Nhận thức luận Phật giáo
19/05/2012 05:04 (GMT+7)
 Phật giáo là một chân lý thực tại; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
Tứ pháp giới của Kinh Hoa Nghiêm
10/04/2012 21:43 (GMT+7)
1. Sự pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sanh mỗi mỗi sai biệt, có giới hạn phân cách, nên gọi là “sự pháp giới”. 2. Lý pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sanh dù có sai biệt, mà đồng một thể tánh, nên gọi là “lý pháp giới”. 3. Lý sự vô ngại pháp giới: Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà thành tựu, lý sự dung hợp lẫn nhau nên gọi là “lý sự vô ngại pháp giới”. 4. Sự sự vô ngại pháp giới: Tất cả giới hạn, phân cách của sự vật xứng với tánh dung thông, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên gọi là “sự sự vô ngại pháp giới”.

Tư Tưởng Phật Giáo Đối Diện Với Hư Vô
25/03/2012 12:24 (GMT+7)
"Nếu dữ kiện kinh nghiệm tất cả là Không, thì không có sự sinh khởi và sự hủy diệt. Như vậy, chắc chắn sẽ không có bốn chân lý cao cả." (MK. XXIV.1) "(Nếu thừa nhận) tánh Không, ngài đẩy đi mất hiện hữu đích thực của (nhân) quả, của những đức lý thiện và ác, và tất cả trật tự thực tiễn (Samuyavahàrams) của thế gian." (NK. XXIV. 6)
Diệu dụng của Bát-nhã
22/03/2012 05:13 (GMT+7)
Trong đại trí năng Bát-nhã, thời gian và không gian thống nhất, sự đối đãi sai biệt tan biến, khoảng cách người và ta mất hẳn, tri thức học vấn của thế gian chuyển đổi thành chân lý xuất thế gian, tình cảm cố chấp thăng hoa thành đại từ bi đối với tất cả chúng sinh, tâm ý không bị khổ lạc chi phối khuấy động, sức mạnh chỉ ác hướng thiện cũng được tăng thêm...

Lời Phật dạy về Pháp tướng
16/03/2012 20:32 (GMT+7)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật. Câu hỏi nơi đây là, chúng ta có thể nhìn người phụ nữ  như là ‘phi tướng’ được không? Đã có ít nhất là một Trưởng Lão Ni thời Đức Phật từng nói như thế.
Bản thể luận & đạo đức luận của Phật giáo qua pháp môn
07/01/2012 08:27 (GMT+7)
- 不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt. “Bất nhị” là không phải cái này, cũng không phải cái kia. “Bất nhị” còn được gọi là “chân như”, “pháp tính”. Tuy nhiên, “bất nhị” thường được xem như là phương pháp thuộc lĩnh vực nhận thức.

Khái Niệm Căn Bản của Đạo Phật: Giáo Lý Duyên Khởi
01/01/2012 12:11 (GMT+7)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con người và thế giới.
Con Người Qua Lý Duyên Khởi
23/12/2011 00:43 (GMT+7)
Ca từ về cuộc sống nhân sinh, về vòng quay của kiếp người vẫn muôn thủa vẫn cất lên trong đêm trường mộng ảo. Để đi tìm một con người chính mình. Tôi là ai? Con người là gì? vẫn luôn là điều mà Triết học – Đông cũng như Tây, ưu tư, với bao khát vọng tìm tòi, khám phá.

Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant
25/11/2011 21:55 (GMT+7)
Kant phân biệt định luật nhân quả lý thuyết và định luật nhân quả thực hành. Định luật nhân quả lý thuyết còn được gọi là nhân quả tự nhiên: Tất cả những hiện tượng trong thiên nhiên đều nằm trong liên hệ nhân quả và cùng nằm trong qui luật định mệnh (Determinismus). Định mệnh ở đây trước hết có nghĩa, mọi “quả” đều có “nhân”, và nguyên nhân ấy nằm ngoài “quả”, định đoạt cho quả phát sinh. Quả thành tựu do nhân nhưng khác với nhân.
Thức A lại da với Vô thức tập thể của Carl Jung
24/11/2011 11:33 (GMT+7)
NSGN - Vô thức có thể hoạt động mà không cần có ý thức, nhưng ý thức muốn hoạt động luôn cần có sự hiện diện của vô thức. Vô thức là điều kiện không thể thiếu cho sự xuất hiện của ý thức. Chính vì thế, phần tâm linh ý thức luôn chịu sự tác động của phần tâm linh vô thức.

Diệu dụng của Bát nhã
22/11/2011 15:20 (GMT+7)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công.
Vô Thường Và Biến Chuyển Trong Phẩm II Trung Luận: Quán Khứ Lai Hồng Dương
18/10/2011 07:28 (GMT+7)
Theo lý duyên khởi, tất cả hiện tượng ấy đồng thời câu khởi, hỗ tương giao thiệp không ngăn ngại nhau. Thật tướng của chúng là vô tự tính, là Không. Cần hiểu rằng các duyên tố cấu thành chỉ có công dụng trưng dẫn tính cách giả hữu của hiện tượng chuyển động và miêu tả quá trình chuyển động theo ngôn ngữ thông tục và qui ước cộng đồng. Quá trình này chỉ là một mảnh cắt xén tùy tiện từ trong mạng lưới nhân duyên sinh trùng trùng vô tận biểu tượng thế giới vô thường, tuyệt nhiên không liên hệ với thực tại khách quan.

Duyên Khởi và Vô Ngã
03/10/2011 10:40 (GMT+7)
Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề. Từ đấy, Thế Tôn được Trời, Người tôn xưng với mười hiệu Như Lai. Không có một sử liệu nào, cũng không có một bản Kinh nào nói khác đi về nội dung chứng ngộ đó của Thế Tôn.
Hai Đặc Tính Vô Ngã
30/09/2011 14:01 (GMT+7)
Căn cứ vào giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật giáo Theravada chỉ xây dựng được học thuyết Nhân vô ngã (Pudgala-nairàtmya), tức chúng sanh vô ngã; mãi cho tới ba thế kỷ sau Phật niết bàn, các học giả Phật giáo Mahayana không dừng ở đó mà lại đi xa hơn một bước nữa là xây dựng thêm học thuyết Pháp vô ngã

Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi
17/09/2011 03:28 (GMT+7)
Tiếng Pàli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppàda", còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "Dependent Origination". Thuyết nầy bao gồm 12 thành tố, nên cũng được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên.
Bát bất trung đạo
01/08/2011 12:11 (GMT+7)
Chúng ta sống trong thế giới ngày hôm nay đã cách xa Đức Phật hơn 2500 năm lịch sử và cách xa Ngài Long Thọ (Nagajuna) tác giả của Trung Quán Luận là 1.800 năm. Nghĩa là Ngài sinh ra đời tại miền Nam Ấn Độ cách Phật xuất thế khoảng 700 năm; nhưng từ ấy đến nay giáo lý ấy vẫn còn có giá trị thực tiễn. Mặc dầu chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh tinh thần và vật chất tại Âu Mỹ nầy.

Tìm hiểu về Bát Nhã Không Tuệ Học
31/07/2011 12:17 (GMT+7)
    Sức mạnh của đạo Phật nằm ở sự xác lập Niết Bàn, cái   Niết Bàn không tùy thuộc sanh tử nên dầu ở trong sanh tử mà vẫn Niết Bàn, cái Niết Bàn siêu vượt khỏi cả Ềxuất thế gian    nên hằng   ở cùng chúng sanh đòng một Bi ngưỡng ". Và chúng ta cũng thấy qua lịch sử đạo Phật, những thời kỳ chánh Pháp hưng thịnh rực rỡ nhất là những thời kỳ trong đó có nhiều người con của Phật khẳng định được và xác lập được cái Niết Bàn đó ngay tại giữa thế gian này.
Tư Tưởng Phật Giáo Đối Diện Với Hư Vô
29/07/2011 06:06 (GMT+7)
"Nếu dữ kiện kinh nghiệm tất cả là Không, thì không có sự sinh khởi và sự hủy diệt. Như vậy, chắc chắn sẽ không có bốn chân lý cao cả." (MK. XXIV.1) "(Nếu thừa nhận) tánh Không, ngài đẩy đi mất hiện hữu đích thực của (nhân) quả, của những đức lý thiện và ác, và tất cả trật tự thực tiễn (Samuyavahàrams) của thế gian.

Khái niệm Không trong Phật giáo nguyên thủy
28/07/2011 01:00 (GMT+7)
Có không ít nhà nghiên cứu về triết học ‘tánh không’ (§ènyatˆ) của Long Thọ (NŒgŒrjuna) thường đứng từ 2 góc độ để phân tích lý giải hệ thống triết học này. Thứ nhất, những người chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc thường vay mượn triết học Lão Trang lý giải triết học Long Thọ; thứ hai những ai chịu ảnh hưởng Triết học Tậy Phương bèn sử dụng cách phân tích Triết học của Tây phương để giải thích triết học Long Thọ.
Sự phát triển của tư tưởng Bát Nhã tại Trung quốc
12/07/2011 03:47 (GMT+7)
Bộ Kinh Bát-nhã đầu tiên do vị tăng người Ấn tên Trúc Sóc Phật dịch tại Lạc Dương vào năm 172 với nhan đề Đạo Hành Kinh (1 quyển); sau đó ít lâu có ngài Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nguyệt Thị dịch Kinh Đạo Hành Bát-nhã (10 quyển). Nãm 260, Tỳ-kheo Chu Sĩ Hành nhận thấy văn nghĩa Kinh Đạo Hành Bát-nhã tối tăm khó hiểu, bất tiện cho việc nghiên cứu giảng giải,

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch