Phật giáo Việt Nam
Thiên Nam tứ đại khí hồn bây giờ ở đâu
CHU MINH KHÔI
24/04/2015 21:56 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phật giáo Việt Nam ngàn năm nay còn truyền tụng bốn bảo bối lưu danh kim cổ: đại tượng Phật A Di Đà chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền chùa Chúc Thánh , lư hương chùa Minh Đỉnh và đỉnh tháp Báo Thiên ( Thiên Nam Tứ đại khí ) . Đề cập đến chủ nhân khai sinh “tứ đại khí” này, nhiều văn tự ghi chép không giống nhau, nhưng hầu hết xoay quanh truyền thuyết Thiền sư Minh Không sang Trung Hoa xin đồng về để đúc bảo khí …

Thiền sư Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành, sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn ( 1076 ), ở làng  Đàm Xá , huyện Đại Hoàng ( nay là Gia Viễn , Ninh Bình ) . Tương truyền, người là một thiền sư đắc đạo từng có công cứu vua Lý Thần Tông thoát khỏi bệnh hóa hổ, được phong làm Quốc sư.

Truyền thuyết kể rằng: Quốc sư Minh Không một mình sang Trung Hoa xin đồng về đúc bảo khí. Sư mang y bát tớ điện rồng nhà Tống, Vua Tống bèn triệu vào hỏi:

- Thầy già ốm là người phương nào, đến đây có việc chi?

Thiền sư tâu:

- Thần là bần tăng ở Nam Việt, nay muốn đúc tạo Đại Nam tứ khí, nên chẳng ngại xa xôi tới đây, cúi xin ban cho chút đồng tốt để đem về.

- Thấy đem bao nhiêu đồ đệ? Vua Tống hỏi.

- Bần tăng có một mình, chỉ xin đầy đãy này quảy về.

Vua Tống phán:

- Phương Nam dường xa diệu vợi tùy sức thầy lấy được bao nhiêu thì cho bấy nhiêu.

Minh Không vào kho đồng lấy gần hết mà chưa đầy đãy. Quan coi kho kinh hãi vào triều tâu việc ấy lên vua. Vua Tống hối hận, nhưng lỡ hứa rồi nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Vua Tống sai bá quan tiễn đưa Sư về nước. Sư cáo từ rằng:

- Một đãy đồng này, tự thân bần tăng vận sức quảy nổi, không dám làm phiền nhọc các ngài tiễn đưa.

Nói xong, Sư bước ra, cầm đãy máng vào đầu gậy, nhẹ nhàng quảy đi.

Về nước , Thiền sư đến chùa Quỳnh Lâm ( Quảng Ninh ) đúc một pho tượng Phật A Di Đà cao lớn ; tới chùa Chúc Thánh ( Bắc Ninh) đúc một quả chuông nặng gần chục tấn ; tại Minh Đỉnh ( Nam Định) đúc một lư hương nặng hơn ba tấn ; về kinh đô , đúc một chiếc đỉnh khổng lồ trên tháp Bảo Thiên .

Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ xưa nói về “ Thiên Nam Tứ đại khí” , chúng tôi bèn tìm đến những địc danh nói trên .

Thien nam tu dai khi

Chùa Phổ Minh cùng với đền Trần, đền Cổ Trạch ở thôn Tức Mặc, xã Lộc Hạ là cụm di tích văn hóa lịch sử quan trọng nhất của tỉnh Nam Định. Nơi đây là quê hương của các vị vua Trần , đống thời là hành cung Thiên Trường – kinh đô thứ hai của nhà Trần . Chùa Phổ Minh được tạo dựng từ thời Lý, xưa kia Quốc sư Minh Không đúc vạt khổng lồ, đặt trước chánh điện.

Sửng sững trước sân chùa là tháp Phổ Minh, ngọn tháp cổ nhất của Việt Nam còn lại tới ngày nay. Trong chùa hiện còn lưu giữ hai quả chuông (chiếc chuông cổ nhất đúc năm 1796), rất nhiều bức đại tự, những viên gạch, những mảnh bát cổ do nhà các nhà khảo cổ khai quật tìm được. Chiếc lư hương của Quốc sư Minh KHông đúc gần 900 năm trước từ lâu đã không còn. Vào thế kỷ XV, quân Minh sang xâm lược nước ta, chúng đã đập lư hương để đúc súng thần công. Một tấm bia cũ ở chùa có ghi bài thơ cảm thán của Tồn Am Bùi Huy Ích (1744-1818) ngụ ý chỉ vào việc đau xót ấy. Bài thơ này đựơc Ngô Đức Thọ dịch ra Quốc ngữ như sau:

Sau loạn tìm về đến Phổ Minh

Hoa đồng cỏ nội ngút trời xanh

Văn bia sứt mẻ nhòe mây khói

Mắt Phật âu sầu dõi ngũ canh

Cõi phép cùng trời bao rộng lớn

Người đây vẫn nói đất linh thiêng

Nao lòng vạc cổ rày đâu tá ?

Mới biết vô hình thắng hữu hình.

Trong Ức Trai thi tập, ngoài phần biên chép thơ văn của Nguyễn Trãi, phần cuối chép bài “Phổ Minh tự đỉnh” có đoạn “Cái đỉnh ( lư hương ) này đúc dưới triều vua Trần Nhân Tông đời Trần , để tại chùa Phổ Minh ở Thiên Trường . Đỉnh này sâu 4 thước, rộng 5 thước, nặng 10.000 cân. Thời Vĩnh Lạc chiếc đỉnh này được dời đến bến Đông Tấn. Đời Tuyên Đức, Lê Thái Tổ năm thứ 10. Đinh Mùi (1427), Phương Chính, Mã Kỳ mới đem phá ra đúc súng”. Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn, cho biết năm 1426, vạc Phổ Minh bị tướng nhà Minh là Vương Thông sai phá cùng với chuông Quy Điền để lấy đồng đúc chiến xa và vũ khí, hòng tiêu diệt nghĩa quân Tây Sơn. Sách cũng ghi rõ, vạc được đúc năm Thiệu Long thứ 5, (1262) đời Trần Thánh Tông, cùng thời gian dựng chùa Phồ Minh. Tục truyền rằng nhiều người có thể chạy đuổi nhau trên miệng vạc được …

Tồi chùa Phổ Minh trong tâm trạng ngậm ngùi, chúng tôi đi thăm chùa Quỳnh Lâm, nay thuộc xã Tràng An, Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa từng là nơi hành đạo của Thiền sư Pháp Loa  vị Tổ thứ hai của thiến phái Trúc Lâm Yên Tử. Năm 1319, Thiền sư Pháp Loa kêu gọi Tăng chúng và Phật tử chích máu in Đại tạng kinh được  ngàn quyển, cất giữ tại chùa Quỳnh Lâm . Năm 1325, Thiền sư Pháp Loa tổ chức Lễ hội Nghìn Phật tại đây suốt bảy ngày đêm.

Chùa Quỳnh Lâm còn lưu giữ được nhiều di vật quý hiếm , nhưng pho tượng Phật Di Đà , một trong “ Thiên Nam Tứ đại khí ” chỉ còn trong truyền thuyết . Tương truyền pho tượng Di Đà bằng đống cao 6 trượng , được đặt trên bệ cao bảy trượng ( tổng chiều cao khoảng 40 m ),đứng xa hàng chục dặm vẫn nhìn thấy trán tượng . Trải qua thăng trầm thời gian pho tượng bị phá hủy từ khi nào không ai rõ. Di vật cổ nhất còn lại của ngôi chùa này là tấm bia đá thời Lý cao 2,56m, rộng 1,53m. Chùa còn 100 tảng đá kê chân cột, đầu rồng bằng đất nung, khánh đá, thành bậc bằng đá xanh … Từ năm 1992 đến nay. Chùa Quỳnh Lâm đã được trùng tu toàn bộ hạng mục công trình.

Tiếp tục hành trình đi tìm chuông Quy Điền, chúng tôi đến chùa Chúc Thánh còn gọi là chùa Phả Lại vì nằm trên núi Phả Lại (huyện Quế Dương, Bắc Ninh) .Chùa do Thiền sư dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi thứ 10 là Vương Hải Thiềm, pháp danh Chân Không (1046-1100) tạo dựng .Có tìa liệu nói rằng, Thiền sư Chân KHông từng trụ trì tại đây. Người cho đúc quả chuông nặng gần chục tấn. Vào thời Lê trung hưng, An Đô vương Trịnh Cương (1686-1729) tới vãn cảnh chùa .có đề thơ rằng:

Mở mang như có sức hồng quân

Vời vợi tôn nghiêm cảnh bụi trần

Tuyền ngọc làu làu kề bích hán

Chày kình văng vẳng lọt thanh vân

Hoa ngàn phang phảng lừng hương quế

Tám bức hay hay ánh thức xuân

Tứ đại nêu danh, danh thượng phẩm,

 Nghiễm nhiên rành rạch tượng Thiên Chân

Tháng năm vật đổi sai dời, do chùa nằm bên sông Lục Đầu, bờ sông lở dần khiến đất dưới chân gác chuông sụt lở. Một đêm giông gió, toàn bộ gác chuông sập đổ .Chuông rơi xuống dòng sông Lục đầu, mất hút mà không kịp níu giữ được. Chỗ chuông rơi xuống dòng sông Lục đầu hàng trăm năm nay có tên “Vũng chuông rơi”.

Nhưng lại có những tư liệu lịch sử đề cập tới chuông Quy Điền với thông tin khác hẳn. Việt sử lược có ghi: Vào năm 1108, vua nhà Lý cho đúc một quả chuông đồng vô cùng lớn, nặng 12 tấn, tôn vinh là Giác thế chung (chuông thức tỉnh người đời). Chuông lớn đúc xong, được đem treo trong một phương đình xây bằng đá xanh, tọa lạc cạnh chùa một cột nơi kinh đô Thăng Long. Đáng tiếc là chuông đúc xong đánh lại không kêu, nên đành đem bỏ ngoài ruộng hoang. Tương truyền, chuông bị lãng quên lâu ngày , rùa vào trong làm tổ nên người đời mới gọi lả chuông Quy Điền , một trong “Thiên Nam Tứ đại khí” lừng danh trong lịch sử .

Chúng tôi tìm gặp tháp Báo Thiên. Nhưng biết tìm ở đâu, khắp thủ đô không thấy nơi nào còn chùa Báo Thiên. Đành lục tìm trong sử sách vậy. Nhiều tài liệu ghi chép: Chùa mang tên Đại Thắng Tư Thiên, được dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 3 (1056). Đất nơi chùa cũ nằm khoàng từ bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, thuộc quận Hoàn Kiếm ngày nay. Năm Đinh Dậu, niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057), vua Lý Thánh Tông cho dựng tháp Báo Thiên tại chùa Sùng Khánh Tư Thiên, tháp12 tầng, cao vài chục trượng. Vua xuất hai vạn cân đồng, sai đúc đỉnh nhọn đặt trên đỉnh tháp. Ở chi tiết này, một số tài liệu ghi rằng Thiền sư Minh Không đúc tháp Báo Thiên e rằng chưa đúng. Tháp dựng năm 1057 mà Minh KHông mãi tới năm 1076 mới chào đời.

Hời kỳ nhà Hồ, Hồ Quý Ly dời đô về Thanh Hóa, giao cho Lê Khải làm An phủ sứ. Năm 1406, đỉnh tháp bị gãy rơi xuống, Lê Khải vì không báo tin ấy cho triều đình biết nên bị chiếm chức .Quân Minh xâm lược nước ta. Năm 1417, nghĩa quân Lê Lợi bao vây Đông Đô,Vương Thông sai phá tháp để chế súng tần công. Chùa bị phá hủy, đổ đất thành gò cao. Thời Tây Sơn năm Giáp Dần (1791) , dân địc phương đào gò đất để đóng gạch , tu sửa thành Thăng Long, nhặt được rất nhiều di vật bị chôn vùi từ trước : tượng đá hình người tiên , chén bát sứ cổ , gạch hoa đào khắc chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” ( làm năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 đời vua thứ 3 nhà Lý ) Di vật , cổ vật nhiều không kể xiết . Ngày nay di tích quan trọng này đã bị nhà phố đè lên khuất lấp, không còn bóng dáng.

 

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch