Tổ sư Nguyên Thiều với hành tung & thi kệ tịch
29/02/2012 22:10 (GMT+7)
Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý, tức là ngày 8 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông. Năm 19 tuổi xuất gia với Hòa thượng Bổn Khao - Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, ở Trung Hoa được Bổn sư trao cho Pháp danh Nguyên Thiều, tự Hoán Bích.
Tổ Huệ Viễn Với Pháp Môn Tịnh Độ
25/02/2012 12:53 (GMT+7)
Từ khởi nguyên, mục đích của đạo Phật là ban vui cứu khổ. Vì chúng sanh căn tánh đa dạng, nên đức Phật phải phương tiện với nhiều pháp môn bằng câu châm ngôn quen thuộc. Đó là “chúng sanh đa bệnh Phật Pháp đa phương”. Cho nên giáo pháp của đức Phật được phương tiện chia ra làm mười tông (theo cách thành lập tông của Trung Hoa), mỗi tông phái nhằm thích hợp với một số căn tánh chúng sanh. Hầu hết các tông phái này được phát triển ở Trung hoa, dù Thiền, Tịnh hay Mật… cũng đều có chung một mục đích là làm sao cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ.

Phật giáo thăng trầm: Trường hợp Nhật Bản và Sri Lanka
24/02/2012 09:56 (GMT+7)
Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam hòa bình sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học?
Hai bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Phật và Sự hình thành của Phật giáo
22/02/2012 07:50 (GMT+7)
Sáu tu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà" (Magadha) trong thung lũng sông Hằng (Phổ Diệu kinh - Lalitavistara). Họ đi xuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ả và lòng họ thật thanh thản.

Đại lão HT.Thích Thanh Bích - Bách niên Khánh tuế
22/02/2012 07:47 (GMT+7)
Đại lão HT.Thích Thanh Bích, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, trú xứ tại tổ đình Hội Xá, Thường Tín, Hà Nội, Trưởng Sơn môn Tế Xuyên Bảo Khám Hà Nam, Xuân Nhâm Thìn - 2012 năm nay tròn 100 tuổi.
Không Hải đại sư - Sơ tổ sáng lập Chân Ngôn Tông
21/02/2012 10:43 (GMT+7)
Trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản, có một vị Đại sư mà tiểu sử của Ngài thường được rất nhiều sách vở, tài liệu nghiên cứu đề cập và đặc biệt cuộc đời của Ngài được thể hiện trong vô số mẫu chuyện thần thoại dân gian được phổ biến sâu rộng trong dân chúng Nhật.

Sự thất bại của Tăng-già Nhật Bản và những bài học
07/02/2012 09:56 (GMT+7)
Truyền thống Phật giáo không có sứ giả đứng ra tuyên bố đúng hay sai thay đức Thế Tôn về cách con người áp dụng giáo pháp của ngài.
Chùa Hương tuyệt đẹp trên báo quốc tế
01/02/2012 14:17 (GMT+7)
Không chỉ đẹp và lãng mạn, chùa Hương còn nổi tiếng là miền đất Phật thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến hành hương, thưởng lãm.Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày khai hội, chùa Hương lại đón tiếp hàng nghìn lượt du khách tham dự. Dự kiến trong mùa lễ hội năm nay, chùa Hương sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách.

Phật giáo ở Myanmar - Hồn của nước
01/02/2012 01:51 (GMT+7)
Dù đêm tăm tối bao nhiêu, mặt trời vẫn lại mọc. Sự thực đó, thế giới đang thấy ở Myanmar. Nhưng có một sự thực khác nữa thế giới cũng vừa thấy qua con người của bà Aung San Suu Kyi: cường bạo đàn áp bao nhiêu, sức mạnh tinh thần vẫn thắng. Bà nói như thế từ lâu, nghe khó tin. Nhưng sự thực đã là sự thực. Ai cho bà sức mạnh đó? Cái hồn của nước bà. Cái hồn ấy, ai cũng biết: đạo Phật của bà.
Vì sao người Tây Phương lại theo Phật giáo đông đến thế?
29/01/2012 00:34 (GMT+7)
Quả thật là đã không hề có một dấu hiệu nào báo trước sự thành công kỳ lạ của Phật Giáo tại Tây Phương trước khi Phật Giáo tiếp xúc với miền đất này vào thế kỷ XX. Alfred Foucher (1865-1952, là một học giả uyên bác của Pháp), tác giả một quyển sách thuật lại cuộc đời của Đức Phật hiện vẫn còn giá trị

Đóng góp của Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc (2)
07/01/2012 08:28 (GMT+7)
Bài viết này là một mô tả về sự dấn thân của Phật giáo trong những hoạt động giáo dục và phúc lợi xã hội ở Úc. Những giá trị tìm thấy của bài viết này hỗ trợ quan điểm rằng những tổ chức Phật giáo xem sự dấn thân vì giáo dục và phúc lợi xã hội của họ không phải là một hiện tượng mới, mà nó là một sự thực hành tiếp nối con đường Phật giáo.
Tiếng chuông trống Bát nhã giữa đảo xa
07/01/2012 08:26 (GMT+7)
Côn Đảo, địa ngục trần gian một thời, giờ đang vươn mình bởi cây xanh, hoa lá và tiếng sóng vỗ êm đềm như níu chân biết bao du khách.

Đóng góp của Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc (1)
05/01/2012 00:11 (GMT+7)
Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Việc nghiên cứu này minh hứng rằng, Phật giáo Úc rõ ràng là tôn giáo nhập thế, không chỉ ở trong thực tiễn, mà còn xuất phát từ quan điểm các thành viên của những tổ chức Phật giáo, họ cho rằng sự thực hành như vậy luôn là điều quan yếu đối với những tổ chức Phật giáo của họ và không phải là một hiện tượng mới.
Phật giáo và Việt Nam trong cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây
01/01/2012 12:08 (GMT+7)
Phật Giáo ở đây cũng không phải là Phật Giáo ở một nơi nào bất định trên thế giới mà chính là Phật Giáo ở Việt Nam, là Phật Giáo Việt Nam. Nói như thế đồng nghĩa với khẳng định rằng trong sự tiếp xúc giữa Việt Nam với Tây Phương, như trong cái quá trình gìn giữ, đào thải, biến hoá và tiếp thu thường vẫn xảy ra trong bất kỳ một cuộc giao lưu văn hoá nào

Những nét đặc trưng của GHPGVN trong quan hệ quốc tế
29/12/2011 12:40 (GMT+7)
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm tồn tại và phát triển trên quê hương đất Việt, Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập đến nay luôn gắn bó và đồng hành cùng với dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước trên tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”.
Hội nhập Phật giáo thế giới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
25/12/2011 00:10 (GMT+7)
Lịch sử cho thấy, hoạt động ngoại giao của nước ta ngày càng được coi trọng, hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Góp phần tìm hiểu diện mạo văn học Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ thứ X
25/12/2011 00:09 (GMT+7)
Văn học trước thế kỷ thứ X trong đó chủ yếu là văn học Phật giáo như đôi nét diễn trình nêu trên không đến nỗi “ít ỏi”, “thiếu vắng”, “mờ nhạt”, “hoặc đã chết theo họ từ lâu” như có nhà nghiên cứu đã phát hiểu, mà trái lại, với số lượng tác giả, tác phẩm tuy không nhiều (so với lịch sử ngàn năm) ít nhiều đã góp phần làm nên diện mạo một thời đại văn học.
Đức Phật chuyển pháp luân
25/12/2011 00:08 (GMT+7)
“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu”

Từ An Nam Phật học hội đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam
25/12/2011 00:00 (GMT+7)
Cùng với công cuộc phát triển của đất nước, một cục diện mới của Phật giáo Việt Nam đã mở ra và chúng ta tin rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có những bước đi vững chãi và có triển vọng lớn lao trong thế kỷ 21. Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa góp phần với dân tộc và sẽ luôn là của dân tộc như hai nghìn năm qua đã thể hiện.
Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm
19/12/2011 15:00 (GMT+7)
Chúng ta là người Việt Nam học Phật, quyết không thể bỏ qua, không thể không hiểu rõ về Phật giáo Việt Nam, trong đó Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một của báu của dân tộc càng phải được tìm hiểu và phát huy.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 11 12 13 14 15 16 17 18 [19] 20  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch