Tuệ giác là lưỡi gươm cắt đứt mọi đau khổ, sợ hãi,tuyệt vọng, sân hận và kỳ thị. Năng lượng của định, của tuệ giác giúp ta thấy rõ bản chất đối tượng của định. Định vô thường và định vô ngã đưa đến tuệ giác vô thường và tuệ giác vô ngã.

Bình thường giữa vô thường
12/07/2014 23:14 (GMT+7)
Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay. Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.Life changes fast.Life changes in the instant.The ordinary instant.You sit down to dinner and life as you know it ends.
Công đức phát nguyện
11/07/2014 08:30 (GMT+7)
Phát nguyện, là dùng công đức có được, hồi hướng để có được quả báo tốt đẹp ở tương lai. Như khi nghe pháp hay tọa thiền xong, chúng ta thường đọc bài kệ: “Nguyện đem công đức này / Hồi hướng khắp tất cả/ Đệ tử và chúng sinh/ Đều trọn thành Phật đạo”. Tất cả đều được hồi hướng cho con đường Phật đạo. Lời hồi hướng đó mang tính tổng quát, trực chỉ một việc thành tựu Phật quả. Lời hồi hướng Phật dạy đây mang tính chi tiết để chúng ta có thể rõ biết từng sự.

Những điều cơ bản về phật học
07/07/2014 08:18 (GMT+7)
Chuyện bắt đầu từ một bữa ăn, một người bạn hỏi tôi: "Thiền là gì?". Anh bạn là một kỹ sư hiện còn làm việc; đối với anh Đạo Phật là tôn giáo dành cho người chết (vì khi chết rồi thì mời Thầy hoặc Sư đến tụng kinh) và cho người già như là một tín ngưỡng với nhiều màu sắc mê tín
Bốn Môn Niệm Phật
05/07/2014 09:59 (GMT+7)
Niệm Phật không phải chuyên chỉ về miệng niệm, mà dùng tâm để tưởng niệm, cũng là niệm Phật. Cho nên trong môn Niệm Phật ngoài phương pháp Trì Danh, còn có ba pháp khác nhau nữa là: Thật Tướng, Quán Tưởng và Quán Tượng.

Phật hoàng Trần Nhân Tông viết về Thầy
02/07/2014 09:45 (GMT+7)
Thượng sĩ là con trai đầu lòng của Khâm minh từ thiện thái vương (1) và anh cả của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu (2). Khi Thái vương mất, Hoàng đế Trần Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng sĩ tước Hưng ninh vương.
Niệm  Phật tiêu tội chướng, phước tuệ sanh.
30/06/2014 22:57 (GMT+7)
Chúng ta hàng ngày dụng công niệm Phật, tội chướng sẽ được tiêu diệt, thiện căn phước đức trí tuệ cũng từ nơi đó mà tăng trưởng; và, bao nhiêu phiền não tri chướng cũng sẽ từ đó mà đứt sạch. Khi niệm phật chúng ta tập trung toàn bộ tinh thần vào câu niệm Phật, không phân biệt có người niệm và danh hiệu Phật đang niệm; được như vậy thì mới đạt được tối an lạc của sự niệm Phật.

Đảnh lễ chúng tăng
29/06/2014 10:48 (GMT+7)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật. Kính lễ Phật là đương nhiên vì Ngài là bậc Giác ngộ, phước trí vẹn toàn. Kính lễ Pháp là tất nhiên vì đó là những lời dạy vàng ngọc của Phật. Nhưng kính lễ Tăng một cách như nhiên thì không phải ai cũng làm được bởi nhiều lẽ khác nhau. 
Niệm Phật Cứu Chủ Khỏi Đọa
27/06/2014 08:33 (GMT+7)
Hòa thượng nói: "Ngươi cứ về tập ăn chay lần lần, trước ăn chay kỳ, sau sẽ ăn trường và giữ năm điều cấm cho tinh nghiêm, rồi cứ thường ngày niệm sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Mỗi khi niệm Phật phải chuyên tâm chú ý, đừng cho xao lãng lúc nào, thì cả đời ngươi sẽ được bình yên , mà đến lúc lâm chung lại được siêu sinh về Tịnh độ nữa".

Chánh Định và Tà Định
27/06/2014 08:28 (GMT+7)
Có rất nhiều pháp môn trong việc tu tập định lực. Ngoại đạo cũng có nhiều loại định. Vậy nên trong khi tu tập định lực, chỉ cần:   “Sai chi hào ly, Thất chi thiên lý” 
Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn về THỰC TẬP HẠNH PHÚC
26/06/2014 09:32 (GMT+7)
Theo tôi, hạnh phúc có nghĩa là ít đau khổ. Nếu không chuyển hóa được đau khổ thì không thể nào có hạnh phúc. Rất nhiều người đã đi tìm hạnh phúc từ bên ngoài, nhưng hạnh phúc thật sự chỉ có thể có được tự bên trong. Theo lối sống bây giờ, người ta cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền bạc, nhiều quyền lực và có địa vị cao sang trong xã hội. Nhưng nếu nhìn cho kỹ thì sẽ thấy có rất nhiều người giàu sang hay nổi tiếng mà vẫn đau khổ, mà vẫn tự tử.

Buông Bỏ Vạn Duyên Để Niệm Phật Thì Có Thể Tự Tại Vãng Sanh
21/06/2014 22:46 (GMT+7)
“Buông bỏ vạn duyên” tức là “Ly nhất thiết hư vọng tương tưởng”. Tất cả ngũ dục lục trần không còn tơ tưởng, công phu mới làm được đến giống nhau. Nếu vẫn còn tơ tưởng ngũ dục lục trần, vẫn không ngừng vọng tưởng, cảnh giới này sẽ không đạt được. Đạt cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể “tùy ý vãng sanh”, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó; còn có thể làm được “tự tại vãng sanh”: đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả. Như thế mới hiểu được công đức đích thật thù thắng, phải xem chúng ta cố gắng thế nào thôi.
Chữ
21/06/2014 07:57 (GMT+7)
Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn.

Ngũ uẩn và căn nghiệp của con người
21/06/2014 07:53 (GMT+7)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếp nầy. Do vậy con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành của ngũ uẩn bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối.
Giữ giới là một nghệ thuật sống
09/06/2014 10:25 (GMT+7)
Là người con Phật, dù tại gia hay xuất gia ai cũng phải tuân thủ giới luật. Giới luật tuy rất đa dạng nhưng chính là nền tảng cơ bản để đệ tử Phật nương theo và tu tập. Việc giữ giới cũng là một nghệ thuật sống, là hạnh nguyện của bậc Bồ-tát đi vào cuộc đời làm lợi ích cho mọi người.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 11 12 13 14 15 16 17 [18] 19 20  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch