Phật giáo & Tuổi trẻ
Bảo vệ môi trường xuất phát từ bạn và tôi
27/03/2010 04:41 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Xem hình

Khi mọi người bàn về bảo vệ môi trường, thật dễ khi điều đầu tiên có thể nghĩ tới như vấn đề ô nhiễm môi trường hay sự hủy diệt các hệ sinh thái đang là những mối hiểm họa nghiêm trọng đối với trái đất của chúng ta. Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Tổ chức Liên hợp quốc và các nhà môi trường trên toàn cầu đã và đang có những bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, nhưng dường như mới chỉ chú trọng vào các vấn đề bên ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo và tâm linh cũng đã cùng lên tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc bảo vệ môi trường, và đều kết luận rằng con người là tác nhân chính làm hủy hoại môi trường. Cho dù có rất nhiều tiếng nói mạnh mẽ từ nhiều những nghiên cứu hay những bản hiệp ước được ký kết..., sự thực là có rất nhiều người đã lên tiếng, nhưng dường như chỉ rất ít thực sự có hành động nghiêm túc, cụ thể. Chúng ta có thực sự ý thức được các hành vi hàng ngày của mình hay không? Chẳng hạn, khi chúng ta mua sắm ở siêu thị, có lẽ chúng ta đã quen với sự tiện dụng của túi Ni lông được cung cấp sẵn, thay vì mang theo mình một chiếc túi mua hàng được làm từ vật liệu thân thiện môi trường. Chúng ta thường thích dùng khăn giấy hơn là mang theo mình một chiếc khăn tay có thể tái sử dụng. Khi chúng ta đánh răng hay rửa mặt, ta có xu hướng để vòi nước chảy liên tục chứ không có ý định dùng một chiếc ca đựng nước. Mỗi khi ta lái xe ô tô hay vào nhà khi trời bên ngoài nóng nực, phần lớn mọi người, một cách tự nhiên, đều vặn điều hòa về mức lạnh nhất.

Ðã bao giờ chúng ta từng nghĩ rằng có bao nhiêu người trên thế giới đang không có nước sạch để uống? Ðã bao giờ chúng ta từng nghĩ rằng có hàng ngàn hàng vạn người đang đói khát, họ cần thức ăn biết bao để bỏ vào cái dạ dày lép kẹp đang réo sôi của mình? Chúng ta có yêu quý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn trên trái đất này? Chúng ta có thức tỉnh trước các vấn nạn như khủng hoảng lương thực, khủng hoảng về nước, về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay? Những hành vi và thái độ vô tâm hàng ngày của chúng ta chính là nguyên nhân chính của rất nhiều vấn đề mà nhân loại đang phải đối mặt hiện nay. Với một thái độ vô cùng vô tâm, chúng ta đang lẩn tránh sự cấp thiết vấn đề bảo vệ môi trường, điều đang ảnh hưởng tới trái đất của chúng ta.

Ðể giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp, xả thải hóa chất bừa bãi, đánh bắt cạn kiệt nguồn thủy hải sản, chăn thả gia súc vô tội vạ, và vấn nạn triệt phá những cánh rừng đã từng rất xum xuê của trái đất thực sự vượt quá khả năng của những người bình thường như chúng ta. Nhưng nếu từng người trong chúng ta thực hành những hành động có ý thức về việc làm sao để tương tác một cách tốt nhất với môi trường xung quanh, chúng ta có thể sẽ cùng nhau mang lại một sự thay đổi lớn. Khi chúng ta có một môi trường tinh thần khỏe mạnh bên trong bản thân chúng ta, và hiện thực hóa nó trong các hành vi thường ngày của ta bằng cách bảo vệ môi trường theo nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể giúp đẩy lui vấn đề khủng hoảng môi trường trên trái đất. Bằng cách đó, chúng ta có thể đem lại cho các thế hệ tương lai một cơ hội công bằng để làm việc trong hòa bình và sống hạnh phúc trên một trái đất mạnh khỏe.

Ðiều gì đang diễn ra trên trái đất của chúng ta?

Vậy thì điều gì đang diễn ra trên trái đất của chúng ta hiện nay theo như các số liệu thống kê và báo cáo từ tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế khác?

1. Trong bản báo cáo tháng 11 năm 2007 của mình, Hội đồng liên quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu của LHQ (viết tắt là IPCC) đã tổng kết tình hình khi khẳng định rằng, với khả năng lên tới 90%, phần lớn sự ấm lên của trái đất trong suốt 50 năm qua là do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người.

2. Một phần ba (1/3) số người trên trái đất hiện nay đang sống ở những nõi phải chịu áp lực về nước. Hai tỷ người hiện có ít hơn 50 lít nước mỗi ngày cho các mục đích sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh. Một tỷ người chỉ có tiếp cận với các nguồn nước nhiễm bẩn - nguồn nước có sức tàn phá kinh khủng bởi 80% mọi tật bệnh đều có nguồn gốc phát sinh từ nguồn nước này. Do tưới tiêu quá mức cần thiết và sự khai thác sử dụng nguồn nước không đúng cách, hai tỷ người trên 40 quốc gia khác nhau đang phải chịu cảnh thiếu nước sạch. Các con sông đang trở nên khô kiệt, ví dụ: ở một số vùng ở Ấn Ðộ, mực nước ngầm mỗi năm hạ thấp xuống 2 mét. Nếu nhiệt độ trung bình trái đất tăng thêm 2oC, vào cuối thế kỷ này, có lẽ sẽ có thêm khoảng 250 triệu người châu Phi phải phải chịu cảnh khan hiếm nước. Sự tan chảy của băng ở Hymalaya cũng có nghĩa là nguồn cung cấp nước cho hàng tỷ ngýời đang bị đe dọa. Ðã có dự đoán rằng 1,8 tỷ người sẽ phải sống trong những vùng khô hạn tuyệt đối vào nãm 2080.

3. Khoảng hơn 25.000 trẻ em trên thế giới chết hàng ngày. Ðiều này tương đương với:

a. Cứ mỗi giây có 1 đứa trẻ bị chết.

b. Cứ mỗi phút có 17-18 trẻ em bị chết.

c. Cứ mỗi tuần rưỡi (1,5 tuần) lại có 1 vụ sóng thần xảy ra như tại châu Á năm 2004.

d. Cứ 16-38 ngày lại có thiệt hại về người nhý ở I-rắc.

e. Cứ mỗi năm có hơn 9 triệu trẻ em bị chết.

f. Từ năm 2000 tới 2007 có khoảng 70 triệu trẻ em bị chết.

Vấn ðể bảo vệ môi trường trong kinh điển đạo Phật

Trong thời Ðức Phật tại thế, Ngài là người đi tiên phong như là một nhà môi trường. Dưới đây là một số lời dạy từ kim ngôn của Ngài về vấn đề bảo vệ môi trường:

1. Kinh Vinaya-matrka-sastra dạy rằng: “Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh, và cây đa.”

2. Trong kinh Anguttara Sutra đức Phật dạy: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất thảy mọi người và cho cả bản thân ta”. Trồng cây không chỉ làm đẹp cho môi trường mà còn tạo cho ta một thói quen tốt.

3. Kinh Sutra of Fifty Encounters of the Bodhisattva dạy rằng, nếu một vị Bồ tát nhìn thấy một vùng đất khô cằn không có một ngọn cây hay giếng nước nào, ngài sẽ phải xây giếng và trồng cây vì lợi ích cho chúng sinh.

4. Kinh Vinaya-matrka-sastra dạy rằng một Tỳ-kheo trồng 3 loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa, và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự ban gia trì và sẽ không phạm tội.

5. Kinh Sutra of Bodhisattva Dangzi dạy: “Bồ tát Quán Thế Âm là một bậc đại từ bi và chưa bao giờ làm điều gì sai, ngay cả khi Ngài đặt bước chân lên mặt đất, Ngài cũng lo lắng rằng mặt đất cũng có thể cảm thấy đau đớn”. Lòng từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm đối với mặt đất là một sự thức tỉnh về tâm thức cho tất cả các Phật tử, giúp cho họ trở nên ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường và tinh tiến vươn lên tới một cách sống có trách nhiệm và thân thiện với môi trường.

6. Ðức Phật khuyên răn mọi người không được lãng phí tài nguyên. Vào thời Ngài tại thế, có một đệ tử trẻ tuổi sống rất lãng phí. Chẳng hạn, vị Tăng đó khoác y phục của mình chỉ trong vài ngày rồi quẳng đi khi nó trở nên bẩn và hoen ố. Khi dùng bữa, vị Tăng không ăn hết thức ăn trong bát khất thực của mình và bỏ phí. Một ngày nọ, đức Phật nói với vị Tăng đó rằng hãy cởi bỏ y phục và vào thành phố khất thực. Tuy nhiên, chẳng một ai bố thí thức ăn nữa, bởi họ không chắc rằng người đó có thực sự còn là một vị Tăng hay không.

Người đệ tử quay về và xin đức Phật trả lại cho vị Tăng y phục. Ðức Phật trả lời rằng ngài đã quên mất để nó ở đâu đó, và rồi ngài đưa cho vị Tăng ít bông để may một bộ y mới cho mình. Người đệ tử nói mình không phải một thầy phù thủy để có thể biến bông thành một bộ y phục. Ðức Phật trả lời rằng không phải là một thầy phù thủy để biến bông thành bộ y phục. Việc tạo thành y phục từ bông thực hiện được nhờ sự làm việc cần mẫn của nhiều người, cũng giống như làm ra lúa gạo cũng là do công sức lao động cần mẫn của nông dân và nhiều người khác. Tất cả những thứ này được tạo ra là từ rất nhiều những công sức nỗ lực, bởi vậy ta phải biết trân quý tất cả mọi nguồn tài nguyên.

Nhiều kinh trong Shinsan Zokuzokyo (Xuzangjing), bao gồm cả Daily Requisites of the Vinaya, Sramanera Vinaya Rules, Record of Bhiksu Ordination, và The Pure Land Bell of Dawn, dạy:“Ngay cả một hạt gạo được một người cúng dường cũng lớn như núi Tu di. Nếu một người không chứng đạt giải thoát trong đời này, người ấy sẽ phải trả hết nghiệp bằng sự lao động cực nhọc trong các kiếp sau”.

7. Một câu chuyện cổ đã chứng minh rằng nước là thứ vô cùng trân quý. Có một bậc thầy Chan có tên là Giọt Nước. Một ngày kia, thầy của Chan Yishan muốn tắm, nhưng nước thì quá nóng, ngài bảo đệ tử của mình mang tới một xô nước lạnh. Người đệ tử mang một xô nước lạnh tới và đổ vào chỗ nước nóng. Sau khi làm nguội nước, trong xô vẫn còn chút nước lạnh, người đệ tử đổ đi.

Thầy của Yishan không hài lòng. Ngài nói: “Sao con lại lãng phí như vậy? Mọi thứ trong thế giới này đều có giá trị của nó. Các vật dụng khác nhau chỉ khi chúng được sử dụng như thế nào. Chẳng hạn như, nếu con chỉ dùng 1 giọt nước mà con vừa đổ đi để tưới hoa hoặc cây thì không chỉ hoa và cây hoan hỉ, mà giọt nước cũng không bị mất đi giá trị của nó! Một giọt nước cũng thật giá trị!”.

Người đệ tử tỉnh ngộ từ những lời dạy của thầy và đổi tên mình thành Giọt Nước. Người đệ tử sau này trở thành Thầy Chan Giọt Nước nổi tiếng. Khi thầy Giọt Nước giảng pháp, mọi người hỏi ngài: “Thứ gì có giá trị cao nhất trên thế giới?” “Một giọt nước”, ngài trả lời. “Không gian trống rỗng có thể chứa mọi thứ. Vậy cái gì có thể chứa không gian trống rỗng? Những giọt nước.” Thầy Giọt Nước bao hàm tâm của ngài một cách hài hòa với giọt nước. Toàn vũ trụ là tâm của ngài. Một giọt nước có thể chứa đựng vô hạn thời gian và không gian.

Chúng ta đã thức tỉnh chưa?

Chúng ta có thể  bảo vệ môi trường trong tất cả mọi hoạt động thường ngày của mình. Phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy cho con cái của mình biết sự thật quan trọng này. Chúng ta có thể dùng điều này như là phương cách để thay đổi phương thức sống và cách thức tiêu dùng của ta. Nói theo ngôn ngữ đạo Phật, chúng ta có thể trở nên tỉnh thức hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Kinh The Suka Sutra dạy, “Nếu tất cả chúng sinh hữu tình tiếp tục đắm mình trong 10 ác hạnh, thì hậu quả có thể nhận thấy được trong môi trường, và sẽ phải chịu đau khổ”. Nếu chúng ta thực hành những thiện hạnh, ta có thể giúp xoay chuyển được tình tránh làm những tổn thất đối tới môi trường. Hành động của chúng ta ảnh hưởng tới chính chúng ta, tới chúng sinh, và tới trái đất. Tất cả chúng ta đều có sự tương tác hữu cơ, có liên quan mật thiết với nhau.

Có một số điều đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện để cứu trái đất khỏi bị hủy hoại thêm và có thể chỉ dạy cho những thế hệ tiếp theo:

1. Tránh lãng phí thức ăn.

2. Hãy ăn bớt thịt, cá đi và cố gắng ăn chay.

3. Bảo vệ các nguồn tài nguyên: nước, điện, giấy, và quần áo.

4. Ðừng tắm lâu để tiết kiệm nước.

5. Dùng ca hứng nước để đánh răng.

6. Dùng túi tái sinh đựng đồ mỗi khi đi mua sắm.

7. Tái chế giấy và nhựa.

8. Giảm bớt lượng rác.

9. Ðiều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt độ phù hợp.

10. Nếu bạn có 1 chiếc xe hơi, hãy bảo trì nó cho tốt, tuân thủ các quy định về xả thải, và sử dụng những chiếc lốp có độ bền cao, ít hao tốn nhiên liệu.

11. Mỗi khi tới dự hội thảo, hãy mang theo một chiếc cốc uống nước được sản xuất bằng vật liệu thân thiện môi trường, tránh sử dụng cốc giấy và cốc nhựa.

12. Trong khách sạn, hãy sử dụng khãn tắm đôi lần để tiết kiệm nước.

13. Nếu bạn có máy tính, hãy tắt nó khi không sử dụng nữa. Một chiếc máy tính nếu để bật qua đêm sẽ tốn một năng lượng đủ để in 10.000 trang giấy.

14. Nếu bạn có điện thoại di dộng, hãy nhớ rút sạc sau khi sạc xong. Nếu chỉ 10% những người dùng điện thoại di động thực hiện điều này, có lẽ sẽ tiết kiệm được năng lượng đủ phục vụ 60.000 hộ gia đình ở châu Âu.

15. Nếu bạn có một chiếc tủ lạnh, hãy đặt nó cách tường ít nhất 10 cm. Việc đặt tủ lạnh gần một lò sưởi điện hoặc để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm tăng mức tiêu thụ điện năng lên tới 10-20%. Ðừng bao giờ chất đầy quá 80% thể tích tủ lạnh. Hãy tránh mở cửa tủ nếu không cần thiết.

Bhiksu Hsing Yun, người sáng lập ra Trung tâm Fo Guang Shan Ðạo Phật và Hiệp hội Quốc tế Ánh sáng đạo Phật, đã xuất bản một vài cuốn sách về bảo vệ môi trường, trong đó đề cập tới các hành động của thân vật lý và sự thành tựu về tinh thần. Các cuốn sách của ông như sự đồng cảm cuộc sống: Chăm sóc môi trường, các mối quan hệ của chúng ta, và đời sống tâm linh đưa ra 12 hướng dẫn bảo vệ môi trường:

1. Nói hòa nhã, không làm phiền người khác.

2. Giữ cho mặt đất sạch sẽ, đừng xả rác.

3. Giữ cho không khí sạch sẽ, đừng hút thuốc hay làm uế tạp bầu không khí.

4. Tôn trọng bản thân và những người khác, đừng làm việc bạo hành.

5. Hãy lịch sự, đừng xâm phạm đời tư người khác.

6. Hãy mỉm cười, đừng gặp gỡ những người khác với bộ mặt giận dữ khó coi.

7. Nói là ngay thẳng, đừng dùng những lời lăng mạ sỉ nhục.

8. Hãy tuân theo quy tắc, đừng tìm kiếm những ngoại lệ hoặc đặc ân cho riêng mình.

9. Hãy chú ý lưu tâm những hành động của mình, đừng hành động trái luân thường đạo lý.

10. Chi tiêu một cách sáng suốt, đừng lãng phí.

11. Hãy sống có chính kiến, đừng sống cuộc sống không có mục đích.

12. Hãy thực hành tâm từ và tâm bi, đừng sống ác tâm, hiểm độc.

Kết luận

Ðể xây dựng một môi trường hài hòa, bình yên và an toàn đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người, cho dù họ trẻ hay già, giàu có hay nghèo khó, khỏe mạnh hay đau yếu. Ðể mang lại hy vọng cho thế hệ tương lai, chúng ta cần phải thay đổi tâm thức của mình, phải hành động có kỷ luật, và quan tâm nhau, chăm sóc môi trường xung quanh, và trái đất.

Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống chung quanh ta cũng như môi trường tâm linh bên trong ta. Như đã đưoc nói tới trong kinh Vimalakirti Nirdesa Sutra: “Nếu chúng ta muốn tới miền đất của cõi Tịnh độ, trước hết cần phải thanh lọc, tịnh hóa tâm mình. Khi tâm được tịnh hóa, thì đó chính là cõi Tịnh độ của đức Phật.”./.

Người dịch: TN. Huệ Ðức
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

TK Ni Chuehmen

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch