Phật tích
Lần đầu chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ (phần 1)
17/03/2010 01:07 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Một buổi sáng cận kề Rằm tháng giêng của năm mới, chúng tôi may mắn lần đầu tiên trong cuộc đời đặt chân đến vùng đất Bodh Gaya linh thiêng ở quận Gaya, bang Bihar thuộc miền bắc Ấn Độ trong niềm xúc động.

Thăm chùa Việt ở xứ Ấn
 
Đặc biệt hơn, đa số các thành viên trong Đoàn chúng tôi lần đầu tiên trong cuộc đời đến thăm công trình Việt Nam Phật Quốc Tự tại vùng đất nghèo cô cằn ở quận Gaya, bang Bihar- cách thủ đô New Dehli tới gần 1000 km.
 
Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt gọi Bồ Đề Đạo Tràng, là địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề. Đối với Phật giáo, đây là nơi Đức Phật thành đạolà “cái rốn của vũ trụ”- nơi dừng chân quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Một thành viên chính thức đặc biệt trong Đoàn, Thượng tọa Thích Chơn Thiện, cho biết Bồ Đề Đạo Tràng nằm trong số bốn điểm đến gây “chấn động tâm can”, ba điểm khác gồm Kushinagar, Lumbini và Sarnath.
 
Hiện nay, tại vùng Bodh Gaya có khoảng hơn 70 ngôi chùa mang phong cách của nhiều quốc gia trên thế giới như Thái- lan, Nhật Bản, Butan, Campuchia, Nepal, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka… Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết có bốn chùa Việt Nam tại Bodh Gaya, trong đó Việt Nam Phật Quốc Tự của thầy Thích Huyền Diệu xây dựng năm 1987. 
 

Đây là điểm thu hút mỗi ngày gần 1000 du khách, Phật tử
từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

 
Thầy Thích Huyền Diệu là người đầu tiên xây dựng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, qua đó tạo dựng hình ảnh Việt Nam tại quê hương Đất Phật.  Ngôi chùa được xây dựng với quần thể kiến trúc gồm cổng tam quan, có chính điện với mái ngói cong mềm mại theo như mô- tuýp của các ngôi chùa ở quê hương. Các trướng đối trong chùa, thầy Huyền Diệu không dùng chữ Nho mà dùng chữ Quốc ngữ để mọi người Việt tới đây chiêm bái đều đọc được. 
 
Phía trong chính điện có hai bàn thờ để thờ những người đã có công dựng nước và thờ các Anh hùng Liệt sỹ đã có công giữ nước. Chùa nằm trong khuôn viên 3,4 ha, trồng rất nhiều cây xanh, có xây Chùa Một Cột theo đúng hình dáng tại Việt Nam.
 
Giữa một vùng đất cằn cỗi, nghèo đói, ngôi chùa Việt Nam bật nổi lên giữa khoảng ruộng và cây hoa màu của người dân địa phương. Khuôn viên chùa phủ một màu xanh của cây lá do thầy Thích Huyền Diệu cùng các học trò của mình trồng, tươi tốt nhiều loại cây trái của cả ba miền đất nước được thầy kỳ công đem sang sau những lần về thăm Tổ quốc. Có cả bụi tre ngà, hoa sứ, hoa giấy... 
 
Chốn thiêng của đạo và đời


Cổng chính đi vào Việt Nam Phật Quốc Tự. 

Theo truyền thuyết Phật giáo, vào khoảng năm 500 trước Công nguyên, Hoàng Tử Gautama Siddhartha (Tất Đạt Đà Cồ Đàm) đã đi khất thực và đi đến bờ sông Falgu, gần thành phố Gaya. Ở đây, ngài đã ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề. Sau ba ngày và ba đêm thiền định, Phật đã đạt được giác ngộ và sự thấu hiểu. 7 tuần lễ tiếp theo tại đây, Phật đã tiếp tục thiền định và suy xét trải nghiệm của mình. Sau 7 tuần ngài đã tới Sarnath và bắt đầu giảng dạy phật giáo.  
 
Bodhgaya hai nơi tôn thờ quan trọng, đó là Cây Bồ Đề và Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple). Vào năm 2002, quần thể đền Mahabodhi (còn gọi là Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hoá thế giới. Là một biểu tượng của sự phát triển Phật giáo, Cây BĐề liên quan mật thiết với s chứng ngộ của Đức Phật, trở thành trung tâm chính của nơi thờ tự của khách hành hương và Phật tử từ khắp thế giới.
 

Một góc khung cảnh ngôi chùa Việt
đầu tiên ở Ấn Độ.

 
Tháp Bồ đề Đạo Tràng nằm cách thành phố Patna thủ phủ của Bihar 96 km. Đền caotrang nhã được xây dựng thẳng đứng. Tháp nhọn phía trên thờ xá lợi của Đức Phật, còn phần phía dưới là chính điện gọi là Tháp Mahabodhi. Nó nằm ở phía đông của gốc Cây Bồ Đề. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và những khung trong hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẫn với xa cừ và ngọc quý
 

Đông đảo dân chúng tụ hội về đây chiêm bái, hành lễ.
 
Còn tượng Phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong điện thờ một tượng lớn của Đức Phật Thích Ca trong tư thế chạm đất với cánh tay phải. Xung quanh Tháp Mahabodhi Temple có bảy nơi linh thiêng theo đó Đức Phật đã trải qua bảy tuần yên tĩnh để hưởng thọ sự chứng ngộ của Ngài.

Một góc hành hương tại quần thể Tháp Mahabodhi.

 
Theo số liệu tổng hợp, ước tính hiện nay mỗi ngày gần 1000 khách hành hương từ mọi miền đất nước, quốc gia và lãnh thổ đến viếng thăm, hành lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quanh gốc Cây BĐ ở Ấn Độ.
                                                                                                                                                                     (Còn tiếp)

Ghi chép của Văn Nghiệp Chúc (ND)


Các tin đã đăng:
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch