Quán nhân duyên
21/09/2014 23:27 (GMT+7)
     Hôm nay, tôi xin chia sẻ một số vấn đề trong mùa an cư cấm túc. Trên bước đường tu hành, mặc dù chúng ta y cứ lời Phật dạy trong kinh, nhưng chúng ta không nên cố chấp vào văn tự, ngữ ngôn. 
Tâm chúng sinh và tâm Phật
17/09/2014 11:06 (GMT+7)
Tâm Phật là tâm không phân biệt. Tâm chúng sinh là tâm phân biệt. Đối với chư Phật, chư vị Bồ tát thì ông vua cũng giống kẻ ăn mày, ông tỷ phú và người nghèo chẳng khác nhau, công chúa và cô gái làng quê cũng cùng một bản thể. 

Mục Ðích Học Phật
12/09/2014 10:41 (GMT+7)
"Không làm mọi điều ácThành tựu các hạnh lànhTâm ý giữ trong sạchChính lời chư Phật dạy"
Tâm chúng sinh và tâm Phật
07/09/2014 05:10 (GMT+7)
Tâm Phật là tâm không phân biệt. Tâm chúng sinh là tâm phân biệt. Đối với chư Phật, chư vị Bồ tát thì ông vua cũng giống kẻ ăn mày, ông tỷ phú và người nghèo chẳng khác nhau, công chúa và cô gái làng quê cũng cùng một bản thể. 

Chìa khóa để vượt thoát ngục tù sanh tử khổ đau nằm ở đâu?
05/09/2014 10:44 (GMT+7)
Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừa là tánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia
Chuyển hóa mười ác nghiệp
29/08/2014 11:07 (GMT+7)
Nhìn theo hướng lạc quan, hiện chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng phát triển và kiện toàn về nhiều phương diện. Bình tâm mà suy xét thì tuy có phát triển nhưng đời sống nhân loại lại luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hiểm họa. Không ai có thể dám chắc bất cứ điều gì ở tương lai khi mà mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai… cứ chực chờ, đoanh vây, hủy diệt sự sống con người.

Kinh Tuổi Trẻ Và Hạnh Phúc
29/08/2014 08:49 (GMT+7)
    Ðây là những điều tôi được nghe vào một thời mà Bụt đang cư trú ở tu viện Trúc Lâm Ca Lan Ðà tại kinh thành Vương Xá.
Ý nghĩa của công đức và phúc đức ?
16/08/2014 06:42 (GMT+7)
Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. 

Giàu sang hay nghèo hèn đều bởi mạng, hãy là bậc đại trượng phu
13/08/2014 14:17 (GMT+7)
Bậc đại trượng phu không mệt mỏi vì nghèo hay quá tầm cầu cái giàu vì đối với người này, giàu nghèo không làm nên trượng phu vì họ đã vượt thắng được ham muốn giàu sang và sợ hãi nghèo nàn rồi.
Nghiệp có thể chuyển được chăng?
12/08/2014 22:48 (GMT+7)
 Vâng, cái định mệnh vô hình nầy sẽ quyết định mọi thưởng phạt cho cuộc đời của nó khi nó lớn lên. Nhưng đây là một định mệnh không do thần linh áp đặt mà do chính nó tự tạo lấy cho mình. Vậy con người có thể thay đổi được cái định mệnh nầy không?

Sự Bình Ðẳng Trong Nhân Gian
04/08/2014 09:30 (GMT+7)
Xưa kia, xã hội sống dưới sự thống trị của giai cấp giàu có và đầy quyền lực. Do đó, tạo ra nhiều bất công và bất bình đẳng về vật chất, quyền lợi và địa vị. Nhân gian thống khổ lầm than, đấu tranh, hận thù, chết chóc luôn xảy ra. Vì phải chịu đựng sự áp bức bất công, đau khổ, nghèo đói, và ly tán, người dân thường hay cầu khẩn, 
Món quà ý nghĩa nhất trên đời
01/08/2014 11:43 (GMT+7)
Một ngày nọ, có một tín đồ đến thỉnh giáo thiền sư: “Con là người đã có gia đình, nhưng con lại đang rất yêu một người con gái khác, con phải làm thế nào bây giờ?”.

Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Phật tử
26/07/2014 14:04 (GMT+7)
Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương. Những chuẩn mực đạo đức bổ sung đó, theo sự phân định của một số bộ luật Phật giáo, thì đôi khi được xem là giới không quan trọng (khinh giới), có lúc được xem là những phép ứng xử (học pháp) giữa người với người. Từ thực tiễn đời sống, để đạo đức Phật giáo dễ dàng lan tỏa, thì việc làm sáng tỏ những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là yêu cầu bức thiết. Trong vô vàn những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được thể hiện rải rác trong các bộ kinh, luật, luận, sớ giải… người viết tạm thời đề xuất mười chuẩn mực đạo đức cơ bản. Đó là: khiêm hạ, tàm quý, trung thực, kiên định, không phóng dật, nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và tiết tháo.
Bình thường giữa vô thường
12/07/2014 23:14 (GMT+7)
Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay. Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.Life changes fast.Life changes in the instant.The ordinary instant.You sit down to dinner and life as you know it ends.

Công đức phát nguyện
11/07/2014 08:30 (GMT+7)
Phát nguyện, là dùng công đức có được, hồi hướng để có được quả báo tốt đẹp ở tương lai. Như khi nghe pháp hay tọa thiền xong, chúng ta thường đọc bài kệ: “Nguyện đem công đức này / Hồi hướng khắp tất cả/ Đệ tử và chúng sinh/ Đều trọn thành Phật đạo”. Tất cả đều được hồi hướng cho con đường Phật đạo. Lời hồi hướng đó mang tính tổng quát, trực chỉ một việc thành tựu Phật quả. Lời hồi hướng Phật dạy đây mang tính chi tiết để chúng ta có thể rõ biết từng sự.
Đảnh lễ chúng tăng
29/06/2014 10:48 (GMT+7)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật. Kính lễ Phật là đương nhiên vì Ngài là bậc Giác ngộ, phước trí vẹn toàn. Kính lễ Pháp là tất nhiên vì đó là những lời dạy vàng ngọc của Phật. Nhưng kính lễ Tăng một cách như nhiên thì không phải ai cũng làm được bởi nhiều lẽ khác nhau. 

Ngũ uẩn và căn nghiệp của con người
21/06/2014 07:53 (GMT+7)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếp nầy. Do vậy con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành của ngũ uẩn bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối.
Giữ giới là một nghệ thuật sống
09/06/2014 10:25 (GMT+7)
Là người con Phật, dù tại gia hay xuất gia ai cũng phải tuân thủ giới luật. Giới luật tuy rất đa dạng nhưng chính là nền tảng cơ bản để đệ tử Phật nương theo và tu tập. Việc giữ giới cũng là một nghệ thuật sống, là hạnh nguyện của bậc Bồ-tát đi vào cuộc đời làm lợi ích cho mọi người.

Trung Luận
08/06/2014 22:04 (GMT+7)
LONG THỌ BỒ TÁT (Nàgàrjuna)TRUNG LUẬN (Màdhyamaka-Śàstra)Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP (Kumārajīva)HT. THÍCH THIỆN SIÊU dịch giải TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ. Cái Thật mà không được nêu danh thì không thể tỏ ngộ, do đó gá vào Trung để mô tả. Ngôn ngữ mà không được giải thích thì không thể suốt cùng, do đó mượn Luận để hiển bày. Khi cái thật đã được mô tả, ngôn ngữ đã được hiển bày, thì sự thực hành của Bồ tát, và sự quán chiếu nơi đạo tràng bấy giờ được buông lửng một cách rỡ ràng vậy.
Một sớm mai, thấy bóng dáng hoà bình
07/06/2014 23:25 (GMT+7)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp. Nắng chở Xuân đi trên mọi nẻo cuộc đời, đi song song và hoà lẫn với nhịp sống, nhịp thở của con người. Tự bao giờ, như tận đáy lòng cũng vẫn cầu xin nắng hãy đưa hương vị Xuân cho có hình, có dấu ấn, có nở hoa trong từng tấm chân tình của mọi loài hữu tình hoặc vô tình, như chất phù sa tưới tẩm bờ ruộng tâm tình chân chất, làm trưởng nở những hoa Xuân ngọt ngào chứa đầy hoa thơm cỏ lạ, đơm tươi hoa chân phúc...

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 2 3 4 5 6 7 8 9 [10] 11  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch