Bảo tháp Boudhanath – Kì quan linh thiêng trên đất Phật Nepal
19/11/2012 22:13 (GMT+7)
Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và Nepal.
Cung nghinh tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
13/11/2012 23:01 (GMT+7)
Sáng 12-11, tại thiền viện Thường Chiếu (ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai), Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm cùng với chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo các thiền viện và Phật tử đã trang nghiêm tổ chức lễ cung nghinh, chú nguyện tôn tượng Sơ tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà - Phật hoàng Trần Nhân Tông, dưới sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cùng hơn 500 Phật tử về tham dự.

Liên hoan võ thuật Thiếu Lâm quốc tế
02/11/2012 08:22 (GMT+7)
Hơn 1.500 võ sinh từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hào hứng tham dự Liên hoan võ thuật Thiếu Lâm quốc tế diễn ra trong 5 ngày tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tại ngôi chùa cổ Thiếu Lâm, các võ sinh đã trình diễn những động tác võ thuật vô cùng đẹp mắt của kungfu Thiếu Lâm danh tiếng.
Từ ái
05/10/2012 02:30 (GMT+7)
Hình ảnh những vị sư - sắc vàng cà-sa bên những chú voi gợi một ý nghĩa hết sức thân thiện về môi trường sống. Chính những hình ảnh này, không cần phải chú thích gì, đã mang thông điệp tốt đẹp về sự sống. GNO sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.

Hình ảnh về lễ di quan, nhập bảo tháp cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu
10/09/2012 03:32 (GMT+7)
GNO  xin chuyển đến chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc quan tâm những hình ảnh về lễ di quan và nhập bảo tháp cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu vừa diễn ra sáng hôm nay 9-9-2012 tại thiền viện Vạn Hạnh (quận Phú Nhuận, TP.HCM).
Mẫu băng rôn Vu Lan - Báo Hiếu 2012
22/08/2012 03:52 (GMT+7)
Nhân mùa Báo Hiếu năm nay tác giả Quảng Hoa thiết kế một số mẫu về chủ đề: "Mẹ Cha". Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị một số mẫu băng rôn cho mùa Vu Lan.

Kiên Giang: Đại giới đàn Giác Phước tổ chức Cổ Phật khất thực
17/08/2012 13:55 (GMT+7)
Sáng ngày 15/8, ngày cuối cùng của Đại giới đàn Giác Phước PL.2556 - DL.2012, gần 300 chư Tôn đức Tăng Ni đã tái hiện hình ảnh Cổ Phật khất thực tại khu trung tâm Thương mại 30/4 (TP. Rạch Giá).HT. Thích Huyền Thông, Phó ban Thường trực Ban Trị sự THPG Kiên Giang, Hòa thượng Đàn đầu đàn Sa di, trưởng Ban tổ chức đã dẫn đầu đoàn gần 300 chư Tôn đức Hội đồng Thập sư Tăng - Ni và các giới tử đầu trần, chân đất xuất đường hành nghi trì bình khất thực, tái hiện hình ảnh khi Đức Phật còn tại thế.Từ chùa Phật Quang, đoàn bắt đầu di chuyển đến Trung tâm Thương mại 30/4 nhiễu quanh một vòng để thọ nhận cúng dường của các Phật tử tín tâm. Với phong thái trang nghiêm, bước đi nhẹ nhàng làm cho hình ảnh Đức Phật và Tăng đoàn ngày trước như hiển hiện lại tại Đại giới đàn hôm nay. Đây là điểm nhấn quan trọng cho sự viên mãn của Đại giới đàn Giác Phước. Sau nghi thức Cổ Phật khất thực, lễ cúng dường trai tăng cầu nguyện Quốc thái dân an đã được diễn ra tại chùa Phật Quang. Dịp này, Ban tổ chức Đại giới dàn đã phát thưởng cho các giới tử đạt thành tích cao trong kỳ thi khảo hạch.
Quần thể tháp thờ Xá Lợi Phật lớn nhất thế giới tại Phật Quang Sơn Đài Loan
13/08/2012 09:54 (GMT+7)
Kỷ Niệm Quán Phật Đà tọa lạc tại Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài Loan trải qua 9 năm xây dựng mới hoàn thành, ngày 25/12, Tổng thống Mã Anh Cửu tham gia nghi thức cắt băng lạc thành. "Kỷ Niệm Quán Phật Đà" tổng diện tích 100 ha, quay lưng về hướng tây nhìn về hướng đông, đối diện Cao Bình Khê (con sông lớn thứ hai của ĐL), tựa vào khe núi, là một quần thể kiến trúc với khí thế hùng vĩ, bố cục cẩn thận chặt chẽ. Xuyên qua Chánh Quán là con đường "Thành Phật Đại Đạo" rộng thênh thang, hai bên bốn ngôi bảo tháp đối lập. Cuối đường là "Quảng trường Bồ Đề" và Chánh Quán, phía sau Chánh Quán là tôn tượng "Phật Quang Đại Phật" ngồi bằng đồng cao nhất thế giới, tổng chiều cao 108m, là Đại Phật được đúc bằng đồng cao nhất thế giới hiện nay. Bên trong Kim thân Đại Phật tôn trí 100 vạn bản Tâm Kinh do hàng trăm người sao chép tay. Báu vật trân quý cốt lõi của Kỷ Niệm Quán Phật Đà, chính là xá lợi răng Phật hiếm có trên đời. Theo kinh điển ghi chép, sau khi đức Phật nhập niết bàn, xá lợi răng Phật chỉ lưu lại có ba chiếc, một chiếc tại Phật Quang Sơn, hiện nay đem tôn trí trong điện Phật Ngọc - Kỷ Niệm Quán Phật Đà, để tín chúng cúng dường, chiêm ngưỡng, lễ bái và đã trở thành trọng điểm cho hàng tín chúng.   Kỷ Niệm Quán Phật Đà có 8 bảo tháp đại biểu cho "Bát Chánh Đạo", 4 Chánh Giác Tháp đại biểu "Tứ Thánh Đế", 48 gian địa cung và 8 thiên cung. 48 địa cung này, cũng là tinh hoa chính của Kỷ Niệm Quán Phật Đà. Bên trong cất giữ những văn vật có đủ tính kỷ niệm và tính hiện đại. 48 địa cung này dự định mỗi 100 năm sẽ mở một gian, để 4800 năm sau mọi người sẽ biết sự sinh hoạt của con người theo từng mỗi niên đại; Kỷ Niệm Quán Phật Đà cũng không cần bán vé vào cửa, hy vọng có thể khiến cho mọi người mỗi lần đến tham quan sẽ cảm nhận được bầu không khí không giống nhau, là nơi có thể tịnh hóa tâm linh, có thể thăng hoa nhân cách, có thể thay đổi tâm trạng và phong thái chính mình. . Ý nghĩa xây dựng Kỷ Niệm Quán Phật Đà là gì? Đại sư Tinh Vân giải thích, xây cất Phật quán và xây cất con đường cao tốc ý nghĩa cũng như nhau, đó là đem đến niềm hoan hỷ, phương tiện cho mọi người. Nhưng điều khác nhau là: công trình giao thông xây dựng phần cứng, Phật Quán là kiến thiết lịch sử, là xây dựng nhân tâm, "Tôi cũng từng nói qua, người nào có thể có quan niệm 'vô ngã', thì người đó có thể hưng kiến Kỷ Niệm Quán Phật Đà." Đại sư Tinh Vân nói, Kỷ Niệm Quán Phật Đà với lối kiến trúc hoành tráng, tất cả mô hình thiết kế  đều dung hợp nền văn hóa cổ kim Trung & Ấn, cho thấy nhiều thủ pháp được kết hợp bởi đa công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bên trong bố trí đầy đủ các kỹ thuật khoa học hiện đại, chính diện tôn trí xá lợi Phật, các nơi trưng bày văn vật Phật giáo, Mỹ thuật quán, Tàng kinh lâu và Tập hội đường. Xây cất Kỷ Niệm Quán Phật Đà là để hoằng pháp và giáo dục, với sự vĩ đại của đức Phật có thể so sánh với cái nhỏ bé của nhân loại. Hy vọng mọi người khi đến Kỷ Niệm Quán Phật Đà đều có thể thay đổi được tâm trạng và khí chất của chính mình, rồi sau đó dùng tâm sùng kính lễ Phật, hành theo Phật, học tập theo Phật. Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn nói: "Đức Phật rất vĩ đại, Pháp thân của ngài khắp cả hư không; có rất nhiều cảnh tượng kỳ diệu nổi tiếng trên thế giới, bất kể Kỷ Niệm Quán Phật Đà trong tương lai có trở thành một kỳ quan hay không, nhưng nếu người trên toàn thế giới chỉ cần biết nơi đây là Kỷ Niệm Quán Phật Đà, thì có thể biết đây là báu đảo Đài Loan."

Hà Nội: Khai mạc ĐHĐB Phật giáo Tp Hà Nội nhiệm kỳ VII (2012-2017)
08/08/2012 01:54 (GMT+7)
Sáng ngày 7/8/2012, Đại hội đại biểu Phật giáo Thành hội Phật giáo Hà Nội nhiệm kỳ VII (2012 – 2017) chính thức khai mạc tại cung Văn Hóa Hữu Nghị Hà Nội Tham dự và chứng minh buổi lễ có Đức đại lão Pháp chủ Thích Phổ Tuệ; HT Thích Thanh Bích – Thành viên HĐCM, HĐTS GHPGVN - chứng minh BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội; HT Thích Quảng Lợi – Chứng minh BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội; HT Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; HT Thích Thiện Nhơn – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; HT Thích Giác Toàn – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban từ thiện TW; HT Thích Gia Quang - Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng I TW GHPGVN; HT Thích Thiện Pháp - Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng II TW GHPGVN cùng chư tôn đức HĐCM; thường trực HĐTS. Về phía Thành hội Phật giáo Hà Nội có  HT Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch kiêm trưởng ban Hoằng pháp TW – Trưởng BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội – Trưởng Ban tổ chức đại hội cùng chư tôn đức Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, đại diện các Ban trị sự tỉnh thành Phật giáo phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng sự hiện diện của 750 đại biểu đại diện hơn 1800 Tăng Ni và hàng triệu Phật tử trong toàn Thành phố. Về phía chính quyền TW có: Ông Phạm Dũng – Trưởng Ban tôn giáo chính phủ; Ông Hà Văn Núi – Phó chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó ban dân vận TW. Về phía lãnh đạo thành phố Hà Nội có: Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Ủy viên thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Ông Đào Văn Bình – Phó chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành phố Hà Nội; Ông Lê Văn Hoạt - Thành ủy viên, Phó chủ tịch thường trực HĐND thành phố Hà Nội; Ông Lê Văn Cửu – Trưởng ban tôn giáo thành phố Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ban tôn giáo, Mặt trận Tổ Quốc, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của thành phố cùng về tham dự. Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc đại hội. Đại diện Thanh thiếu niên Phật tử Thủ đô dâng hoa chúc mừng. Đại hội được vinh dự đón nhận lẵng hoa và Thư chúc mừng của ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố HN. Đoàn chủ tịch đại hội đã đón nhận các lẵng hoa chúc mừng của đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành TW, Thành phố chúc mừng. Đại Đức Thích Tiến Đạt - Ủy viên Pháp chế HĐTS GHPGVN, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội đọc toàn văn báo cáo hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VII. Thành hội Phật giáo Hà Nội hiện nay có 29 đơn vị Phật giáo cấp Huyện trực thuộc, là đơn vị có số lượng Tăng Ni tự viện xếp hàng nhất nhì trên toàn quốc, với nhiều danh lam cổ tự nổi tiếng trong nước và quốc tế. Sau hội nghị hợp nhất Tỉnh hội Phật giáo Hà Tây và Thành hội Phật giáo Hà Nội (02 – 12 – 2008) đến nay, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội mới đã xây dựng và củng cố chặt chẽ các Ban đại diện Phật giáo quận huyện thị trong toàn thành phố, đề ra các chương trình hoạt động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của Tăng Ni Phật tử thủ đô, được cụ thể hóa qua chương trình hoạt động của các ban chuyên ngành: Tăng sự, Giáo dục, Hoằng pháp, Văn hóa, Từ thiện xã hội.v..v… Hiện nay, Tổng số lượng tự viện trong Hà Nội có 1765 ngôi chùa. Trong đó có 209 ngôi chùa được công nhận di tích cấp Quốc gia, 299 ngôi chùa được công nhận di tích cấp tỉnh. Số lượng Tăng Ni tham gia an cư kết hạ trong 5 năm qua là 5873 vị. Trong 5 năm qua, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đã nỗ lực trong công tác Hoằng pháp và Giáo dục Tăng Ni. Hiện nay trong toàn thành phố có 29 giảng đường, mỗi giảng đường từ 200 Phật tử trở lên. Hàng tháng, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đã phân công Giảng sư tới thuyết giảng đều đặn tại các Tổ đình tự viện có sinh hoạt đạo tràng. Sau đó là bài phát biểu tham luận của Phật giáo huyện Thường Tín về công tác giáo dục Tăng Ni. Nhân dịp này Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phát biểu và tặng hoa chúc mừng Đại hội. Ông Đào Văn Bình đại diện cho Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành phố Hà Nội tặng bức trướng mang dòng chữ "Đoàn kết, hòa hợp - Trưởng dưỡng đạo tâm" tới BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội . Hòa thượng Thích Quảng Tùng – đại diện cho Ban trị sự các tỉnh thành phía Bắc  phát biểu  và tặng hoa chúc mừng đại hội. Nhân dịp này, Đại hội đã vinh dự đón nhận bằng tuyên dương công đức của Hòa thượng chủ tịch HĐTS GHPGVN tặng Ban trị sự và 26 vị Ủy viên thường trực Ban trị sự Phật giáo khóa VI, Ủy ban TW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tặng bằng khen cho 12 cá nhân, UBND Thành phố Hà Nội trao tặng bằng khen cho 34 cá nhân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành phố Hà Nội tặng bằng khen cho 26 cá nhân, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội tặng bằng tuyên dương công đức cho 8 ban của Ban trị sự và 5 cá nhân. Sau tuyên bố mãn nhiệm của Ban trị sự nhiệm kỳ VI, tiểu ban nhân sự đã trình bày dự kiến danh sách nhân sự. Đại hội đã suy cử Tân Ban trị sự nhiệm kỳ VII bao gồm 47 Ủy viên chính thức, 30 Ủy viên dự khuyết. Ban trị sự đã họp phiên thứ nhất suy cử Ban thường trực Thành hội gồm 19  thành viên.Trên tinh thần đoàn kết – hòa hợp – trí tuệ, Đại hội đã nhất trí suy cử Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tái đắc cử Trưởng Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Thượng tọa Thích Thanh Chính – Phó thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội. Đại hội đã thông qua danh sách cử Đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII – Nhiệm kỳ (2012-2017), gồm 150 Đại biểu. Đại hội đã nhất tâm lắng nghe lời đạo từ của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – thay mặt Ban thường trực HĐTS GHPGVN. Hòa thượng tán thán công đức các công tác hoạt động Phật sự của BTS thành hội Phật giáo Hà Nội đạt được trong 5 năm qua. Đồng thời Hòa thượng đã khuyến tấn Tăng Ni Phật tử Thủ đô hãy phát huy tinh thần “Hộ quốc an dân”của Phật giáo Thủ đô ngàn năm văn hiến, đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội, thực hiện phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, xây dựng Trung tâm Phật giáo Thủ đô , đào tạo Tăng tài, hoằng dương chính pháp nhằm xây dựng đất nước vững mạnh, nhân dân an lạc. Nghị quyết Đại hội đã được thông qua. Đại hội khuyến thỉnh toàn thể Tăng Ni – Phật tử Thủ đô đoàn kết hòa hợp cùng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị  quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo Thành phố Hà Nội lần thứ VII đã đề ra. Đại hội đã thành công viên mãn lúc 11h30.Sau đây là một số hình ảnh tại Đại hội được ghi nhận.
Mẫu băng rôn Vu Lan Thắng Hội
04/08/2012 07:13 (GMT+7)
Thiết kế (design) là một trong những ý tưởng của sự sáng tạo nghệ thuật mang vẻ đẹp của người thích đam mê nghệ thuật.

Những hình ảnh đẹp nhất từ lễ khai mạc Olympic 2012
28/07/2012 12:58 (GMT+7)
Lễ khai mạc Olympic 2012 đã được diễn ra vào rạng sáng nay. Theo nhiều người đánh giá, đây là lễ khai mạc Olympic hoành tráng nhất trong các kỳ Thế vận hội Olympic.
Nghệ Thuật Điêu Khắc Phù Điêu - Phật Giáo Nhật Bản
10/07/2012 04:59 (GMT+7)
Phật Giáo truyền vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6, do các vị truyền giáo đại sư người Hàn Quốc và sau đó là các vị Tăng Trung Quốc, cho nên nghệ thuật điếu khắc, hội họa và kiến trúc của Phật Giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo của hai nước này, nhất là văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền Trung Quốc đời nhà Đường, nhiều nghệ nhân và Tăng sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc học hỏi và mang các tranh tượng cũng như văn bản về Nhật Bản, sau đó chính họ là những con người là nền móng, hình thành và phát triển thành nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản.Thời kỳ nhà Đường, nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang nặng ảnh hưởng của vương triều Cấp-đa (sa.gupta) tại Ấn Độ, vì vậy ảnh hưởng này cũng được truyền sang Nhật Bản. Đây cũng chính là dòng nghệ thuật chính tạo nên phong cách nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Nhật Bản.Ban Biên Tập kính giới thiệu hình ảnh Nghệ Thuật Điêu Khắc Phù Điêu - Phật Giáo Nhật Bản:

Chùm ảnh: Chương trình Diệu âm Hoằng pháp 3
11/06/2012 12:32 (GMT+7)
Ngày 10/06/2012 tại nhà hát Hòa Bình, Q.10, TP.HCM đã diễn ra chương trình ca nhac Diệu âm Hoằng Pháp 3 với chủ đề “của Phật Từ bi”do chùa Hoằng Pháp H.Hóc Môn, TP.HCM tổ chức.
Chùm ảnh: Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2012 tại Thái Lan
02/06/2012 01:15 (GMT+7)
Sáng ngày 31-5-2012, tại Hội trường chính Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (Wang Noi, Thái Lan), Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc chính thức khai mạc. Gần 5.000 đại biểu quốc tế đến từ 81 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng nước chủ nhà đã về tham dự. GNO giới thiệu chùm ảnh về sự kiện này đến độc giả.

Mê đắm khung cảnh thanh tịnh của chùa Thầy
29/05/2012 11:09 (GMT+7)
Với lợi thế phong cảnh hữu tình, thiên nhân hòa hợp khiến cho những ai đã từng đến chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) đều không thể nào quên... Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.
Hàn Quốc: Các bé cạo tóc xuất gia nhân lễ Phật Đản
21/05/2012 00:22 (GMT+7)
Vào ngày 13/5/2012, nhân nghinh đón kỷ niệm lễ Phật Đản, chùa Tào Khê - Seoul Hàn Quốc, đã cử hành nghi thức thế phát xuất gia cho các bé trai.

Vẻ đẹp mê hồn của Thiên Đường đệ nhất động
19/05/2012 05:03 (GMT+7)
Nằm trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Thiên Đường được tạo hóa ban tặng những tuyệt tác kỳ vĩ và tráng lệ.
Hình ảnh: Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2636. PL.2556 Tại Thành Phố Melbourne, Australia
17/05/2012 13:10 (GMT+7)
Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2636. PL.2556 Tại Thành Phố Melbourne, Úc-đại-lợi thứ bảy 12-5-2012.

TPHCM: Đêm diễu hành xe hoa: Ấn tượng và đầy cảm xúc
05/05/2012 23:15 (GMT+7)
Tối 4-5 (14 Tháng 4 Nhâm Thìn), hàng ngàn người con Phật đã hòa vào không khí đêm hân hoan chào mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh. 38 chiếc xe hoa được thiết kế rất độc đáo của 24 quận huyện lần lượt diễu hành theo lộ trình đã định.
Huế: Diễu hành thuyền hoa kính mừng Phật đản
04/05/2012 23:18 (GMT+7)
Trong không khí hân hoan của Đại lễ Phật đản, chiều tối 13 tháng Tư năm Nhâm Thìn, tại bến Bia Quốc Học, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2556 tại TT Huế đã trang nghiêm, trọng thể cử hành lễ khai mạc diễu hành thuyền hoa cúng dường Phật đản PL.2556.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 3 4 5 6 7 [8] 9 10  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch