Pháp Luận
Ý nghĩa Chánh niệm qua những câu Phật pháp thường đọc mà Đức Phật đã dạy trong Kinh của Ngài.
TS Huệ Dân
04/06/2013 09:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chánh niệm trong Bát chánh đạo chính là nội dung của Kinh Tứ Niệm Xứ và cũng là niệm căn, niệm lực, của ngũ căn, ngũ lực, niệm giác chi trong bảy giác chi.

Chánh niệm trong Bát chánh đạo chính là nội dung của Kinh Tứ Niệm Xứ và cũng là niệm căn, niệm lực, của ngũ căn, ngũ lực, niệm giác chi trong bảy giác chi.

यो   धम्मं   पस्सति  सो  बुद्धं  पस्सति | यो   बुद्धं   पस्सति   सो   धम्मं  पस्सति || Ai đang thấy Phật Pháp, thì người đó đang thấy Phật. Ai đang thấy Phật, thì người đó đang thấy Phật Pháp.

यो   धम्मं   पस्सति   सो   बुद्धं   पस्सति

Yo dhammaṃ passati so buddhaṃ passati

Ai đang thấy Phật Pháp, thì người đó đang thấy Phật.

यो    बुद्धं   पस्सति   सो   धम्मं  पस्सति

Yo buddhaṃ passati so dhammaṃ passati.

Ai đang thấy Phật, thì người đó đang thấy Phật Pháp.

Ăn chay niệm Phật là câu thường được người ta dùng, để tự nhắc nhở mình hay để khuyên người khác trong việc làm lành tránh dữ theo bốn chữ: Từ, Bi, Hỷ, Xả, mà Đức Phật đã dạy trong Kinh của Ngài.

Trong tinh thần Phật học Từ, Bi, Hỷ, Xả, được xem là bốn trạng thái tâm thức không bị giới hạn, đang tiềm ẩn trong lòng của mỗi người, và Từ, Bi, Hỷ, Xả còn được gọi qua nhiều tên khác nhau như: "Tứ vô lượng ","Tứ phạm trú" hay "Tứ vô lượng tâm".

Tứ vô lượng tiếng Phạn gọi là: catvāryapramāṇāni, viết theo mẫu devanāgarī:  चत्वार्यप्रमाणानि. Tứ vô lượng tiếng Pāḷi gọi là: catasso appamaññāyo, viết theo mẫu devanāgarī: चतस्सो  अप्पमञ्ञायो.   

Tứ vô lượng là bốn tâm nguyện rộng lớn không có giới hạn trong Phật học.

Tứ phạm trú tiếng Phạn gọi là:catvāri brahmavihāra hay caturbrahmavihāra, viết theo mẫu devanāgarī: चत्वारि  ब्रह्मविहार hay चतुर् ब्रह्मविहार.

Tứ phạm trú tiếng Pāḷi gọi là:cattāro brahmavihāra hay catubrahmavihāra, viết theo mẫu devanāgarī: चतु ब्रह्मविहार  hay   चत्तारो ब्रह्मविहार .

Tứ phạm trú là bốn cách an trú trong cõi Phạm thiên theo tinh thần Phật học.

Tứ vô lượng tâm gồm có:

- Từ vô lượng tiếng Phạn gọi là: maitrī apramāṇa, viết theo mẫu devanāgarī: मैत्री अप्रमाणTừ vô lượng tiếng Pāḷi gọi là: mettā appamaññā, viết theo mẫu devanāgarī:मेत्ता  अप्पमञ्ञा .

Từ vô lượng là lòng từ, rộng lớn không có giới hạn, luôn thành thật chia sẽ và ước mong tất cả chúng sanh đều được sống an lành hạnh phúc.

-  Bi vô lượng tiếng Phạn gọi là: karuṇā apramāṇa, viết theo mẫu devanāgarī: करुणा अप्रमाण. Bi vô lượng tiếng Pāḷi gọi là: karuṇā appamaññā, viết theo mẫu devanāgarī:करुणा अप्पमञ्ञा.

Bi vô lượng là lòng thương xót, rộng lớn không có giới hạn, trước nỗi khổ của chúng sanh và sẵn sàng tận tâm ra tay giúp đỡ một cách chân thành vô lượng.

- Hỷ vô lượng tiếng Phạn gọi là:muditā apramāṇa, viết theo mẫu devanāgarī: मुदिता अप्रमाण. Hỷ vô lượng tiếng Pāḷi gọi là: muditā appamaññā, viết theo mẫu devanāgarī:मुदिता अप्पमञ्ञा.

Hỷ vô lượng là lòng hoan hỷ, rộng lớn không có giới hạn, trước sự thành công hay hạnh phúc của người khác, một cách vui trong sạch vô lượng.

- Xả vô lượng tiếng Phạn gọi là: upekṣā apramāṇa, viết theo mẫu devanāgarī: उपेक्षा अप्रमाणXả vô lượng tiếng Pāḷi gọi là: upekkhā appamaññā, viết theo mẫu devanāgarī:उपेक्खा अप्पमञ्ञा.

Xả vô lượng là lòng buông xả, không chấp, không kể,không phân giới hạn, một cách hoàn toàn không câu chấp, theo ý nghĩa diễn đạt trong Kinh Tú Thập Nhị Chương như sau:"Niệm mà không chấp nơi niệm mới là niệm, hành mà không chấp nơi hành là hành, nói mà không chấp nơi nói mới là nói, tu mà không chấp nơi tu mới là tu...".

Từ, Bi, Hỷ, Xả, khi có Chánh NiệmChánh Định, nuôi dưỡng, thì câu Ăn chay niệm Phật sẽ là một nghệ thuật sống, để mở rộng cho sự phát triển các giá trị, Chân, Thiện, Mỹ trong đời sống của mình và xã hội.

Ngoài ra Niệm Phật và lần chuỗi cũng là một trong những cách trợ giúp cho người tu tập an trú tâm mình, vào các danh hiệu của đức Phật, để dẹp trừ những tạp niệm, vọng tưởng, và đồng thời cũng là sự tưởng nhớ đến công hạnh của các chư Phật, Bồ tát, những người đã tìm ra hướng đến quả vị giác ngộ giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sanh.

Chánh Niệm tiếng Phạn gọi là: samyak smṛtiḥ,viết theo mẫu devanāgarī:  सम्यक्  स्मृतिः, viết theo cách nối âm là: samyaksmṛtiḥ, सम्यक्स्मृतिः .

Chữ samyak  सम्यक् đã có phần chú thích ở các phần trước rồi. Chữ smṛtiḥ स्मृतिः, là chủ cách số ít trong bảng biến cách của smṛti- ở dạng nữ tính.  स्मृतिः smṛtiḥ có gốc từ động từ căn स्मृ, smṛ, thuộc nhóm một và nó có những nghĩa như sau: nghĩ đến, nhớ lại, ngẫm nghĩ, trầm tư mặc tưởng, nhập định, lặng ngắm…

Chánh niệm theo nghĩa thông thường được hiểu như: sự ghi nhớ những điều hay, lẽ phải, những điều lợi ích cho mình, cho người, qua sự chăm chú vào việc làm, mà không để tâm lo ra hay là sự cẩn thận trong cử chỉ hành động và lời nói, mà  ông bà, cha mẹ, thường hay nhắc nhở con cái trong gia đình, xưa nay, qua những câu như: con lớn rồi phải ý tứ…

 

Chánh niệm trong Bát chánh đạo chính là nội dung của Kinh Tứ Niệm Xứ và cũng là niệm căn, niệm lực, của ngũ căn, ngũ lực, niệm giác chi trong bảy giác chi.

Tứ niệm xứ là một phương pháp quán niệm tu tập do Đức Phật thuyết giảng đầu tiên, và cũng là con đường duy nhất để giúp cho người tu đạt được thân tâm thanh tịnh, giảm bớt phiền não, đoạn trừ khổ đau, thấy, biết, nhận định được ý nghĩa tốt đẹp của cách sống đạo đức, chứng đạt Niết bàn.

Tứ niệm xứ tiếng Phạn gọi là: catuḥ smṛty upasthāna,viết theo mẫu devanāgarī: चतुः स्मृत्य्उपस्थान

hay
catvāri smṛtyupasthānāni (viết theo nối âm),चत्वारि  स्मृत्युपस्थानानि 

hoặc 
catvāri smṛty upa sthānāni (viết không nối âm), चत्वारिस्मृत्य्उप स्थानानि .

Tứ niệm xứ gồm có:

- Quán niệm về thân tiếng Phạn gọi là: kāya smṛtyupasthānāni,viết theo mẫu devanāgarī:  काय स्मृत्युपस्थानानि. 

  

- Quán niệm về thọ tiếng Phạn gọi là: vedanā smṛtyupasthānāni, viết theo mẫudevanāgarī: वेदना स्मृत्युपस्थानानि.

 

- Quán niệm về tâm tiếng Phạn gọi là: citta smṛtyupasthānāni, viết theo mẫu devanāgarī: चित्त  स्मृत्युपस्थानानि.

 

- Quán niệm về pháp tiếng Phạn gọi là: dharma smṛtyupasthānāni, viết theo mẫu devanāgarī:धर्म  स्मृत्युपस्थानानि.

 

Trong cuộc sống, mọi sinh hoạt đều biểu hiện ở hành động và lời nói. Do đó, phải biết làm thế nào, để sống ngày hôm nay cho sự an lạc được trọn vẹn, bằng hành động và lời nói, theo lời dạy của Đức Phật qua những ẩn dụ trong các câu kệ của Kinh Pháp Cú bằng tiếng Pāḷi, viết theo mẫu devanāgarī như sau:

 

२९६सुप्पबुद्धं   पबुज्झन्तिसदा   गोतमसावका

येसं  दिवा      रत्तो   निच्चं   बुद्धगता  सति ॥

 

296. Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;

Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ buddhagatā sati.

 

296. Ðệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác;

Vô luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Phật Ðà.

 

२९७. सुप्पबुद्धं    पबुज्झन्ति,  सदा  गोतमसावका

येसं   दिवा      रत्तो   ,   निच्चं   धम्मगता  सति ॥

 

297. Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;

Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ dhammagatā sati.

 

297. Ðệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác;

Vô luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Chánh Pháp.

 

 २९८. सुप्पबुद्धं   पबुज्झन्तिसदा  गोतमसावका

येसं  दिवा    रत्तोच, निच्चं  सङ्घगता  सति ॥

 

298. Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;

Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ saṅghagatā sati.


298. Ðệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác;
Vô luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Tăng già.

२९९. सुप्पबुद्धं   पबुज्झन्तिसदा  गोतमसावका

येसं   दिवा    रत्तो  ,  निच्चं  कायगता   सति॥

 

299. Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;

Yesaṃ divā ca ratto ca, niccaṃ kāyagatā sati.

 

299. Ðệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác;

Vô luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm sắc thân.

 

३००. सुप्पबुद्धं   पबुज्झन्ति,  सदा  गोतमसावका

येसं   दिवा    रत्तो  ,  अहिंसाय  रतो  मनो ॥

 

300. Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;

Yesaṃ divā ca ratto ca, ahiṃsāya rato mano.


300. Ðệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác;

Vô luận ngày hay đêm, ý vui niềm bất hại.

 

३०१. सुप्पबुद्धं   पबुज्झन्ति,  सदा  गोतमसावका

येसं   दिवा     रत्तो   ,  भावनाय   रतो  मनो ॥

 

301. Suppabuddhaṃ pabujjhanti, sadā gotamasāvakā;

Yesaṃ divā ca ratto ca, bhāvanāya rato mano.


301. Ðệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác;
Vô luận ngày hay đêm, ý vui tu thiền quán.

Tài liệu tham khảo:

Những câu kệ trong Kinh Pháp Cú bằng tiếng Pāḷi, viết theo mẫu devanāgarī được trích trong tài liệu của The Chaṭṭha Saṅgāyana CD published by the Vipassana Research Institute.

Những câu kệ trong Kinh Pháp Cú bằng tiếng Việt được dựa theo bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu ( Dịch rất hay đầy đủ ý nghĩa, không cần đòi hỏi phải dịch lại).

 

Phần từ vựng tham khảo cho vui:

सुप्पबुद्धं  suppabuddhaṃ có gốc từ:  सुप्पबुद्ध  suppabuddha.  सुप्पबुद्ध  suppabuddha là chữ ghép từ: सु su + pa + बुद्ध  buddha và theo luật nối vần của tiếng Pāli, một nguyên âm kèm theo sau nó một từ kết thúc bằng một nguyên âm, thì chữ đầu của từ đó sẽ được  viết lại đằng trước nó.

Trường hợp ở đây: सु  su +   pa सु  su  + प्  p +    pa सुप्प  suppa.

 

सु su là tiếp đầu ngữ và có nghĩa: tốt, khá, hay, giỏi, đẹp... प् p là chữ cái trong bảng mẫu tự của tiếng Pāli.  pa là tiếp đầu ngữ và có nghĩa: đi tới, ra đi.

 

Trong tiếng Pāli có những tiếp đầu ngữ như sau: अति  ati, अधि adhi,  अनु  anu, अप apa, अपि api,  अभि  abhi,  अव ava,   ā,   u,  उप upa,  दु  du,  नि ni,  नी  ,  pa, पटि paṭi, परा  parā,  परि  pari,  वि  vi,  सं  saṃ, सु  su.

 

सुप्प suppa có nghĩa: một giỏ sàng lọc.

 

बुद्धं buddhaṃ là trực bổ cách số ít ở dạng nam tính trong bảng biến cách của बुद्ध buddha.

बुद्ध  buddha có gốc từ: động từ căn बुध्  budh + ta  =  बुध्त budhta và theo luật nối âm    t  biến thành  द्  d ở trước  ध्  dh, cho nên बुध्त budhta được viết thành बुद्ध  buddha.

 

बुद्ध buddha là quá khứ phân từ của बुज्झति  bujjhati.  बुज्झति  bujjhati có nghĩa là:  đã biết, đã hiểu, nhận thức, một người đã đạt được giác ngộ, Đấng Giác Ngộ, Phật, già,cũ…


पबुद्ध  pabuddha có gốc từ: pa + बुद्ध  buddha पबुद्ध pabuddha có nghĩa: tỉnh dậy, hiểu được, thức tỉnh, tự tỉnh giác, để thức dậy, đánh thức bản thân, để được tỉnh táo, để xem, phải thận trọng…

सुप्पबुद्ध  suppabuddha có nghĩa là: tự tỉnh giác tốt, thức tỉnh hoàn hảo...

सुप्पबुद्धं suppabuddhaṃ có nghĩa là: một cách tự tỉnh giác tốt,  một cách thức tỉnh hoàn hảo...

पबुज्झन्ति pabujjhanti có gốc từ:   paबुध्  budh +   ya + ति  ti và theo cách nối âm ध्  dh + ya = ज्झ  jjha cho nên:   paबुध्  budh +  ya + ति  ti được viết thành  पबुज्झन्ति pabujjhanti, vàcó nghĩa giống như पबुद्ध pabuddha.

Vài biến cách của chữ  बुद्ध  buddha thường gặp trong Kinh tiếng Pāli, đọc thêm cho vui, còn cách dùng và ý nghĩa của từng chữ theo ngữ pháp, xin quý bạn vui lòng tham khảo với quý thầy hay quý cô dạy tiếng này.

Những chữ biến cách từ thân  बुद्ध  buddha được ghi trong Padamañjarī  पदमञ्जरी:

नमो   तस्स    भगवतो    अरहतो    सम्मासम्बुद्धस्स

 

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

 

Niruttikāyodadhipāragaṃ jinaṃ

Visuddhadhammañca gaṇaṃ anuttaraṃ

Tidhā namitvā padamañjarī mayā
Karīyato bālakabuddhivuddhiyāti.

 

Atha akārantapulliṅgo buddhasaddo vuccate.
Budho devamanussānaṃ dhammaṃ desesi
Buddhā devamanussānaṃ dhammaṃ adesiṃsu
Bho buddha tvampikho maṃ pālaya
Bho buddhā tumhepi kho maṃ pāletha.
Buddhaṃ bhagavantaṃ sakkaccaṃ vandāmahaṃ
Buṅe bhagavante sakkaccaṃ vandāma mayaṃ
Buddhena bhagavatā dhammo desīyate
Buddhehi bhagavantehi dhammo desito
Buddhena bhagavatā mahājano sucarati
Buddhehi bhagavantehi sivapadaṃ yanti
Buddhassa bhagavato pupphaṃ yajati
Buddhānaṃ bhagavataṃ pupphāni yajati
Buddhā bhagavatā sivapadaṃ labheyya
Buddhehi bhagavantehi pabhā niccharati
Buddhassa bhagavato iddhi kiṃ na kare
Buddhānaṃ bhagavantānaṃ iddhipāṭihāriyāni
Buddhe bhagavante mahājano pasīdati.
Buddhesu bhagavantesu manaṃ patiṭṭhitaṃ.


Iti paṭhamo pāṭho.
Akārantapulliṅgo attasaddo vuccate.
Attā saṃsāradukkhaṃ pāpuṇāti
Attāno sukhadukkhaṃ pāpuṇanti
Bho atta sukhadukkhaṃ anubhosi
Bho attano sukhadukkhaṃ anubhotha
Attānaṃ passati buddho bhagavā

 

बुद्धो  buddhoबुद्धा  buddhāभो बुद्ध bho buddha भो बुद्धा   bho buddhā | बुद्धं  buddhaṃ |  बुद्धेन   buddhena |  बुद्धेहि   buddhehi |  बुद्धस्स  buddhassa |  बुद्धानं buddhānaṃ |  बुद्धे  buddheबुद्धेसु  buddhesu.

 

सदा sadā là trạng từ và có nghĩa là luôn luôn.

गोतमसावका   gotamasāvakā có gốc từ:  गोतम gotama + सावका sāvakā.

गोतम gotama là chủ cách số ít, thuộc nam tính và có nghĩa là họ của Đức Phật Thích Ca.

सावका  sāvakā  vừa là chủ cách số nhiều, vừa là đoạt cách số ít và cũng là hô cách số ít, số nhiều trong bảng biến cách của सावक  sāvaka-.

सावक  sāvaka có gốc từ động từ  सु su và động từ सु su có nghĩa là nghe, nó thuộc nhóm căn  thứ tư ( स्वादिगण svādigaṇa). Nhóm này có những dấu hiệu động từ tướng của nó là: णो ṇo, णु  ṇu, उणा  uṇā. Thí dụ:

सु su +  णा  ṇā +  ति ti सुणाति  suṇāti ( nghe). वा  hay   सु  su + णु  ṇo + ति ti = सुणोति   suṇoti (nghe).

सावक  sāvaka là chủ cách số ít, ở dạng nam tính,trong bảng biến cách của  sāvaka- và nó có nghĩa là: đệ tử, đồ đệ, người hâm mộ, người nghe...

Theo tinh thần Phật học, đệ tử, đồ đệ hay môn đệ, thường được hiểu là những người: Chấp nhận Đức Phật như :  आचरिय ācariya; giáo sư, अग्गवादी  aggavādī; bậc thầy, आचरियो ācariyo; người dạy học, अज्झायक  ajjhāyaka; người hướng dẫn…của mình | Chấp nhận  धम्म dhamma; những lời giảng dạy của Đức Phật | Chấp nhận các quy tắc ứng xử của Đức Phật được biết như: पञ्च  सील pañca sīla; năm giới và पाटिमोक्ख pāṭimokkha; giới bổn của các tu sĩ.

पञ्च सील  Pañca sīla; Năm giới:

पानातिपाता    वेरमणी    सिक्खापदं   समादिया

Pānātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

 

Con phát nguyện vâng lời giữ giới không sát hại sanh vật

अदिन्नादाना  वेरमणी    सिक्खापदं   समादिया

Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

 

Con phát nguyện vâng lời giữ giới không trộm cắp

कामेसु  मिच्छाचारा  वेरमणी    सिक्खापदं    समादिया

Kāmesu micchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

 

Con phát nguyện vâng lời giữ giới không tà dâm

 

मुसावादा   वेरमणी   सिक्खापदं   समादिया


Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

 

Con phát nguyện vâng lời giữ giới không nói dối

 

सुरा  मेरय  मज्ज   पमादट्ठाना  वेरमणी    सिक्खापदं   समादिया

 

Surā meraya majja pamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

 

Con phát nguyện vâng lời giữ giới không uống rượu và các chất say

 

पञ्च सील  Pañca sīla; Năm giới dành áp dụng cho: उपासक upāsaka; thiện nam và  उपासिका  upāsikā; thiện nữ.

पाटिमोक्ख pāṭimokkha; giới bổn của các tu sĩ bao gồm: भिक्खु  bhikkhu; tăng và भिक्कुणी  bhikkuṇī; ni.

अरिय  सावक ariya sāvaka (nam tính): bậc Thánh Thanh văn.
सावक  बोधि   sāvaka bodhi; thành qủa của người môn đệ hay còn gọi là Thanh văn giác. अरिय  पुग्गल ariya puggala (nam tính); người đắc được bậc thánh trí, qua các quả vị trong bốn giai đoạn tu tập khác nhau.

Bốn giai đoạn tu tập hay bốn  मग्ग magga; con đường của bậc thánh trí gồm có:

सोतापत्तिमग्ग  sotāpattimagga; cách tu của Tu Đà Hoàn

सकदागामिमग्ग  sakadāgāmimagga; cách tu của Tư Đà Hàm.

अनागामिमग्ग  anāgāmimagga; cách tu của A Na Hàm.

अरहत्तमग्ग  arahattamagga; cách tu của A La Hán.

Bốn quả vị ( फल phala; chủ cách số ít, ở dạng nam tính) của bậc thánh trí gồm có:

सोतापत्तिफल  sotāpattiphala; quả Tu Đà Hoàn.

सकदागामिफल  sakadāgāmiphala; quả Tư Đà Hàm.

अनागामिफल  anāgāmiphala; quả A Na Hàm.

अरहत्तफल  arahattaphala; quả A La Hán.

Tóm lại:

सोतापत्तिमग्ग  sotāpattimagga cho सोतापत्तिफल  sotāpattiphala = सोतापन्न sotāpanna.

Tu cách của Tu Đà Hoàn cho quả Tu Đà Hoàn đạt được bậc Tu Đà Hoàn.

सकदागामिमग्ग  sakadāgāmimagga cho सकदागामिफल  sakadāgāmiphala = सकदागामि  sakadāgāmi.

Tu cách của Tư Đà Hàm cho quả Tư Đà Hàm đạt được bậc Tư Đà Hàm.

अनागामिमग्ग  anāgāmimagga cho अनागामिफल  anāgāmiphala = अनागामी  anāgāmī.

Tu cách của A Na Hàm cho quả A Na Hàm đạt được bậc A Na Hàm.

अरहत्तमग्ग  arahattamagga cho अरहत्तफल  arahattaphala = अरहत्  arahat.

Tu cách của A La Hán cho quả A La Hán đạt được bậc A La Hán.

 

Một con người đã vượt qua các dòng thánh trí và cũng được biết như là một vị A La Hán đầu tiên đã trở thành một vị Phật trong lịch sử Phật học qua tên gọi  सिद्धार्थ  गौतम  बुद्ध  Siddhārtha  Gautama Buddha.


शाक्यमुनि  मन्त्र  śākyamuni mantra | Câu chú ca tụng bậc thánh nhân.

 

   मुनि    मुनि   महामुनि   शाक्यमुनि  स्वाहा |


Oṃ muni muni mahāmuni śākyamuni svāhā |

Bốn chữ  मुनि muni được thấy ở  đây là hình ảnh ẩn ý của bốn chữ Phạn trong Phật học như sau:  स्रोतापन्न  srotāpanna, सक्र्दगमिन्  sakrdagamin, अनगमिन्  anagamin,  अरहत्  arahat.


इति    पि   सो   भगवा  अरहं   सम्मासंबुद्धो

Iti    pi    so   bhagavā   arahaṃ   sammāsaṃbuddho.

Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri.

 

Từ khi Đức Phật được người ta tôn vinh, thì những câu tán tụng về Ngài được ra đời thường thấy như:

 

 नमो   ते   बुद्ध  |  नमो   ते   बुद्धा

Namo te Buddha  | Namo  te Buddhā. Thành tâm quý kính Đức Phật.

Và sự  trân trọng cao quý đối với Đức Phật, được người ta xem Ngài như trân châu quý báu qua những câu Kinh Châu Báu,  रतन    सुत्त   Ratana Sutta, trong  Kinh Tậpसुत्तनिपातपाऌइ  

Suttanipātapāḷi, của Tiểu Bộ, खुद्दकनिकाये   Khuddakanikāye, bằng tiếng पाऌइ  Pāḷi như sau:

 

यं  किञ्चि  वित्तं  इध  वा  हुरं  वा  |

 

Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā |

 

Bất cứ kho báu nào có ở đây hoặc trong một thế giới khác

 

सग्गेसु   वा    यं  रतनं   पणीतं |

Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ |

 

Hoặc bất cứ viên ngọc quý nào có ở trên trời

 

   नो   समं   अत्थि  तथागतेन |

Na no samaṃ atthi Tathāgatena |

 

Nhưng không có cái nào có thể so sánh được với Như Lai

 

इदम्पि   बुद्धे   रतनं   पणितं |


Idampi buddhe ratanaṃ paṇitaṃ |

 

Như vậy Đức Phật thật cao quý

 

एतेन    सच्चेन   सुवत्थि    होतु ! ||


Etena saccena suvatthi hotu!

 

Hãy sống theo phước lành chân thật này

 

वनप्पगुम्बे   यथ   फुस्सितग्गे | 

 

Vanappagumbe yatha phussitagge |

 

Giống như những cây rừng đươm hoa đầu ngọn

 

गिम्हानमासे   पठमस्मिं    गिम्हे |


Gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe |

 

Trong cái nóng đầu tiên của những tháng hè

 

तथूपमं   धम्मवरं   अदेसयि |

 

Tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi |

 

Đỉnh cao Phật Pháp cũng như vậy

 

निब्बानगामिं   परमं    हिताय |

Nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya |

 

Lợi lạc tối cao đạt Niết Bàn

 

इदम्पि   बुद्धे   रतनं    पणीतं |

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ |

 

Như vậy Đức Phật thật cao quý

 

एतेन   सच्चेन   सुवत्थि   होतु ! ||

Etena saccena suvatthi hotu ! ||

 

Hãy sống theo phước lành chân thật này.


वरो    वरञ्ञू    वरदो    वराहरो |

Varo varaññū varado varāharo |

Huy hoàng, ai biết được, cho và mang lại nó

अनुत्तरो   धम्मवरं   अदेसयि |


Anuttaro dhammavaraṃ adesayi |

 

Là người cao thượng có một không hai

 

इदम्पि   बुद्धे   रतनं    पणीतं |

 

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ |

 

Như vậy Đức Phật thật cao quý

 

एतेन   सच्चेन   सुवत्थि   होतु ! ||

 

Etena saccena suvatthi hotu ! ||

 

Hãy sống theo phước lành chân thật này.

 

Phước lành chân thật cao quý của Đức Phật là ý nghĩa cao cả chỉ có một, nhưng có nhiều cách giúp cho con người thấy, biết, nhận định, được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống, bằng cách biết sống đạo đức.

Cái xấu, cái tốt khó phân biệt. Cái xấu thường đến từ sự u mê hay thiếu đi sự thấu hiểu. Nhưng qua những điều mình đọc, mình nghe, trong những câu của Đức Phật nói và sống theo một cách chân chính nghiêm túc. Đó cũng chính là một trong những cách để loại bỏ cái xấu ra khỏi cái tốt. Phước lành không đếm được nhưng điều lành có thể làm được trong mỗi ngày.

येसं  yesaṃ là đại từ quan hệ và cũng là sở hữu cách số nhiều của Ya-, ở dạng nam tính. येसं  yesaṃ có nghĩa là:  những người  mà, những cái  mà, những ai, những  người nào... Xem những bảng dưới đây:

Trong bảng biến cách số ít của Ya-

Đại từ quan hệ: Ya-

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Chủ cách

यो yo

यं yaṃ

या yā

Ðối cách

यं yaṃ

यं yaṃ

यं yaṃ

Sử dụng cách

येन yena

 

येन yena

 

याय yāya

 

Chỉ định cách

यम्हा  yamhā, यस्मा  yasmā

 

यम्हा yamhā, यस्मा  yasmā

 

याय yāya

Xuất xứ cách

यस्स yassa

यस्स  yassa

यस्स  yassa, याय yāya

Sở hữu cách

यस्स  yassa

यस्स yassa

यस्स  yassa, याय yāya

Vị trí cách

यम्हि  yamhi, यस्मिं  yasmiṃ

 

यम्हि  yamhi, यस्मिं yasmiṃ

 

यस्सं  yassaṃ, यायं  yāyaṃ

Xưng hô cách

không có

không có

không có


Trong bảng biến cách số nhiều của Ya-

Đại từ quan hệ: Ya-

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Chủ cách

ये ye

ये ye, यानि  yāni

या  yā,  यायो yāyo

Ðối cách

ये ye

ये ye, यानि  yāni

या  yā,  यायो yāyo

Sử dụng cách

येभि yebhi, येहि  yehi

येभि yebhi, येहि  yehi

याभि yābhi, याहि yāhi

Chỉ định cách

येभि yebhi, येहि  yehi

येभि yebhi, येहि  yehi

याभि yābhi, याहि yāhi

Xuất xứ cách

येसं yesaṃ, येसानं  yesānaṃ

 

येसं yesaṃ, येसानं  yesānaṃ

 

यासं yāsaṃ, यासानं yāsānaṃ

 

Sở hữu cách

येसं yesaṃ, येसानं yesānaṃ

 

येसं yesaṃ, येसानं yesānaṃ

 

यासं yāsaṃ, यासानं yāsānaṃ

 

Vị trí cách

येसु yesu

येसु  yesu

यासु yāsu

Xưng hô cách

không có

không có

không có

 

Ý nghĩa của 8 cách dùng trong bảng biến cách của những thân từ tiếng Pāḷi hay tiếng Phạn tham khảo cho vui:

Chủ cách, tiếng Pali पलि, Pāḷi पाऌइ, Pāli पालि: Paṭhamavibhatti viết theo mu devanāgarīपठमविभत्ति.  Chủ cách trong văn phạm  tiếng Pāḷi thường được dùng làm chủ từ của câu.

Đối cách, tiếng Pāḷi: Dutiyavibhatti, viết theo mu devanāgarī: दुतियविभत्ति.  Đối cách thường được làm túc từ hoặc đối từ trực tiếp cho động từ trong câu.

 

Sử dụng cách, tiếng Pāḷi: Tatiyavibhatti, viết theo mu devanāgarī: ततियविभत्ति. Sử dụng cách thường dùng trong ý nghĩa ngầm chứa như phương tiện để giải thích cho hành động, hay nói lên sự liên hệ, lý do, v.v... của động từ, và người thường được dịch ra ý nghĩa như là: do, bởi, với, bằng... trong các văn bản...

 

Chỉ định cách, tiếng Pāḷi: Catutthavibhatti, viết theo mu devanāgarī: चतुत्थविभत्ति. Chỉ định cách thường dùng làm túc từ gián tiếp cho động từ hay làm túc từ bỗ nghĩa cho những phân từ ...

 

Xuất xứ cách, tiếng Pāḷi: Pañcamavibhatti, viết theo mu devanāgarī: पञ्चमविभत्ति. Xuất xứ cách thường dùng để chỉ nơi xuất phát của hành động hay nguyên do của vấn đề...

 

Sở hữu cách, tiếng Pāḷi: Chaṭṭhavibhatti, viết theo mu devanāgarī: छट्ठविभत्ति. Sở hữu cách thường dùng chỉ cho quyền sở hữu của người hay vật nào đó...

Vị trí cách, tiếng Pāḷi: Sattamavibhatti, viết theo mu devanāgarī: सत्तमविभत्ति. Vị trí cách thường dùng chỉ cho nơi chốn, địa điểm, thời gian...

Xưng hô cách, tiếng Pāḷi: Ālapanavibhatti, viết theo mu devanāgarī: आलपनविभत्ति. Xưng hô cách thường dùng để gây sự chú ý trong lúc nói chuyện.

Sự biến cách những danh từ Pālihai dạng số, tiếng Pāḷi:vacana, viết theo mu devanāgarī: वचन ba giới tính tiếng Pāḷi: liṅga, viết theo mu devanāgarī: लिङ्ग. Hai dạng số đó là Số ít, tiếng Pāḷi: ekavacana, viết theo mu devanāgarī: एकवचन Số nhiều, tiếng Pāḷi: bahuvacana, viết theo mu devanāgarī: बहुवचन.

Ba giới tính của những danh từ Pāli đó là: nam tính, tiếng Pāḷi: pulliṅga, viết theo mu devanāgarī: पुल्लिङ्ग, nữ tính, tiếng Pāḷi: itthiliṅga, viết theo mu devanāgarī: इत्थिलिङ्ग và trung tính, tiếng Pāḷi: napuṃsakaliṅga, viết theo mu devanāgarī: नपुंसकलिङ्ग.

दिवा  divā: trạng từ có gốc từ thân दिव diva-,दिवा divā có nghĩa là: vào lúc ban ngày, vào khi trời sáng, vào khoảng sáng, vào quãng thời gian ban ngày, từng ngày, suốt ngày.

दिव diva là chủ cách ở dạng trung tính và nó có nghĩa là: ban ngày, ngày, trời.

दिवस divasa: ngày, ngày lễ... (thuộc dạng nam tính và trung tính). 

 ca là giới từ hay liên từ không thay đổi và có nghĩa là: và, cả hai, hơn nữa, ngoài ra, vả lại, vả chăng, cũng, cũng vậy, cũng thế...

 

रत्तो  ratto: trạng từ có gốc từ thân रत्त ratta-, रत्तो  ratto có nghĩa là: vào lúc ban đêm, vào khi trời tối, vào khoảng tối, vào quãng thời gian ban đêm, từng đêm, suốt đêm, về đêm, được tô màu, được làm; khô; cạn; ráo, bị; lay động; rung động; rung chuyển; theo cảm xúc mạnh mẽ hay say mê  cái gì đó, bị; gắn; dán; trói buộc; cho là, gán cho; gắn liền với cái gì đó...

रत्तो ratto có lẽ từ cách chuyễn đổi nguyên âm đôi  "au" thành "o" của chữ रत्रौ  ratrau (từng đêm, suốt đêm, về đêm...) trong tiếng Phạn.

रत्त ratta là tính từ, thuộc dạng trung tính và nó có nghĩa là: thuộc về màu đỏ, máu, thời gian ban đêm...

रत्त ratta có nghĩa giống như  रत्ति ratti trong các bản Kinh Phật viết bằng tiếng Pāḷi. Thí dụ qua câu này trong nghi thức thọ trì giới Bát Quan Trai như sau:

अज्ज   उपोसथो    इमञ्च   रत्तिं    इमञ्च   दिवसं   उपोसथिको   भविस्सामि |

Ajja uposatho imañca rattiṃ imañca divasaṃ uposathiko (người nam đọc bởi vì chữ uposathiko thuộc về dạng nam tính) bhavissāmi.

 

अज्ज    उपोसथो   इमञ्च   रत्तिं    इमञ्च   दिवसं   उपोसथिका   भविस्सामि |

 

Ajja uposatho imañca rattiṃ imañca divasaṃ uposathikā (người nữ đọc bởi vì chữ uposathikā thuộc về dạng nữ tính) bhavissāmi.

 

अज्ज  ajja hay अज्जा  ajjā là trạng từ và cũng là từ không thay đổi và có nghĩa là hôm nay ngày nay...

 

उपोसथो  uposatho có gốc từ उपोसथ uposatha có nghĩa là: ngày trai giới. अट्ठङ्गुपोसथी  aṭṭhaṅguposathī có nghĩa là: ngày thọ trì bát quan trai giới hay ngày ăn chay giữ tám giới. उपोसथ  aṭṭhaṅgasīla có nghĩa là: tám giới.

उपोसथ  aṭṭhaṅgasīla / Tám giới:

 

पाणातिपाता    वेरमनी    सिक्खापदं  समादियामि.

Pāṇātipātā  veramanī  sikkhāpadaṃ  samādiyāmi.
Con  xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

अदिन्नादाना    वेरमनी    सिक्खापदं   समादियामि.

Adinnādānā  veramanī  sikkhāpadaṃ  samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

अब्रह्मचरिया    वेरमनी    सिक्खापदं   समादियामि.

Abrahmacariyā  veramanī  sikkhāpadaṃ  samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự hành dâm.

मुसावादा    वेरमनी    सिक्खापदं   समादियामि.

Musāvādā  veramanī  sikkhāpadaṃ  samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

सुरामेरय    मज्जपमादट्ठाना    वेरमन्   सिक्खापदं   समादियामि.

Surāmeraya majjapamādaṭṭhānā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

विकालभोजना    वेरमनी    सिक्खापदं   समादियामि.

Vikālabhojanā  veramanī  sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sai giờ.

 

नच्चगीत   वादित    विसूकदस्सना   मालागन्ध   विलेपन   धारण   मण्डन

विभूसनट्ठाना   वेरमणी    सिक्खापदं  समादियामि.

Naccagīta vādita visūkadassanā mālāgandha vilepana dhāraṇa maṇḍana vibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa.

उच्चासयन    महासयना   वेरमणी   सिक्खापदं   समादियामि.

Uccāsayana mahāsayanā  veramaṇī  sikkhāpadaṃ  samādiyāmi
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi quá cao và xinh đẹp.

इमञ्च imañca ghép từ  इमं  imaṃ + ca , viết theo nối vần. इमं imaṃ  là tiếng chỉ thị đại danh từ ở dạng số ít của  इम  ima và nó có nghĩa là: này, cái này.  ca là liên từ hay giới từ và nó có nghĩa là: và, sau đó, bây gi...

 

रत्तिं rattiṃ là đối cách số ít ở dạng nữ tính của रत्ति  ratti (tính từ) và nó có nghĩa là đêm, ban đêm...

 

दिवसं divasaṃ là đối cách số ít ở dạng trung tính của दिव diva và nó có nghĩa là ngày, ban ngày...

 

उपोसथिको  uposathiko (nam tính) là thiện nam.

 

उपोसथिका  uposathikā (n tính) là thiện nữ.

 

भविस्सामि  bhavissāmi có nghĩa: tôi sẽ, tôi sẽ là...

 

Ý Việt : Hôm nay là ngày trì giới Bát Quan Trai, con sẽ thọ trì giới Bát Quan Trai, trọn ngày nay và đêm nay.

निच्चं  niccaṃ là trạng từ và nó có nghĩa là liên tục, luôn luôn, vĩnh viễn.

बुद्धगता   buddhagatā  được ghép từ hai chữ: बुद्ध buddha + गता  gatā.

गता  gatā là quá khứ phân từ của động từ căn गमु  gamu. गता  gatā là tính t ở dạng nữ tính và có nghĩa là đã đi qua...

बुद्धगता   buddhagatā  là chủ cách số ít ở dạng nữ tính và nó có nghĩa là hướng đến Đức Phật một con người đã thành đạt Niết Bàn.

सति  sati là chủ cách số ít ở dạng nữ tính và nó có nghĩa là: chánh niệm, tỉnh táo, tỉnh thức...

धम्मगता  dhammagatā là chủ cách số ít ở dạng nữ tính và nó có nghĩa là hướng đến Pháp của Đức Phật.

सङ्घगता saṅghagatā là chủ cách số ít ở dạng nữ tính và nó có nghĩa là hướng đến Tăng đoàn của Đức Phật.

कायगता   kāyagatā là chủ cách số ít ở dạng nữ tính và nó có nghĩa là hướng về thân hay quán về thân.

अहिंसाय   ahiṃsāya được ghép từ:  a + हिंसाय  hiṃsāya.

 là tiếp đầu ngữ.  हिंसाय  hiṃsāya là: Sử dụng cách, Chỉ định cách, Xuất xứ cách, Sở hữu cách, Vị trí cách, Xưng hô cách, số ít ở dạng nữ tính của हिसा hiṃsā.

हिसा hiṃsā có gốc nghĩa từ:  हिंसापेति   hiṃsāpeti, हिंसापेसि  hiṃsāpesi, हिंसति  hiṃsati.

हिसा hiṃsā là tính từ và nó có nghĩa là: quấy rầy, trêu chọc, làm hại, làm tổn hại, làm hỏng, xúc phạm, vết thương, chỗ bị đau, làm tổn thương, gây tác hại, gây thiệt hại, làm hư...

अहिंसाय  ahiṃsāya có nghĩa là: không làm hại, không làm tổn hại,không làm hỏng, không xúc phạm, không làm tổn thương, không gây tác hại, không gây thiệt hại, không làm hư...

भावना  bhāvanā có gốc từ: भवेति bhaveti, भव bhava, भू bhū. भावना  bhāvanā là chủ cách số ít ở dạng nữ tính và nó có nghĩa là: vun bồi, phát triển, nuôi dưỡng, tăng trưởng, tu dưỡng tâm của con người.

भावनाय bhāvanāya chỉ định cách số ít ở dạng nữ tính và nghĩa của nó giống như भावना  bhāvanā. Từ  भावना  bhāvanā  thường xuất hiện cùng với một từ khác tạo thành một cụm từ hợp chất có ý nghĩa như sau :

-चित्त  भावना  Citta bhāvanā: phát triển của Tâm thức.

-मेत्ता  भावना  Mettā bhāvanā: phát triển của Tâm từ.

-काय  भावना  Kāya bhāvanā: phát triển của Cơ thể.

-पञ्ञा  भावना  Paññā bhāvanā: phát triển của Trí Tuệ.

-समधि भावना  Samadhi bhāvanā: phát triển của Tâm thanh tịnh.

-विपस्सन   भावना  Vipassana bhāvanā: phát triển của cái Nhìn thuần lý.

Kinh sách Tây phương lại dịch chữ Bhāvanā này là Meditation, có nghĩa là "Suy tư", "Trầm tư" tuy diễn đạt chưa đầy đủ toàn bộ ý nghĩa nguyên thủy của Bhāvanā, nhưng vì sự tiện lợi và phổ cập của quần chúng, chữ Meditation đã trở nên quen thuộc.

Kính bút

TS Huệ Dân

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch