Văn hóa Phật Giáo
TP.HCM: Tưng bừng khai mạc triển lãm nghệ thuật Phật giáo “Mùa hoa sen nở”
Ngộ Dũng - Giác Hạnh Hoa
18/05/2016 14:53 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tiếp theo các hoạt động Phật sự của Ban Văn hóa Phật giáo thành phố kính mừng đại lễ Phật sinh, thiết thực chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN và hưởng ứng lời hiệu triệu trong thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN. Nhân ngày Đản sinh của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, được sự cho phép của Hội đồng Trị sự GHPGVN TP. HCM, tối ngày 13/5/2016 (nhằm ngày 07 tháng 04 năm Bính Thân) tại Nhà Truyền thống Văn hoá Phật giáo, Chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình, TP. HCM, đã long trọng khai mạc triển lãm nghệ thuật Phật giáo “Mùa hoa sen nở”.


Tới tham dự và chứng minh sự kiện này, có sự hiện diện của HT.Thích Viên Giác - Phó trưởng Ban văn hóa Phật gíao thành phố; TT. Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng HVPGVN, Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố; Nhị vị, ĐĐ. Thích Phước Tiến; ĐĐ. Thích Lệ Minh, Phó trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố; ĐĐ. Thích Minh Nhật, Tri sự chùa Phổ Quang; Ni sư Thích Nữ Như Ngọc, Phó Ban Quản viện Học viện Phật giáo thành phố cùng các chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử cùng tham dự.

Về phía khách mời có các nhân sĩ tri thức cũng có mặt tham dự.

Thay mặt cho Ban Văn hóa Phật giáo thành phố, TT.Thích Nhật Từ đã phát biểu khai mạc. Thượng tọa đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của ngày Đản sanh và nói lên ý nghĩa của việc chọn chủ đề: “Mùa hoa sen nở”.

Theo Thượng tọa, chọn cụm từ này để đặt cho chủ đề triển lãm không phải là sự tình cờ mà vì tại Ấn Độ, ở thời điểm đức Phật ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesak cũng là mùa hoa nở tại mà đặc sắc nhất là hoa sen. Sen Ấn Độ được gọi là nghiêm túc. Hoa sen có đầy đủ gương, nhụy, cánh và hạt. Sự ra đời của đức Phật được mô tả bằng ngôn ngữ biểu tượng: “Bảy đóa hoa sen nâng gót ngọc” diễn tả từng bước chân của đức Phật có hoa sen nở nâng bước chân của Ngài. Vì là ngôn ngữ biểu tượng, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa đen để tìm chiếc chìa khóa văn hóa của người Ấn Độ cổ xưa giải mã về bản ngữ mang tính biểu tượng này. Lý do là: người Ấn Độ cổ, về phương diện tôn giáo, triết học, văn học không thích nói theo cách hoạch thoại nghĩa đen, nghĩa trắng mà phải dùng biểu tượng để cho người nghe và đọc, truyền sự thông minh của trí óc để giải mã và ý nghĩa của bảy gót sen vàng nâng gót  hay vì nói là đức Phật đi vào đời mang lại lợi ích cho số đông, cho nhân loại thì người ta nói mỗi bước chân của Ngài có hoa sen nâng gót. Hoa sen trong tiếng Sanskirt là biểu tượng trong văn học Phật giáo là trí tuệ. Như vậy, mỗi bước chân mà có trí tuệ nâng gót thì sự nở hoa của tuệ giác, tỉnh thức, giác ngộ sẽ có mặt khắp mọi nơi. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Hoa sen từ khi là một búp sen ở dưới nước đến khi ngoi lên mặt nước đều giống nhau ở chỗ đều có gương, nhụy, cánh và hạt. Về triết học Phật giáo lý giải đó như là một hiện tượng nhân quả đồng thời giữa chúng sinh( trong đó có con người) và các đức Phật, bậc tuệ giác viên mãn. Về nhân vị thì khác nhau, về quả vị thì giống nhau. Có điều các đức Phật đạt tới quả vị giác ngộ ở thì quá khứ và thì hiện tại, đang khi chúng ta nở quả( giác ngộ) ở thì tương lai.

 Do đó, khi dùng “Mùa hoa sen nở” một mặt diễn tả sự kiện ra đời của đức Phật với biệu tượng là từng bước nở hoa sen, chúng ta thấy rất rõ tinh thần nhập thế của đạo Phật đi vào trong cuộc đời bằng trí tuệ.

Trong phòng triển lãm hôm nay có trên 100 tác phẩm nghệ thuật và những sản phẩm mỹ thuật được nồng ghép với nhau tạo thành một không gian vừa có hoa sen, vừa có hương sắc, vừa có rất nhiểu biểu tượng văn hóa Phật giáo mà người thưởng lãm trải nghiệm được các giá trị mà Phật giáo thường gọi là tạo ra‘tri kiến như thật’ tức là nhìn thấy sự vật như chính đang là, giúp cho chúng ta con đường tiến tới giác ngộ, giải thoát được toàn bộ nỗi khổ niềm đau, mang lại an vui hạnh phúc cho mình và cho người.

Triển lãm hội tụ các tác phẩm của các tác giả uy tín trong và ngoài nước: Thích Giác Châu;Thích Từ Quảng; Thích Nữ Trung Hiếu; Trụ Vũ; Trương Lộ; Phượng Hồng; Văn Hải; Laurent; Robert; Trường Thành; Nguyễn Thiên Chương; Nguyễn Hòa; Hương Thũy; Lan Hương; Đăng Lan; Thanh Sơn; Thanh Vân; Thu Dung; Tâm Tú; Hoa Nghiêm; Trần Quốc Âu; Nguyễn Lý; Hà Sơn; Thái Trung; Phúc An; Mỹ Lý; Nguyễn Ngọc Phương; Lê Hải Triều; Kim; Hoàng Nam.

Nhà thơ, nhà văn Đăng Lan, Phó trưởng ban văn hóa Phật giáo thành phố đã  nêu lên các đặc tính của hoa sen.

Sau phần khai mạc là phần trao tặng, ghi nhận công đức của các Nhà thơ, Họa sĩ, nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp mang ý nghĩa hoằng bá Phật pháp; phát huy bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc; đem niềm hỷ lạc từ Đạo vào Đời, diễn tả cái đẹp, sự sâu mầu của Đạo pháp qua nghệ thuật, đem đến cho nhân loại niềm an lạc, được HT. Viên Giác và TT.Thích Nhật Từ trao tặng.

Phần cắt băng khánh thành cũng là phần kết thúc buổi khai mạc trọng thể trong tiếng nhạc cụ dân tộc đặc sắc và niềm hoan hỷ an lạc sau khi thưởng lãm phòng tranh.

Chương trình dự kiến đến hết ngày 29/05/2016 (tức ngày 23 tháng 04 năm Bính Thân).





























Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch