Du lịch Tâm linh
Tượng Phật Kamakura (Daibutsu)
Minh Hạnh dịch
28/09/2010 22:40 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thành phố Kamakura là một thành phố thuộc ven bờ biển cách khoảng chừng dưới một giờ bay từ miền nam Tokyo. Nơi đó có một tượng Phật lớn vĩ đại.

Tượng Phật vĩ đại của thành phố Kamakura là một tượng Phật bằng đồng của Ðức Phật Amida Buđdha tọa lạc trong khuôn viên của Chùa Kotokhuin

Tượng Phật Kamakura nguyên thủy bắt đầu khoảng giữa những năm 1147-1189 một người làm việc tại toà án tên Inadano có y’ tưởng mong muốn có một bức tượng vĩ đại của Đức Phật. Bà Inadano đã rời toà án và bắt đầu công cuộc quyên góp tiền cho công tri`nh xây dựng tượng Phật vĩ đại Đức Amida. Một vị Tăng sĩ tên Joko cùng với bà Inadano đi khắp nước để quyên góp tiền cho công cuộc xây tượng.

Khởi công xây vào năm 1238 đến năm 1252 tượng Phật vĩ đại Đức Amida hoàn tất. Vào năm 1292 ngôi tượng Phật Kamakura nguyên thủy được thờ tại khuôn viên ngôi chùa Kotokhuin, ngôi chùa sau đó đã bị sóng thần tsunami cuốn đi vào năm 1498. Pho tượng Phật bằng đồng là vật duy nhất co`n sót lại sau cơn sóng thần tsunami thời đó, và nó đã tồn tại thêm 500 năm nữa cho đến ngày hôm nay. Tượng Phật Kamakura ước độ cao khoảng 30 feet, nặng vào khoảng 120 tấn.

Tượng Kamakura được điêu khắc rất tinh vi với nón đội đầu nghiêm chỉnh, cân đối, kể cả những đường xếp trên áo cà sa và thân thể cũng được điêu khắc đều đặn, rỏ ràng. Với cặp mắt khép hờ, Đức Phật thể hiện sâu trong thiền định, hoặc giả đang chiêm nghiệm sâu xa trong niềm an lạc, thanh thản.

Tượng Phật Kamakura có một khuôn mặt truyền cảm, với cặp mắt khép hờ như truyền đạt sự thanh thản, sự bi`nh an và sự thông thái vượt hẳn trên sự phiền não của thế gian. Thi Sĩ Rudyard Kipling đã đưa pho tượng Kamakura vào những vần thơ trứ danh của ông, "từ bỏ sự kiêu hãnh, từ bỏ sự khinh miệt, không tín điều không tăng sĩ, ai có thể cảm nhận được tâm hồn của Phương Đông, về Đức Phật tại Kamakura." 

IMG_3365 [640x480].JPG

 

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch