30/12/2021 20:07 (GMT+7)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và trải qua hàng chục thế kỷ, ngày nay Phật giáo vẫn chiếm vị trí nhất định trong đời sống của người dân Việt Nam. Đặc biệt trong giới doanh nhân, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng nhiều người tìm đến với Phật giáo không chỉ để cân bằng cuộc sống cá nhân, mà còn chắt lọc những giá trị tốt đẹp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. |
30/12/2021 19:55 (GMT+7)
Thiểu dục Tri túc giúp con người đoạn trừ lòng tham, mưu sinh bất chính. Khi trong tâm bị câu thúc quá nhiều, quá mạnh bởi ham muốn, con người dễ bất chấp đạo lý thực hiện mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt cho bằng được cái điều ham muốn ấy. Do đó, khi một người biết đủ, ít ham muốn thì ngay những nhu cầu, khát vọng chính đáng cũng không thể làm vẩn đục cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ấy thì làm sao có sự tham lam hiện hữu trong cái tâm ấy được. |
30/12/2021 19:52 (GMT+7)
Như Thiền sư Goenka từng nói, Vipassana không phải là giáo phái. Không cần phải tuyên truyền, vận động làm cho giáo phái này lớn mạnh. Tôi viết bài này chỉ muốn nhằm chia sẻ về một nghệ thuật sống mà tôi tin có thể hoá giải những vấn nạn mà xã hội đang gặp phải, mang lại hạnh phúc thật sự. |
30/12/2021 19:50 (GMT+7)
Bồ tát Quán Thế Âm (Phạn ngữ: Avalokiteśvara) trong tín ngưỡng người Việt là một vị Bồ tát có tâm đại bi – đại từ được đề cập trong kinh văn Phật giáo Đại thừa; và tín đồ Phật giáo Đại thừa đều tin kính Ngài là một vị Bồ tát biểu trưng cho sự thương yêu và cứu độ. Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa. |
30/12/2021 19:46 (GMT+7)
Tư tưởng thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ thời Trần gắn liền với quan điểm bất nhị, kiến tánh, phá chấp. Tuệ Trung thông rõ, trong bản thể các pháp trần chỉ là huyễn, nên không bị kẹt dính vào bất cứ thứ gì trên thế gian; thấy rõ trong chân như không có sự khác biệt giữa phàm thánh, Phật và chúng sanh, sanh tử và Niết bàn, phiền não và Bồ đề. Cho nên Tuệ Trung tự tại giữa sống chết thịnh suy, tùy duyên thuận pháp nhập thế hành Bồ tát đạo trên hình tướng cư sĩ. Tư tưởng thiền học của Tuệ Trung không câu nệ ở giáo điều sách vở, là tinh thần thiền tông phá chấp, cũng là tinh thần Đại thừa hư không diệu hữu. Vì thế, trong tu tập, hành thiền và phụng sự quốc gia dân tộc, Thượng Sĩ không bám víu vào những thuật ngữ, khái niệm, tướng hữu vi thế gian định sẵn mà sống với thái độ hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, tự tại, dung hợp uyển chuyển, đề cao sự giác ngộ của tâm thức. |
30/12/2021 19:41 (GMT+7)
Phật giáo giai đoạn đầu truyền vào Trung Quốc chủ yếu phiên dịch kinh điển, trước tác vô số tác phẩm. Nhờ sự khéo léo tài tình của các nhà truyền giáo, học giả Phật giáo đã hòa nhập vào hệ tư tưởng tôn giáo của đất nước này để tồn tại và phát triển. Phật giáo Trung Hoa tạo ra bản sắc riêng biệt, khác với Phật giáo Ấn Độ. Trong số các học giả đương thời, sư Đạo An đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử phiên dịch kinh điển, giảng kinh thuyết pháp, chỉnh lí kinh điển, biên soạn mục lục, chế định Tăng qui, truyền bá Phật giáo trong giai đoạn loạn lạc của đất nước. Đóng góp của Ngài mang tính chất nền tảng vững chắc, làm tư liệu cơ sở cho các thế hệ sau học tập, nghiên cứu. |
30/12/2021 19:38 (GMT+7)
So với Trung Quốc đại lục, việc nghiên cứu tư tưởng sinh thái Phật giáo ở Đài Loan bắt đầu sớm hơn và những khám phá liên quan đã đi vào chiều sâu từ giữa những năm 1990, trong đó có những nghiên cứu tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn. Chẳng hạn như chủ trương “Bảo vệ môi trường tâm linh” của Hòa thượng Thánh Nghiêm và chủ trương xây dựng sinh thái học tầng sâu của Phật giáo nhân gian của Dương Huệ Nam. |
30/12/2021 19:36 (GMT+7)
Thời nhà Lý, Phật giáo rất được xem trọng và phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình Phật giáo ra đời, đặc biệt là chùa, tháp. Đó là những di sản văn hóa giá trị cho hậu thế, góp phần làm giàu nền văn hiến nước ta. Tìm hiểu về kiến trúc chùa tháp Đại Việt thời nhà Lý cũng soi sáng thêm giá trị vượt thời gian của Phật giáo trong lòng dân tộc. |
30/12/2021 19:33 (GMT+7)
“Phật trong tâm. Phật là vị cứu rỗi […] Phật là làm cho ta tan biến u minh Phật là hoa sen, là giọt sữa Phật là điểm tựa Là niềm tin… Con chẳng cần kiếm tìm Phật trong tim con đó.” |
30/12/2021 19:31 (GMT+7)
Phật giáo hệ phái Bắc truyền tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc về sắc phục và lễ nghi của văn hóa Phật giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Phật giáo tại Việt Nam, các vị Trưởng lão tiền bối đã cố gắng bản địa hóa những nghi lễ, sắc phục và tạo nên một sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam. Mặc dù không hoàn toàn khác biệt, nhưng khi hai nền văn hóa tụ họp vẫn có những nét riêng đặc trưng để nhận biết vị nào là Tăng, Ni Phật giáo Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày sự hình thành và phát triển pháp phục của Tu sĩ Phật giáo, nhất là hệ phái Bắc truyền. |
30/12/2021 19:27 (GMT+7)
Với tinh thần từ bi và trí tuệ, giáo lý nhà Phật nhằm giúp mỗi cá nhân thấu hiểu lẽ thật về cuộc sống, con người và thế giới thông qua lý Duyên khởi, biết tôn trọng và chịu trách nhiệm với chính mình cũng như mọi người, mọi loài thông qua lý Nhân quả… Từ đó, con người có được cuộc sống lành mạnh, hài hòa, cân bằng giữa vật chất và tinh thần thông qua các phương pháp thực hành đơn giản, cụ thể như: Niệm Phật, tọa thiền, kinh hành, lễ sám… Trong thời đại ngày nay, giáo lý nhà Phật ngày càng chứng tỏ giá trị chân thực của mình, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: Giáo dục đạo đức, lối sống; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội…, đặc biệt giáo dục đạo đức từ trong gia đình, định hướng cho mỗi cá nhân trở thành một công dân tốt ngay trong ngôi nhà của mình, từ đó lan rộng ra cộng đồng và xã hội. |
30/12/2021 19:20 (GMT+7)
Ngay từ buổi đầu, Phật giáo du nhập vào nước ta bằng con đường hòa bình nên đã có sự gắn bó và hòa nhập với dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc. Mặt khác, cốt tuỷ tinh thần của đạo Phật là dân chủ, rộng mở, từ bi và hỷ xả nên nhanh chóng được tiếp nhận và ăn sâu vào trong tâm thức cộng đồng người Việt vốn là cư dân nông nghiệp hiền hòa chất phác. Phật giáo được xác định như là một thực thể văn hóa tinh thần, góp phần tạo ra sức mạnh kết đoàn của cả dân tộc, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và mở nước. Hay nói khác Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay bao giờ cũng tự xác lập vị thế và vai trò của mình trong lòng dân tộc Việt Nam. |
30/12/2021 19:17 (GMT+7)
Thủ đô Hà Nội với vị thế là trung tâm chính trị, tháng năm trường kỳ của lịch sử thủ đô ngàn năm văn hiến, Phật giáo đã và mãi luôn đồng hành trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội, tâm linh của người dân. Những giá trị đạo đức, lối sống Phật giáo ăn sâu, thẩm thấu vào mọi tầng lớp xã hội và trở thành mạch nguồn, cốt cách và tinh thần Thăng Long. Chính vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo nói chung, thời Lý nói riêng là vô cùng quan trọng và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc biệt quan tâm. |
30/12/2021 19:14 (GMT+7)
Thời công nghiệp 4.0, mạng xã hội (MXH) đi vào mọi ngõ ngách đời sống, trong đó có cả môi trường Phật giáo. Tuy nhiên, bên cạnh tiện ích mà MXH mang đến, một bộ phận Tăng Ni trẻ đã xem MXH là nhu cầu giải trí, giết chết thời gian bởi những thú tiêu khiển vô bổ, ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người sử dụng cũng như sự ổn định và phát triển chung của Giáo hội. Trước thực tế nhức nhối này, giải pháp nào để MXH thưc sự trở thành công cụ hữu ích cho việc tu học và hoằng pháp của Tăng Ni trẻ… |
30/12/2021 19:11 (GMT+7)
Trong bối cảnh đất nước hiện nay đối mặt với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, tinh thần bác ái, “tương thân, tương ái” một lần nữa được đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy, tương trợ đồng bào vượt qua đại dịch. Dù bị ảnh hưởng ít nhiều do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng chung tay hỗ trợ người lao động, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và giãn cách xã hội. Bác ái và phụng sự đã trở thành những giá trị nhân văn của đội ngũ doanh nhân cấp tiến, cùng xã hội vượt qua khó khăn. |
30/12/2021 19:09 (GMT+7)
Tự cổ chí kim, con người luôn khao khát và tìm cầu mọi cách để được trường sinh bất tử. Thế nhưng, lưới vô thường (sanh, lão, bệnh, tử) nào có chừa một ai? Bất tử có chăng là những gì mà con người đã cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho nhân sinh bằng những phẩm chất và hành động cao quý để rồi sau khi nhắm mắt xuôi tay được thế gian ca tụng, lưu truyền mãi về sau. Quả thật là chân bất tử của một kiếp người và Tăng đoàn Phật giáo cũng đã có những con người bất tử như thế. Một trong những tấm gương đó chính là tôn giả Rāhula (La-hầu-la). |
30/12/2021 19:06 (GMT+7)
Phật giáo cũng chú trọng trong việc giảng dạy các trẻ học và thực hành pháp trong sự hình thành và phát triển nhân cách của người Phật tử tại gia. Đây là “mấu chốt” và cội nguồn cho Phật giáo Việt Nam phát triển bền vững và kế thừa một cách liên tục… |
30/12/2021 19:04 (GMT+7)
Trần Thái Tông, là vị vua lấy đức trị dân, là ông tướng ‘trực tiếp cầm quân đánh giặc Nguyên Mông”, vừa có thể là vị Thiền sư làm tốt đạo đẹp đời, và sống hồn nhiên giữa dân tộc, đạo pháp. Thế nhưng, nhắc đến Trần Cảnh người ta vẫn luôn chỉ trích rằng, một ông vua không có quyền hành, bị Trần Thủ Độ thao túng. Một ông vua vì trốn chuyện giang sơn xã tắc bỏ lên núi Yên Tử … |
30/12/2021 19:02 (GMT+7)
Hãy thử nghĩ nếu chỉ còn một ngày để sống, chúng ta sẽ dành thời gian quý báu cuối cùng đó để làm gì, nói gì? Hãy sống như thể ngày mai bạn sẽ chết, mỗi ngày của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn vì bạn biết mình nên lựa chọn cho mình cách sống như thế nào để không hối tiếc. Suy cho cùng điều chúng ta mong muốn nhất chẳng gì ngoài hai chữ bình an. |
30/12/2021 19:01 (GMT+7)
Cũng bởi lẽ… Nơi đây quá đỗi bình an, mà nhân gian thường nghĩ rằng nhà chùa chỉ là nơi chứa đựng mấy lời kinh tiếng mõ, sống cùng vài pho tượng Phật vô hồn hay đôi khi là hình ảnh mấy chú tiểu quét lá đa mà người xưa hay ví von “con Sãi ở chùa thì quét lá đa”. Và nghĩ rằng, mấy vị đầu tròn áo vuông ấy cũng chỉ quanh quẩn nơi chốn già lam, an nhàn sống qua một đời, mặc kệ tuế nguyệt phong sương chốn nhân gian. |
|