Pháp Luận
Tại sao chấm dứt khổ?
23/03/2010 03:45 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đức Phật tuyên bố rằng ngài dạy Pháp nhằm một mục đích dẫn chúng sanh đến tự do thoát khổ. Nếu, xúc động bởi giáo lý đó, chúng ta kiên quyết thực hiện để chấm dứt khổ, nó có sự quan trọng hàng đầu chúng ta hiểu rõ ràng vấn đề khổ trong bề rộng và bề sâu thực sự của nó.

Nếu chúng ta nắm vấn đề không đầy đủ, quá hiển nhiên những nỗ lực để diệt trừ nó của chúng ta cũng sẽ không đầy đủ, không có khả năng thu vào sức mạnh cần thiết để sanh ra những kết quả hoàn toàn mãn nguyện.

Khi được hỏi "Tại sao chấm dứt khổ ?" câu trả lời rõ là người ta muốn dứt khổ bởi vì sự thôi thúc trong thâm tâm tự nhiên thuộc bản chất của người đó là thoát khỏi nỗi khổ sở. Tuy nhiên, trong việc nguyện diệt khổ, chúng ta nên nghĩ không những về nỗi khổ riêng của chúng ta, mà còn về nỗi đau khổ và buồn rầu chúng ta gây ra cho người khác bao lâu chúng ta chưa đạt đến sự hoàn toàn không làm hại ai của tâm thoát khỏi tình cảm nồng nàn và cách nhìn sáng suốt của tâm giải thoát. Nếu chúng ta thường nhớ sự kiện rằng, trên con đường của chúng ta xuyên suốt vòng luân hồi, chúng ta chắc hẳn cũng cọng thêm nỗi khổ của những người khác, chúng ta sẽ cảm thấy sự khẩn cấp ngày càng tăng trong khi chúng ta kiên quyết tha thiết bước vào con đường dẫn đến sự giải thoát của chính chúng ta.

Nỗi đau khổ mà chúng ta có thể giáng lên đồng loại của chúng ta bao gồm thứ nhất trong những trường hợp đó nơi những chúng sanh khác trở thành đối tượng thụ động do hành động tai hại của chúng ta. Lòng tham của chúng ta cướp đoạt, làm khánh kiệt, tước đoạt và làm giảm uy tín, vấy bẩn và xâm phạm. Lòng sân hận của chúng ta giết hại và phá hủy, làm tổn thương và dấy lên nỗi sợ hãi. Luồng nước đục của cơn lũ vô minh xâm chiếm của chúng ta tàn phá những bến bờ bình yên của láng giềng; những phán đoán sai lầm của chúng ta dẫn họ lạc lối và để lại họ trong tai ương.

Lúc đó có cách thứ hai và thậm chí bất lợi hơn phiền não của chúng ta có thể gây tai hại cho người khác. Những hành động xấu hay không trong sạch của chúng ta thường khiêu khích người khác đáp trả tai hại làm họ vẫn còn vướng mắc hơn trong lưới phiền não của họ. Lòng tham của chúng ta làm tăng thêm lòng tham ganh đua của người khác; tham dục của chính chúng ta dấy lên trong người khác lòng khát khao nhục dục ắt đang ngủ ngon mà chúng ta chưa đánh thức chúng. Tâm sân hận và giận dữ của chúng ta chọc tức sự thù nghịch đáp lại, như vậy bắt đầu vòng bất tận của việc trả thù lẫn nhau. Thiên kiến của chúng ta trở nên lây nhiễm. Bằng những ảo ảnh riêng của chúng ta chúng ta lừa dối người khác, bởi tin họ, chúng ta cho họ mượn trọng lượng và ảnh hưởng được tăng thêm. Những đánh giá sai lầm, những giá trị giả dối và những quan niệm không đúng của chúng ta, đối khi chỉ tình cờ diễn đạt, được người khác lấy lên và mở rộng thành những hệ thống rộng lớn của những ý niệm lừa dối và xuyên tạc hoạt động gây tai hại vô kể trong tâm trí của con người. Trong tất cả những trường hợp nầy phần chịu trách nhiệm nhiều sẽ thuộc về chúng ta. Chúng ta phải thật cẩn trọng làm sao trong những gì chúng ta nói và viết!

Cách thứ ba chúng ta có thể gây tai hại cho những người khác vì tuổi thọ của cảm xúc chúng ta có giới hạn và chuyển đổi. Tình yêu riêng của chúng ta đối với người nào đó có thể chết một cách tự nhiên, trong lúc người chúng ta yêu vẫn yêu chúng ta, và như vậy chịu khổ vì sự thờ ơ của chúng ta. Hay, ngược lại: trong lúc tình yêu của người khác đối với chúng ta đã chết, riêng của chúng ta vẫn sống và thường thúc giục người ấy, xâm phạm nhu cầu tự do của người ấy, quấy rầy sự bình yên của người ấy và xé nát lòng người ấy, khiến người ấy buồn rầu bởi người ấy không thể giúp chúng ta. Đây là những tình huống quá thông thường trong những mối quan hệ con người, và kết quả của chúng thường là bi kịch. Chúng ta cảm thấy vị cay đặc biệt nồng bởi không có tội lỗi đạo đức nào dường như bị dính líu, chỉ có luật vô thường lạnh lùng bình thản đóng con tem đau khổ của nó lên cảnh đời nầy. Tuy vậy đây cũng áp dụng nguyên tắc đạo đức, mặc dù chính vấn đề định rõ liệu chúng ta sử dụng từ "tội lỗi." Đã hiểu đúng, tình huống bày ra trường hợp của tham dục, dính mắc hay tham ái gây đau khổ bởi thiếu sự thực hiện. Nhìn vào trường hợp đó trong ánh sáng nầy, sự thật cao quý thứ hai sẽ trở nên rõ làm sao: "Tham ái là nguồn gốc của đau khổ." Và vì vậy cũng có vẻ nghịch biện rằng: "Từ những gì thân thương với chúng ta, đau khổ sanh khởi." Khi quán chiếu sâu sắc mảnh nhỏ bé nỗi đau khổ của cuộc đời như đã trình bày ở đây, chúng ta sẽ cảm thấy quả thực: "Đúng sự thực, chỉ điều nầy đủ để ngoảnh mặt đi khỏi mọi hình dạng của kiếp sống, để trở nên tỉnh ngộ ra chúng, trở nên tách khỏi chúng!"

Chúng ta vẫn không kiệt hết tất cả các cách không hoàn hảo riêng của chúng ta có thể kéo người khác vào trong vòng xoáy của khổ đau. Nhưng có lẽ chỉ cần thêm ở đây điểm thứ tư và cuối. Những dục vọng và vô minh riêng của chúng ta, dù liên quan trực tiếp đến một người khác hay chỉ như người quán sát, có thể góp phần cho sự tai hại của người đó bằng cách phá hủy sự tín nhiệm vào con người của người đó, niềm tin vào những lý tưởng cao của người đó, và ý chí của người đó để đóng góp vào quỹ phúc thiện trong đời. Như vậy những sự không hoàn hảo của chính chúng ta có thể xui khiến người đó trở nên lấy bản ngã làm trung tâm do thất vọng, thành người hay giễu cợt hay kẻ yếm thế vì sự oán giận cá nhân hay không riêng ai. Vì sự không hoàn hảo của chính chúng ta, những lực lượng Tốt sẽ lại bị yếu kém không chỉ trong chúng ta, mà cũng vậy trong những người khác.

Có nhiều người sẽ trả lời học thuyết Phật giáo về khổ bằng cách nói: "Chúng ta nhận thức rõ rằng hạnh phúc và đẹp, niềm vui và điều thú vị, phải được trả giá cho chúng bằng chừng mức nào đó của khổ đau. Nhưng chúng ta sẵn sàng trả giá không càu nhàu, thậm chí cái giá cuối cùng, cái chết; chúng ta nghĩ điều ấy xứng với giá nầy, và nó thêm hương vị cho niềm vui thích của chúng ta." Trước khi những người đó nói như vậy, chúng ta có thể đặt sự kiện đã cho ở trên, và hỏi họ: "Có phải bạn nhận thức rằng cái giá bạn đang nói về được trả không chỉ bằng nỗi khổ của chính bạn, mà còn bằng nỗi khổ của những người khác không? Bạn có nghĩ rằng thật đúng và công bằng cho bạn làm nhưng người khác trả giá cho hạnh phúc của bạn không? Có phải bạn sẽ tìm thấy ‘thêm hương vị’ nếu bạn nhìn hạnh phúc của bạn từ góc độ đó không?" Và bạn tình của chúng ta - với điều kiện là người ấy chân thật và có tâm hồn cao thượng (và chỉ khi đó thật đáng giá để nói về người ấy) - có phải sẽ trầm ngâm nói: "Tôi không nghĩ về điều đó. Đúng ra, tôi phải không buộc những người khác trả giá cho những thiếu sót của tôi. Nếu tôi nghĩ điều đó không công bằng và đê tiện để làm vậy trong cư xử hằng ngày của tôi, tương tự sẽ không nên như vậy trong mối quan hệ với những vấn đề cao hơn nầy trong cuộc đời không?" Lúc đó chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta đã gieo hạt giống trong tâm hồn và lương tâm người đó và đúng thời sẽ nảy mầm.

Bây giờ chúng ta trở lại dòng tư tưởng ban đầu của chúng ta. Chúng ta thấy những hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến những người khác qua nhiều nguồn/ kênh như thế nào, những thiếu sót của chúng ta có thể kéo những người khác vào sự khốn khổ, rối rắm và tội lỗi như thế nào. Như vậy trách nhiệm thường tích luỹ của chúng ta đối với nhiều nỗi khổ và bất hạnh trong đời sẽ là động có thêm vào và có tác động mạnh đối với chúng ta để trở thành thánh và bình an vô sự cũng nhằm lợi ích cho người khác.

Chắc chắn bình an vô sự và sức khoẻ của chính chúng ta sẽ không chữa trị được người khác, ít nhất không trực tiếp và không phải trong mọi trường hợp. Sự vô hại riêng của chúng ta sẽ chí hiếm khi giữ người khác khỏi làm hại. Nhưng bằng cách giành được sức khoẻ tinh thần, tối thiểu chúng ta từng người một sẽ đuổi những nguồn lây nhiễm trong đời và tính không làm hại ai của chúng ta sẽ làm giảm nhiên liệu ấp ủ lửa sân hận tàn phá trái đất nầy.

Bằng cách biết rõ nỗi khổ chúng ta gây ra và nỗi khổ chúng ta có thể ngăn ngừa, chúng ta thêm hai động cơ có tác động mạnh đối với những ai đã thúc giục chúng ta bước vào con đường giải thoát rồi: ý nghĩa thách thức của trách nhiệm mạnh mẽ, và sự đằm thắm của lòng từ bi có đức tính của người mẹ. Những lý tưởng bổ sung nầy của bổn phận và tình yêu, chúng ta có thể gọi là những nguyên tắc nam và nữ, sẽ giúp để giữ chúng ta kiên định trên con đường. Lòng từ ái và bi mẫn đối với những ai có thể trở thành nạn nhân của chính sự không hoàn hảo của chúng ta sẽ thúc giục chúng ta thực hiện nhiệm vụ đối với họ trong con đường duy nhất có thể: bằng cách hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta đối với chính chúng ta.

Những dòng tư tưởng ở trên được diễn đạt súc tích bằng câu châm ngôn của Đức Phật mà nhiều người quá ít biết đến:

Bằng cách hộ trì chính mình, người ấy hộ trì người khác;
Bằng cách hộ trì người khác, người ấy hộ trì chính mình. (SN 47:19)

Trong ánh sáng của những sự quan sát được thực hiện ở trên, những lời thâm thuý nhưng đơn giản nầy của bậc Đạo Sư sẽ trở nên vẫn lu mờ hơn, được giao năng lực huyền bí khuấy động tính chất sâu thẳm trong bản chất của chúng ta. Bằng cách quán những hành động đầy ô nhiễm của chính chúng ta có thể gây hậu quả tai hại cho những người khác, chúng ta sẽ vẫn hiểu tốt hơn rằng hai câu trong đoạn nầy là bổ sung: bằng cách hộ trì chính chúng ta chúng ta đang cố gắng hết sức để hộ trì người khác; mong hộ trì người khác chống lại nỗi khổ, chính chúng ta có thể gây ra, chúng ta sẽ cố hết sức để bảo vệ người khác.

Do vậy, vì lợi ích của chính chúng ta và lợi ích của đòng loại chúng ta, phải thận trọng mỗi bước chúng ta chọn. Chỉ bằng mức độ cao của chánh niệm chúng ta sẽ thành công. Như vậy điều nầy được nói trong cùng bài kinh rằng phương pháp thực hành bảo vệ hai loại là thiết lập chánh niệm vững vàng (satipaṭṭhāna), ở đây cũng chứng minh là con đường duy nhất (ekāyano maggo):

"Tôi sẽ bảo vệ chính mình," như vậy thiết lập chánh niệm phải được tu dưỡng. "Tôi sẽ hộ trì những người khác," như vậy thiết lập chánh niệm phải được tu dưỡng.

Cùng một ý và phương pháp được diễn đạt trong đoạn "Lời Giáo Huấn Rāhula" của Đức Phật (MN 61)

Sau khi phản ánh lại mãi, những hành động bằng thân, khẩu và ý nên được làm... Trước khi làm những hành động như thế bằng thân, khẩu và ý, trong lúc làm chúng và sau khi làm chúng, người ấy nên phản ánh như vầy: "Có phải hành động nầy dẫn đến hại chính tôi, hại người khác, hại cả hai không?" Sau khi phản ánh lại mãi, người ấy nên thanh lọc những hành động của mình bằng thân, khẩu và ý. Nầy Rāhula, con nên tự huân tập như vậy.

Lại nói như vậy:

Nầy các tỳ khưu, như vậy các con nên tự huân tập. Suy nghĩ về hạnh phúc của chính mình, điều nầy đủ để phấn đấu không mệt mỏi. Suy nghĩ về hạnh phúc của người khác, điều nầy đủ để phấn đấu không mệt mỏi. Suy nghĩ về hạnh phúc của cả hai, điều nầy đủ để phấn đấu không mệt mỏi. (SN 12:22)

Ba câu châm ngôn nầy của bậc Đạo Sư sẽ cùng minh chứng. Bằng cách nhắc nhở chúng ta về động cơ đúng của việc truy tìm của chúng ta, và cung cấp cho chúng ta những phương pháp đúng nhằm hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ là những chỉ dẫn không thể sai lầm trong khi dấn bước trên con đường.

Tu nữ Huyền Châu (dịch)

Theo PTVN

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch