Vấn đáp-Chia sẻ
Nhìn Thấy Lỗi Người Chính Là Bản Thân Mình Phạm Lỗi
23/06/2014 08:52 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Không nhìn người khác, chỉ nhìn bản thân mình, tâm sẽ định lại. Định thì mới có thể sanh ra trí tuệ. Nói chuyện lỗi lầm của người khác thì vĩnh viễn không định được, vậy là bạn tổn thất quá lớn rồi. Bạn niệm Phật, nhìn thấy lỗi lầm của người khác, bạn nhất định không thể được nhất tâm bất loạn. Không những không đạt được nhất tâm bất loạn mà tiêu chuẩn thấp một chút là công phu thành phiến cũng đều không đạt được. Công phu thành phiến không đạt được thì không có hy vọng vãng sanh, tổn thất quá lớn rồi. Lục Tổ nói “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian” thật là lời dạy quý báu, nhất định không được quên đấy nhé.

la.jpg


Bệnh nặng nhất của phàm phu là cứ thấy người này không đúng, người kia cũng không như pháp, làm hư hỏng hết tâm thanh tịnh của bản thân mình. Không cần nói một đời không thể thành tựu mà đời đời kiếp kiếp đều khó thể thành tựu. Hễ tự cho là mình đúng, người khác không đúng thì là gốc của tội. Chỉ cần có gốc thì tất cả tội nghiệp đều sanh ra từ trong cái gốc này. Chỉ nhìn thấy lỗi người, không thấy lỗi mình, đây chính là “nhất xiển đề” [người cắt đứt mọi thiện căn] mà trong kinh Phật thường nói. Nhất xiển đề là tiếng Phạn, ý nghĩa là không có thiện căn. Sao lại không có thiện căn? Không biết lỗi lầm của bản thân mình. Người biết lỗi của mình thì tâm người đó là tâm giác ngộ. Vì thế biết lỗi của mình chính là giác ngộ, sữa chửa lỗi lầm của mình, đó là chân tu.

Tự cho là trì giới rất giỏi, người khác đều không bằng mình, bọn họ phá giới, tương lai phải đọa lạc. Sanh ra cái phân biệt, vọng tưởng, phiền não này thì dù có trì giới thì cũng không thanh tịnh. Lục Tổ nói rất hay: “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian”. Phải nhớ kỹ điều này. Còn nhìn thấy lỗi của thế gian thì chứng tỏ tâm không thanh tịnh, giới cũng không thanh tịnh.

Công đức không rời khỏi tam học (giới, định và tuệ), rời khỏi tam học thì không có công đức. Nếu trì giới mà không đắc được định thì trì giới thành phước đức, không phải là công đức. Nếu trì giới mà đắc được định thì giới có công, định có đức. Vậy nên người thật sự tu học là tu sửa bản thân mình, không tu sửa người khác. Nếu luôn thấy lỗi người khác, thì cùng lắm là có chút phước đức, không hề có công đức nào. Trong “Đàn Kinh” Lục Tổ nói rất hay: “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian”. Sao lại không thấy lỗi người? Thấy lỗi người chính là bản thân phạm lỗi, tự mình lại sanh ra phân biệt, lại sanh ra chấp trước, lại sanh ra vọng tưởng, không có chút định nào rồi. Tâm bạn thanh tịnh thì tâm là tâm định, làm sao lại có phân biệt, vọng tưởng, chấp trước chứ? Vì thế trên đường bồ đề chỉ có mình ta là phàm phu, là học sinh; ngoài ta ra, tất cả mọi người, mọi vật, mọi việc đều là chư Phật, Bồ tát, ta đều phải cung kính, khen ngợi, cúng dường, thành tựu tam học giới, định, tuệ của bản thân mình. Đấy là chân tu. Luôn thấy cái không đúng của người khác thì bản thân sẽ không nỗ lực tu học.

Hôm nay chúng ta thấy người này không vừa mắt, thấy kẻ khác đáng ghét thì là tự mình sanh ra phiền não, chứ không có quan hệ gì với hoàn cảnh bên ngoài. Người thật sự tu hành phải bắt tay làm từ đây, hễ có hiện tượng này thì lập tức hồi quang phản chiếu – lỗi ở tự mình, không phải do ngoại cảnh. Đại Sư Huệ Năng nói rất hay: “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian”. Thấy lỗi người khác liền phản tỉnh ngay – lỗi tại tự mình, tuyệt đối không phải do người khác. Dứt làm ác mà làm thiện mới là người thật sự tu hành. Người lão thật niệm Phật chính là như vậy, phải niệm cho đến không nhìn thấy lỗi người mới xem là lão thật.

Thấy điều thiện, tự nghĩ xem mình có không? Nếu không có thì nhanh chóng mà học tập. Thấy điều ác, tự nghĩ xem mình có không? Nếu có thì lập tức sửa đổi bản thân. Vì vậy đối với người tu hành thì người thiện, kẻ ác trong xã hội này đều là thiện tri thức, đều là bạn lành.

Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng

theo:duongvecoitinh

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch