Nghi lễ hành trì
Ý nghĩa nghi lễ
Soạn giả: Thích Diệu Tánh
23/02/2010 22:23 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ý NGHĨA NGHI LỄ

(Trích trong “Nghi lễ Phật giáo”)
Son gi: Thích Diu Tánh



Khi nói đến Nghi lễ chúng ta cần phải hiểu qua ý nghĩa của nó. Hai chữ nghi lễ có nhiều ý nghĩa:

Nghi: Nghi thức, lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi.v.v..

Lễ: Lễ giáo, lễ nhạc, (điều hòa), lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính.v.v...

Nói tóm, Nghi lễ là chỉ chung cho nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt, trong phạm vi tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.

Bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình. Mặc dầu trên thể thức và âm điệu của mỗi đạo giáo có phần sai khác nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện, tán thán công đức vị Giáo chủ mà mình đã quy ngưỡng tôn thờ.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ, nhưng nhờ có sinh hoạt nghi lễ mà đưa người vào đạo Phật một cách dễ dàng. Ví dụ: cầu an cho người bệnh hoạn, tai nạn..., cầu siêu bạt độ cho kẻ lâm chung.v.v...Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa lý trí, gieo rắc tình cảm của con người, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất.Vì thế, nghi lễ cũng là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi lạc trong đạo Phật.

Vậy kẻ hành giả cần phải học tập và hiểu rõ ý nghĩa những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ.

Mỗi khi hành lễ, muốn được điều hòa âm thanh nhịp nhàng, trầm bỗng để tăng phần trang nghiêm và linh cảm cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hộ tương trong những khóa lễ như sau:

Đây là bài kệ: chuông trống bát nhã (song hành) Bát nhã hội (3lần) Thỉnh Phật thượng đường (1 lần) Đại chúng đồng văn (1 lần) Bát nhã âm (1 lần) Phổ nguyện pháp giới (1 lần) Đẳng hửu tình (1 lần) Nhập Bát Nhã (1 lần) Ba La Mật Môn (5, 10 lần)

Trước hết câu từ 3 hồi chung bản qua chuông trống, phải đổ một hồi ngắn, kế đánh 3 hồi chính thức dài y đúng bài kệ trên, sau cùng dứt 4 tiếng.

Lễ thường đánh 3 hồi dài, lễ lớn đánh 9 hồi dài.

Ý NGHĨA ĐÁNH CHUÔNG MÕ

- Tiên khởi tam (trước đánh 3 tiếng)

- Thứ lôi thất (tiếp nhịp 7 tiếng)

- Tịnh đã tam (và đánh 3 tiếng)

- Chung đã thành (giữa đánh 10 tiếng)

- Hậu diệt tứ (sau dứt 4 tiếng)

- Trước đánh 3 tiếng: Ý nói là chúng sanh đều do 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) tạo ác, sau đọa 3 đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Cũng có nghĩa trừ tam độc (tham, sân, si), để chứng tam đức (pháp thân, bát nhã, giải thoát).

- Tiếp nhịp 7 tiếng: Là tiêu biểu thất chi tội (thân tam: sát, đạo, dâm. Khẩu tứ: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Để chứng thất giác chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định, niệm).

- Và đánh 3 tiếng: Nghĩa là hay tu tam học (giới, định, huệ). Quyết chứng tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát).

- Giữa đánh 10 tiếng: Là để tiêu trừ 10 điều ác (thất chi tội, cộng thêm ý có 3 thành 10 điều ác), để chứng 10 thân (bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân, oai thế thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân, trí huệ thân).

- Sau dứt 4 tiếng: Là tiêu trừ 4 tướng (sanh, lão bệnh, tử) để chuyển thành tứ trí:

. Hành sở tác trí (tiền ngũ thức).

. Diệu quang sát trí (đệ lục ý thức).

. Bình đẳng tánh trí (đệ thất mạc na thức).

. Đại viên cảnh trí (đệ bát a lại gia thức).

 

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch