Phật pháp cho thiếu nhi
Hãy kính trọng người lớn tuổi
Quảng Hiền
28/02/2010 08:19 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngày xửa ngày xưa , có một cây đa lớn ở trong rừng mọc dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) hùng vĩ. Sống gần cây đa là ba người bạn rất thân. Chúng là một con chim cút, con khỉ và con voi. Các con vật đều rất thông minh.

Ngày xửa ngày xưa , có một cây đa lớn ở trong rừng mọc dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) hùng vĩ. Sống gần cây đa là ba người bạn rất thân. Chúng là một con chim cút, con khỉ và con voi. Các con vật đều rất thông minh.


Thỉnh thoảng ba người bạn cũng bất đồng ý kiến với nhau. Những lúc như vậy, chúng cãi nhau loạn xạ, chẳng cần cân nhắc xem ý kiến của ai là có giá trị hơn, ai là người có kinh nghiệm hơn vì chúng luôn xem ý kiến cả ba đều hay như nhau. Vì vậy, mỗi khi cần thống nhất ý kiến với nhau về một vấn đề nào đó, chúng phải mất rất nhiều thời gian cho các cuộc tranh cãi chẳng đi tới đâu rồi sau đó phải quay lại bàn bạc từ đầu để có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề chúng đang gặp phải.

Sau một thời gian khá dài kết bạn với nhau, cuối cùng chúng hiểu ra rằng những cuộc tranh cãi như vậy chẳng những phí thời gian mà còn ảnh hưởnng đến tình bạn của chúng. Chúng nên loại bỏ hoặc ít ra rút ngắn các cuộc tranh cãi bằng cách cân nhắc và xem xét ý kiến của ai có giá trị nhất. Trong trường cả ba có thể thống nhất với ý kiến đó, chúng sẽ chẳng còn phí thời giờ cãi cọ nhau. Rất may là tất cả bọn chúng đều cho rằng ý kiến có giá trị nhất là ý kiến của kẻ giàu kinh nghiệm nhất và như vậy phải là của người lớn tuổi nhất. Trừ phi ý kiến của kẻ đó sai, lúc đó mới cần cân nhắc đến các ý kiến khác mà thôi.

 

Chẳng may, cả ba con vật voi, khỉ và chim cút không một con nào biết ai là người lớn tuổi nhất trong bọn chúng. Thời gian trước khi có vấn đề này đặt ra, chẳng ai quan tâm đến chuyện phải trọng kinh nghiệm của người lớn tuổi, vì vậy, vật voi, khỉ và chim cút đâu cần phải quan tâm tới việc phải nhớ ngày sinh, tháng đẻ của chúng làm gì.

 

Một ngày nọ, trong lúc nằm thư giãn dưới bóng cây đa lớn, chim cút và khỉ nói hỏi voi, “Cây đa trươc đây bao lớn, bạn có nhớ không? ”

 

Voi trả lời, “ Tôi biết cây đa này từ lâu lắm rồi. Khi tôi còn là một con voi con, cây đa này còn là một cây con như tôi vậy, tôi thường gãi bụng của tôi bằng cách chà nó vào những chiếc chồi mềm mọc trên ngọn của nó.”

 

Đến lượt con khỉ nói, “ Khi tôi là còn là một con khỉ con hay tò mò, tôi thường ngồi và quan sát các cây đa non. Thỉnh thoảng tôi cúi xuống và nhấm nháp những đọt lá non và mềm mọc ở đầu ngọn cây.”

 

Rồi khỉ và voi hỏi chim cút, “ Cây đa này trước đây bao lớn, bạn có nhớ không?”

 

Con chim cút nói, “ Khi tôi còn bé, tôi thường kiếm thức ăn trong ngồi rừng kế bên. Trong ngôi rừng đó, có một cây đa già, lớn đầy những quả chín. Ngày nọ, tôi ăn một vài quả đa và qua hôm sau tôi bay sang đây. Đây là chính nơi trước đây tôi đã đứng vì phân tôi rơi xuống và hạt đa trong phân của tôi đã mọc lên và phát triển thành cây đa này.”

 

Khỉ và voi cười và nói, “Ha ha, anh là người lớn tuổi nhất! Anh xứng đáng được kính trọng. Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ cân nhắc các lời khuyên ngoan và đầy kinh nghiệm của anh khi chúng tôi lầm lỗi. Khi chúng ta bất đồng ý kiến với nhau, chúng tôi sẽ xem xét ý kiến của anh trước. Chúng tôi chỉ mong anh luôn thành thật và công bằng.”

 

Chim cút trả lời, “Cám ơn các bạn đã tỏ lòng kính trọng tôi. Tôi xin hứa rằng tôi sẽ luôn cố gắng để xứng đáng với lòng kính trọng và tin cậy của các bạn.”

 

Câu chuyện này xảy ra khi Đức Phật Thích Ca còn là một Bồ Tát. Chim cút là tiền thân của Ngài.

 

Bài học rút ra từ câu chuyện: Kính trọng sự khôn ngoan của những người lớn tuổi hơn mình sẽ đưa đến sự hòa thuận.

 

Quảng Hiền dịch từ Jataka Stories

Theo New York Buddhist Vihara

PTVN

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch