Vấn đáp-Chia sẻ
Tri Kiến Lập Tri
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen
19/10/2011 04:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “Lập tri” ấy tức là tự tri. Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là thế lưu bố tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến , nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri, nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”. Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến, Phật muốn thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh,cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn.

Hỏi: Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn là gì? Tri kiến là gì và lập tri là gì? hai thứ tri đó có khác biệt nhau không?

Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “Lập tri” ấy tức là tự tri. Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là thế lưu bố tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến , nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri, nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”. Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến, Phật muốn thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh,cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn.

Trong Kinh Lăng nghiêm nói “Tại sao và khi nào phát sinh cái vô minh ? Ấy là bởi cái giác có minh, chính cái “minh” đó là tri. Từ sở minh lập ra năng minh, do tri đó mới sanh ra tri tịch và tri vọng; từ minh đó sanh ra năng minh sở minh, năng chiếu sở chiếu, hễ năng sở lập thì tánh chiếu bị đánh mất.

Tự tánh chẳng phải tri, chẳng phải vô tri, chẳng thể dùng lời của thế gian diễn tả , nhưng vì lời của thế gian nói tri nói kiến là thế lưu bố tưởng, nên Phật phải nói tri nói kiến. Thật ra Tự tánh chẳng thể kiến lập cái tri, hễ có kiến lập tức là chúng sanh, tức là bệnh.

Nói chữ “vọng” cũng chỉ là thế lưu bố tưởng, nếu chấp thật có vọng thì sanh ra trước tưởng, nếu vọng chẳng phải thật thì buông bỏ cái gì ? Có tâm muốn buông bỏ đã là chấp cái vọng là thật rồi! Nên trong Thiền tông, Tổ sư kiến tánh có bài kệ rằng:

 Nhược nhơn kiến huyển bổn lai chơn,

 Thị tắc danh vi kiến Phật nhơn”.

Ý nói nếu người nào thấy huyển vốn là chơn thì người ấy tức đã thấy Phật vậy.

- Trong Pháp Bảo Ðàn Kinh nói về vấn đề “ Chánh niệm” rằng “Vô niệm niệm tức chánh”, vô niệm mới là chánh niệm. Lại, ngài Lục Tổ sợ người hiểu lầm hai chữ VÔ NIỆM thành niệm đoạn diệt, nên giải thích thêm: ”Hễ niệm đoạn diệt tức là chết, phải đầu thai đổi lấy thân khác”, nên vô niệm chẳng phải là niệm đoạn diệt. Ngài lại giải thích: “Lục thức ra cửa lục căn, ở ngoài lục trần, chẳng nhiễm chẳng trước ấy mới là vô niệm” chứ chẳng phải đoạn diệt, đoạn diệt tức là chết. Chẳng sanh ra trước tưởng mới là vô niệm, hễ sanh ra trước tưởng tức có niệm; chẳng sanh ra trước tưởng chứ chẳng phải không có thế lưu bố tưởng. Trong kinh Pháp Bảo Ðàn không cho giữ “Niệm chánh”, tà chánh đều phải quét, bởi chánh với tà là tương đối. Ở Thiền tông là không cho giữ bất cứ cái gì, luôn cả chánh niệm cũng phải quét.

Ngài Vĩnh Gia đại sư có 4 câu kệ để phá cái tri (giác). Kinh Lăng Nghiêm nói: ”Kiến văn giác tri đều là bệnh của chúng sanh từ vô thỉ." ấy là kiến bệnh, như con mắt bệnh thấy hoa đốm trên không, nếu con mắt chẳng bệnh thì chẳng thấy hoa đốm trên không vậy. Bốn bài kệ của ngài Vĩnh Gia là:

Bài thứ nhất:

Nhược dĩ tri tri tịch, thử phi vô duyên tri,

Như thủ chấp như ý, phi vô như ý thủ.

- Nếu lấy sự tri để tri cái tịch lặng, sự tri là năng, tịch lặng là sở, có năng tri, sở tri thì chẳng phải vô duyên tri, vô duyên là không có năng sở. Nay có cái tri để tri tịch, cái tịch này còn chưa phải là vọng, và cái tri ấy chẳng phải vô duyên tri, như dùng tay nắm cây như ý. Tôi thường nói về cái dụng của tự tánh automatic, hoạt bát vạn năng, nay dùng tay nắm cây như ý rồi thì chẳng phải tay không có cây như ý. Tay nếu không chấp cây như ý thì hoạt bát vạn năng, lấy cái bình, cái tách,..lấy gì cũng được. Hễ chấp cây như ý trong tay là đánh mất tánh hoạt bát vạn năng của tay, lấy cái gì cũng chẳng được, do có năng sở vậy. Tự tánh hoạt bát, chẳng có năng sở đối đãi, nên chư Phật chư Tổ dạy mình quét, khôi phục tánh hoạt bát vạn năng, đây là lớp thứ nhất.

Bài thứ hai:

Nhược dĩ tự tri tri, diệc phi vô duyên tri,

Như thủ tự tác quyền, phi vô tác quyền thủ.

- Cái năng tri của bài thứ nhất, trở thành cái sở tri của bài thứ hai, tức tự biết mình có sức năng tri, mặc dù chưa có sở tri, nhưng chính cái tri đó đã trở thành sở tri rồi: Tự mình là năng, cái tri là sở, cũng chẳng phải vô duyên tri, chẳng phải là cái tri không đối đãi của tự tánh. “Tự biết mình có cái năng tri ấy như tự nắm thành quyền ( nắm tay), chẳng phải là cái tay hoạt bát vạn năng (không nắm lại), nên vẫn phải quét mới khôi phục được tánh hoạt bát vạn năng.

- Lớp thứ nhẩt (bài 1) là tri tịch, lớp thứ hai là tri vọng, tri tịch còn không được, huống là tri vọng! Ðây là những bài kệ phá tri của ngài Vĩnh Gia, như Kinh Lăng Nghiêm nói “ Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, nên Thiền tông nói một chữ TRl là cửa tai họa. (Tri chi nhất tự, chúng họa chi môn,)

(Trích Đoạn Duy Lực Ngữ Lục Tập 1, Thành Hội PG TP Hồ Chí Minh xuất bản 2000)


Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch